Quá trình tiếp cận được những nguồn giống cây trồng, vật nuôi đang được xem như xu hướng trao đổi giữa quốc gia trên thế giới, phần lớn đã có rất nhiều cá nhân, tổ chức tại Việt Nam khi thực hiện việc nhập khẩu thực vật bắt buộc phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kiểm dịch, mà trước hết phải được cấp giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu. Đây là giấy phép được cấp dựa trên đơn yêu cầu của cá nhân, tổ chức và cơ quan có thẩm quyền có nghĩa vụ xem xét, đánh giá sau đó cấp giấy phép cho họ. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Mẫu giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Khái niệm giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu
Khái niệm kiểm dịch thực vật cũng được các tác giả xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Tác giả Hopper xác định kiểm dịch thực vật là hoạt động “liên quan đến việc ngăn chặn sự xuất hiện và thiết lập quần thể sâu bệnh vào khu vực địa lý mới”. Các tác giả Khetarpal và Gupta thì cho rằng, kiểm dịch thực vật là “để ngăn chặn sự xâm nhập sâu bệnh (bao gồm nấm, vi khuẩn, virus, tuyến trùng, côn trùng và cỏ dại) có hại cho nông nghiệp của một quốc gia/tiểu bang/khu vực… và khi chúng xuất hiện thì ngăn chặn việc thiết lập quần thể và lan rộng”. Cùng quan điểm này, FAO tại Công ước quốc tế về bảo vệ thực vật (IPPC) xác định kiểm dịch thực vật là “tất cả những hoạt động được tạo ra nhằm ngăn chặn sự du nhập và/hoặc lan rộng của dịch hại kiểm dịch thực vật hoặc để đảm bảo kiểm soát chính thức những dịch hại đó”.
Kiểm dịch thực vật có vai trò bảo vệ cuộc sống và sức khỏe của con người, động và thực vật. Nhìn chung, với mục đích ngăn chặn các sinh vật gây hại, hoạt động này bảo vệ con người và động, thực vật khỏi các dịch bệnh liên quan đến động vật, thực vật, cũng như bảo vệ con người, động vật, thực vật khỏi các tác động tiêu cực khác từ chính động vật và thực vật.
Kiểm dịch thực vật là hoạt động quản lý của nhà nước đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập vào Việt Nam nhằm ngăn ngừa sâu bệnh, vi sinh vật có hại xâm nhập vào lây lan trong lãnh thổ nước ta. Cơ quan kiểm dịch thực vật bao gồm các chi cục kiểm dịch thực vật vùng, các trạm kiểm dịch thực vật tại cửa khẩu.
Kiểm dịch thực vật là hoạt động có vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến hệ sinh thái quốc gia, nên việc kiểm dịch phải đảm bảo nguyên tắc: Kiểm tra nhanh chóng, phát hiện chính xác đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam và sinh vật gây hại lạ trên vật thể nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và sau nhập khẩu. Quyết định biện pháp xử lý phù hợp và kịp thời đối với vật thể nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam và sinh vật gây hại lạ.
Hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật nhập khẩu
1. Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật
2. Bản sao chụp hoặc bản chính Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan kiểm dịch thực vật có thẩm quyền của nước xuất khẩu.
Trường hợp chủ vật thể nộp bản sao chụp thì phải nộp bản chính trước khi được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa cho lô vật thể.
3. Bản chính hoặc bản sao chứng thực Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu (trường hợp quy định phải có Giấy phép).
Mẫu giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu
Hướng dẫn viết Mẫu giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu
(1) Ghi tên cá nhân, tổ chức gửi đơn đề nghị cấp giấy phép
(2) Ghi tên cá nhân, tổ chức được cấp giấy phép, ghi địa chỉ thường trú đối với cá nhân; địa chỉ trụ sở chính đối với tổ chức (ghi rõ số nhà, tên đường, phường, quận, thành phố).
(3) Ghi tên nước xuất khẩu
(4) Ghi liệt kê những vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật
(5) Ghi tên cửa khẩu được phép nhập khẩu
(6) Ghi tên cơ quan hoàn tất thủ tục kiểm dịch
(7) Ghi lộ trình di chuyển, có điểm xuất phát và điểm kết thúc
(8) Ghi nơi sử dung, ghi rõ số nhà, tên đường, phường, quận, thành phố
Cục trưởng Cục bảo vệ thực vật ký tên và đóng dấu.
Lưu ý: Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu này được lập thành 4 bản:
– Một bản do cơ quan đặt hàng giữ;
– Một bản do cơ quan nhập khẩu giữ;
– Một bản lưu tại cơ quan kiểm dịch thực vật của địa bàn có cửa khẩu mà hàng thực vật nhập vào;
– Một bản lưu tại Cục Bảo vệ thực vật.
Cơ quan kiểm dịch thực vật nơi nhận phải tiến hành thống kê nghiêm ngặt những Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu nhận được.
Thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu vào Việt Nam
Hàng hóa là thực vật muốn nhập khẩu vào Việt Nam thì trước tiên phải thực hiện thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu. Thủ tục này sẽ chứng minh cho chất lượng của hàng hóa của thương nhân có được phép nhập khẩu vào Việt Nam hay không.
Bước 1: Chủ vật thể nộp (gửi) 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật nhập khẩu tại cơ quan kiểm dịch thực vật hoặc qua bưu chính hoặc qua Cơ chế một cửa Quốc gia (trực tuyến)”
Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
Cơ quan kiểm dịch thực vật có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra ngay tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì yêu cầu chủ vật thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
Bước 3: Kiểm tra vật thể
Căn cứ kết quả kiểm tra hồ sơ, cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định địa điểm và bố trí công chức kiểm tra ngay lô vật thể theo trình tự sau đây:
a) Kiểm tra sơ bộ
Kiểm tra bên ngoài lô vật thể, bao bì đóng gói, phương tiện chuyên chở; khe, kẽ và những nơi sinh vật gây hại có thể ẩn nấp; thu thập côn trùng bay, bò hoặc bám bên ngoài lô vật thể.
b) Kiểm tra chi tiết
Kiểm tra bên trong và lấy mẫu lô hàng theo quy định tại QCVN 01-141:2013/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp lấy mẫu kiểm dịch thực vật; thu thập các vật thể mang triệu chứng gây hại và sinh vật gây hại; phân tích giám định mẫu vật thể, sinh vật gây hại đã thu thập được.
Bước 4: Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật
a) Cơ quan kiểm dịch thực vật cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa (theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này) trong vòng 24 giờ kể từ khi bắt đầu kiểm dịch đối với lô vật thể không bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam hoặc sinh vật gây hại lạ.
Trường hợp kéo dài hơn 24 giờ do yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật hoặc trường hợp không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật thì cơ quan kiểm dịch thực vật phải thông báo hoặc trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ vật thể thuộc diện kiểm dịch biết.
b) Trường hợp phát hiện lô vật thể bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam hoặc sinh vật gây hại lạ, cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định áp dụng các biện pháp xử lý kiểm dịch thực vật phù hợp theo quy định.
c) Trường hợp lô vật thể được vận chuyển bằng tàu biển có chiều cao khoang chứa hàng từ 3m trở lên, phải chia thành nhiều lớp để kiểm tra thì sau khi kiểm tra mỗi lớp, căn cứ vào kết quả kiểm tra, cơ quan kiểm dịch thực vật cấp Giấy tạm cấp kết quả kiểm dịch thực vật cho khối lượng vật thể đã kiểm tra (theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này).
Sau khi có Giấy tạm cấp kết quả, lô hàng được phép vận chuyển về kho bảo quản và chỉ được đưa ra sản xuất, kinh doanh sau khi được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa. Căn cứ kết quả kiểm tra toàn bộ lô vật thể, cơ quan kiểm dịch thực vật cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa cho lô vật thể.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh hoá chất năm 2023 gồm những gì?
- Thủ tục xin giấy phép chăn nuôi quy mô lớn năm 2023
- Quy trình cấp giấy phép an ninh trật tự như thế nào năm 2023?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Mẫu giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý như Thủ tục khởi kiện tranh chấp hợp đồng cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
1. Vật thể trong Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật khi nhập khẩu phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan có thẩm quyền về kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu cấp;
b) Không có sinh vật gây hại trong danh mục quy định tại điểm c và điểm d khoản 2 Điều 25 của Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 hoặc sinh vật gây hại lạ;
c) Bao bì đóng gói vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật nhập khẩu phải được xử lý theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Việt Nam.
2. Vật thể trong Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam được phép nhập khẩu theo quy định:
a) Có Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu do cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương của Việt Nam cấp;
b) Các tiêu chí đánh giá thuộc mục I.1
Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT quy định về thông báo kiểm dịch thực vật tại Việt Nam như sau:
Thông báo cho nước xuất khẩu:
Cục Bảo vệ thực vật thông báo cho cơ quan kiểm dịch thực vật có thẩm quyền của nước xuất khẩu trong các trường hợp sau:
Vật thể nhập khẩu bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam hoặc sinh vật gây hại lạ và biện pháp kiểm dịch thực vật được áp dụng để xử lý;
Vật thể nhập khẩu chưa được phép nhập khẩu vào Việt Nam;
Vật thể nhập khẩu không có Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp;
Vật thể nhập khẩu vi phạm các quy định khác về kiểm dịch thực vật nhập khẩu của Việt Nam.
Thông báo cho chủ vật thể và cơ quan khác có liên quan.
Cơ quan kiểm dịch thực vật thông báo cho chủ vật thể hoặc cơ quan khác có liên quan trong những trường hợp sau:
Trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8;
Lô vật thể là giống cây trồng hoặc sinh vật có ích.