Giấy phép môi trường không chỉ là một yêu cầu pháp lý mà đây còn là một cam kết của các doanh nghiệp và cá nhân tham gia vào các dự án này về việc bảo vệ môi trường. Nó đảm bảo rằng trong quá trình xây dựng, sản xuất và kinh doanh, không có hoạt động nào gây hại đến môi trường, không làm ảnh hưởng đến sức kháng của hệ sinh thái, không gây ô nhiễm môi trường, và không đe dọa sự cân bằng tự nhiên của các hệ thống sinh thái. Dưới đây là Mẫu giấy phép môi trường mới năm 2023, mời bạn đọc tham khảo.
Căn cứ pháp lý
Luật Bảo vệ môi trường năm 2020
Các đối tượng phải có giấy phép môi trường
Pháp luật luôn đặt ra những quy định cụ thể và rõ ràng đối với một số dự án đầu tư xây dựng, sản xuất, kinh doanh nhằm bảo vệ và duy trì môi trường xanh sạch đẹp. Một trong những điều quan trọng nhất mà pháp luật yêu cầu cho các dự án này là phải có Giấy phép môi trường.
Căn cứ Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về đối tượng phải có giấy phép môi trường như sau:
Đối tượng phải có giấy phép môi trường
1. Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.
2. Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thuộc trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công được miễn giấy phép môi trường.
Theo đó, đối tượng phải có giấy phép môi trường là dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.
Tuy nhiên, dự án đầu tư trên thuộc trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công được miễn giấy phép môi trường.
Ngoài ra, dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 39 nêu trên thì cũng phải có giấy phép môi trường.
Nội dung cần có trong giấy phép môi trường
Giấy phép môi trường không chỉ đơn thuần là một tài liệu pháp lý, mà còn là một hợp đồng xác định rõ trách nhiệm của các doanh nghiệp và tổ chức tham gia vào các dự án đầu tư xây dựng, sản xuất, kinh doanh. Điều này đòi hỏi họ phải tuân thủ một loạt các tiêu chuẩn và quy định chặt chẽ, nhằm đảm bảo rằng hoạt động của họ không chỉ tạo ra lợi ích kinh tế mà còn góp phần tích cực vào bảo vệ môi trường.
Tại Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định nội dung giấy phép môi trường được quy định như sau:
“Điều 40. Nội dung giấy phép môi trường
1. Nội dung giấy phép môi trường gồm thông tin chung về dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp; nội dung cấp phép môi trường; yêu cầu về bảo vệ môi trường; thời hạn của giấy phép môi trường; nội dung khác (nếu có).
2. Nội dung cấp phép môi trường bao gồm:
a) Nguồn phát sinh nước thải; lưu lượng xả nước thải tối đa; dòng nước thải; các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải; vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải;
b) Nguồn phát sinh khí thải; lưu lượng xả khí thải tối đa; dòng khí thải; các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải; vị trí, phương thức xả khí thải;
c) Nguồn phát sinh và giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung;
d) Công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại; mã chất thải nguy hại và khối lượng được phép xử lý, số lượng trạm trung chuyển chất thải nguy hại, địa bàn hoạt động đối với dự án đầu tư, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại;
đ) Loại, khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu đối với dự án đầu tư, cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất
3. Yêu cầu về bảo vệ môi trường bao gồm:
a) Có công trình, biện pháp thu gom, xử lý nước thải, khí thải, giảm thiểu tiếng ồn, độ rung đáp ứng yêu cầu; trường hợp xả nước thải vào công trình thủy lợi phải có các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi;
b) Có biện pháp, hệ thống, công trình, thiết bị lưu giữ, vận chuyển, trung chuyển, sơ chế, xử lý đáp ứng yêu cầu quy trình kỹ thuật và quản lý đối với dự án đầu tư, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại;
c) Có kho, bãi lưu giữ phế liệu đáp ứng quy định; hệ thống thiết bị tái chế; phương án xử lý tạp chất; phương án tái xuất đối với dự án đầu tư, cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất;
d) Có kế hoạch quản lý và giám sát môi trường, kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; trang thiết bị, công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, quan trắc môi trường;
đ) Quản lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại; cải tạo, phục hồi môi trường; bồi hoàn đa dạng sinh học theo quy định của pháp luật;
e) Yêu cầu khác về bảo vệ môi trường (nếu có).
4. Thời hạn của giấy phép môi trường được quy định như sau:
a) 07 năm đối với dự án đầu tư nhóm I;
b) 07 năm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như dự án đầu tư nhóm I;
c) 10 năm đối với đối tượng không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này;
d) Thời hạn của giấy phép môi trường có thể ngắn hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản này theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp (sau đây gọi chung là chủ dự án đầu tư, cơ sở).
5. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành mẫu giấy phép môi trường.”
Mẫu giấy phép môi trường chuẩn pháp lý
Hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường gồm những giấy tờ gì?
Trong bối cảnh ngày càng nhiều dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh được triển khai trên toàn cầu, việc tuân thủ và thực hiện các quy định về Giấy phép môi trường là một phần quan trọng để bảo vệ môi trường và đảm bảo sự bền vững của các hoạt động kinh doanh trong tương lai.
Theo quy định tại Điều 43 Luật Môi trường 2020 được hướng dẫn bởi Điều 29 Nghị định 08/2022/NĐ-CP, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường bao gồm:
– Văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường;
– Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường;
– Tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.
Trong đó, tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác được quy định như sau:
– Đối với dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường: bản sao báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, đầu tư công, đầu tư theo phương thức đối tác công tư, xây dựng;
– Đối với dự án đầu tư, cơ sở không thuộc quy định tại điểm a khoản này: chủ dự án, cơ sở không phải nộp tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Mẫu giấy phép môi trường mới năm 2023” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới thừa kế đất đai có phải đóng thuế. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường 2020, thời hạn của giấy phép môi trường được quy định như sau:
– 07 năm đối với dự án đầu tư nhóm I;
– 07 năm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như dự án đầu tư nhóm I;
– 10 năm đối với đối tượng không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này;
– Thời hạn của giấy phép môi trường có thể ngắn hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản này theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp (sau đây gọi chung là chủ dự án đầu tư, cơ sở).
Căn cứ khoản 3 Điều 44 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về trường hợp cấp lại giấy phép môi trường như sau:
“Điều 44. Cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại, tước quyền sử dụng, thu hồi giấy phép môi trường
…
3. Giấy phép môi trường được cấp lại trọng các trường hợp sau đây:
a) Giấy phép hết hạn;
b) Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có một trong các thay đổi về tổng quy mô, công suất, công nghệ sản xuất hoặc thay đổi khác làm tăng tác động xấu đến môi trường so với giấy phép môi trường đã được cấp, trừ trường hợp dự án đầu tư thay đổi thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.”