Quyền thừa kế hoặc quyền hưởng thừa kế là quyền của mỗi cá nhân. Mọi người đều có quyền bình đẳng về thừa kế hoặc hưởng thừa kế tùy theo di chúc hoặc pháp luật. Hiện nay, chưa có văn bản pháp luật nào quy định, định nghĩa hoặc giải thích về việc chuyển quyền thừa kế, chuyển nhượng quyền thừa kế. Người thừa kế có quyền từ chối nhận phần tài sản được chia cho mình. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, Mẫu giấy nhượng quyền thừa kế là mẫu nào? Tải về Mẫu giấy nhượng quyền thừa kế tại đâu? Cách soạn thảo Mẫu giấy nhượng quyền thừa kế như thế nào? Quý độc giả hãy cùng Luật sư X làm rõ qua nội dung sau đây nhé.
Mẫu giấy nhượng quyền thừa kế
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
VĂN BẢN TỪ CHỐI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ
Hôm nay, ngày … tháng … năm ………., tại (1) ……., chúng tôi gồm: (2)
1. Ông/bà:……………………………. Sinh năm : …………………..
CMND số: …………. do Công an …………… cấp ngày ………..
Hộ khẩu thường trú: ……………………………………………
(Là (3) ……………… của người để lại di sản thừa kế)
2. Ông/bà:………………………………..Sinh năm : …………………
CMND số: …………. do Công an …………… cấp ngày …………
Hộ khẩu thường trú: ……………………………………………
(Là ……………… của người để lại di sản thừa kế)
Chúng tôi là những người thừa kế của ông/bà ……………
Ông/bà (4) …… chết ngày……… theo ……….do UBND ……… đăng ký khai tử ngày ………
Di sản mà ông/bà ……… để lại là: (5)
1. Sổ tiết kiệm ……………………………………………………
2. Phần quyền sử dụng đất tại địa chỉ: …………………………
Thông tin cụ thể về thửa đất trên như sau:
– Thửa đất số: ………; – Tờ bản đồ số: …………;
– Địa chỉ: …………………………………………………………
– Diện tích: ……………. m 2 (Bằng chữ: ……………. mét vuông);
– Hình thức sử dụng: riêng:………….. m 2 ; chung: ……………. m 2 ;
– Mục đích sử dụng: ………………………………………………………..
– Thời hạn sử dụng: …………………………………………………………
– Nguồn gốc sử dụng: ……………………………………………………..
Nay bằng Văn bản này chúng tôi tự nguyện từ chối nhận kỷ phần thừa kế di sản nêu trên mà chúng tôi được hưởng.
Chúng tôi xin cam đoan:
– Những thông tin về nhân thân, về tài sản đã ghi trong văn bản này là đúng sự thật.
– Việc từ chối nhận tài sản thừa kế này không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
– Chúng tôi đã đọc nội dung Văn bản này, đã hiểu rõ trách nhiệm pháp lý của mình khi lập và ký/điểm chỉ vào Văn bản này.
Người lập Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế
(Ký/điểm chỉ và ghi rõ họ tên)
Tải về mẫu giấy nhượng quyền thừa kế
Trên thực tế, việc chuyển nhượng quyền thừa kế được hiểu theo nghĩa rộng là một cá nhân hoặc tổ chức, tùy từng trường hợp có quyền nhận một phần di sản đó theo di chúc hoặc theo pháp luật của mình. Tuy nhiên cũng có những người từ chối nhận quyền thừa kế để nhượng quyền này sang cho người khác. Sau đây bạn đọc có thể tham khảo và Download mẫu giấy nhượng quyền thừa kế tại đây:
>> Xem thêm: chuyển quyền sử dụng đất
Hướng dẫn cách soạn thảo mẫu giấy nhượng quyền thừa kế
Thừa kế là tài sản do người chết để lại cho những người phụ thuộc còn sống của họ. Pháp luật cho phép cá nhân có quyền từ chối nhận phần tài sản được chia cho mình. Mẫu tờ khai từ chối thừa kế đối với cá nhân từ chối thừa kế hợp pháp phải đảm bảo các nội dung cần thiết và được công chứng viên chứng nhận. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Đất phủ hồng có lên thổ cư được không, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Khi soạn thảo đơn chuyển quyền thừa kế, nhường di sản thừa kế (văn bản từ chối nhận di sản thừa kế), trong đơn phải có những mục sau:
– Thời gian, địa điểm lập đơn chuyển quyền thừa kế, nhường di sản thừa kế (văn bản từ chối nhận di sản thừa kế): Có thể là tại nhà riêng của người yêu cầu, hoặc có thể tại trụ sở Văn phòng/Phòng công chứng. Ví dụ: Văn phòng Công chứng X, địa chỉ tại số…đường…phường…quận…tỉnh/thành phố…
– Thông tin cá nhân của người chuyển quyền thừa kế, nhường di sản thừa kế (văn bản từ chối nhận di sản thừa kế), bao gồm:
+ Họ và tên;
+ Năm sinh;
+ Nơi ở (địa chỉ thường trú, nơi ở hiện tại);
+ Số CMND/CCCD/Hộ chiếu;
+ Số điện thoại liên hệ.
– Mối quan hệ giữa người chuyển quyền thừa kế, nhường di sản thừa kế (từ chối nhận di sản thừa kế) và người đã mất để lại di sản. Ví dụ, tôi là người thừa kế của ông Nguyễn Văn A.
– Thông tin của người để lại di sản thừa kế. Căn cứ theo Giấy chứng tử hoặc căn cứ theo trích lục khai tử để khai ngày tháng năm người để lại di sản chết, ngày cấp của các giấy tờ này. Ví dụ: Ông Nguyễn Văn A, chết ngày….theo giấy chứng tử số…, do UBND xã X, huyện Y, tỉnh Z đăng ký khai tử ngày…
– Liệt kê đầy đủ số tài sản mà người chuyển quyền thừa kế, nhường di sản thừa kế (từ chối nhận di sản thừa kế) được hưởng. Ví dụ, di sản thừa kế mà người chuyển quyền thừa kế, nhường di sản thừa kế (từ chối nhận di sản thừa kế) được hưởng bao gồm có:
+ Đất đai thì ghi cụ thể như sau: Di sản mà ông Nguyễn Văn A để lại là một thửa đất tại địa chỉ số đường…phường…quận…tỉnh/thành phố… theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số…, số vào sổ cấp GCN….do UBND xã X, huyện Y, tỉnh Z cấp ngày…
Thông tin cụ thể về thửa đất trên như sau:
– Thửa đất số:…
– Tờ bản đồ số:…
– Địa chỉ: số đường…phường…quận…tỉnh/thành phố…
– Diện tích:…m2 (Bằng chữ:…mét vuông);
– Hình thức sử dụng: riêng:…m2; chung:…m2;
– Mục đích sử dụng:…
– Thời hạn sử dụng:…
– Nguồn gốc sử dụng:…
Phương tiện giao thông thì ghi cụ thể như sau: Di sản mà ông Nguyễn Văn A để lại là chiếc xe ô tô mang biển kiểm soát số…theo giấy đăng ký ô tô số… do Phòng cảnh sát giao thông Công an tỉnh… cấp ngày….đăng ký lần đầu ngày…được mang tên Nguyễn Văn A tại địa chỉ số đường…phường…quận…tỉnh/thành phố…
– Nhãn hiệu:…
– Số loại:…
– Loại xe:…
– Màu sơn:…
– Số khung:…
– Số máy:…
– Số chỗ ngồi:…
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Thủ tục đăng ký kết hôn khác xã”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác, hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Những người được từ chối nhận di sản thừa kế sẽ bao gồm:
– Thừa kế theo pháp luật gồm:
+ Hàng thứ 1 gồm vợ chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, con đẻ, con nuôi
+ Hàng thứ 2 gồm ông bà nội ngoại, anh chị em ruột, cháu ruột gọi người chết là ông bà nội ngoại.
+ Hàng thứ 3 gồm cụ nội ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì ruột, cháu ruột gọi người chết là bác, chú, cậu, cô, dì, ruột, chắt ruột gọi người chết là cụ nội, cụ ngoại.
– Thừa kế theo di chúc
– Những người không được quyền nhận di sản thừa kế nhưng người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó và vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.
Điều 620 Bộ luật Dân sự 2015 nêu rõ khi một cá nhân muốn từ chối nhận di sản thừa kế thì bắt buộc phải lập thành văn bản và gửi đến những người thừa kế khác để biết.
Tại Điều 59 Luật Công chứng 2014 quy định người thừa kế có thể yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản.
Như vậy, có thể thấy, văn bản từ chối nhận di sản thừa kế bắt buộc phải lập thành văn bản nhưng không bắt buộc phải được công chứng, chứng thực. Nếu người thừa kế có nhu cầu thì có thể yêu cầu Công chứng viên chứng nhận hoặc không.