Mẫu giấy vay tiền không lãi đang là mẫu giấy được rất nhiều người tìm kiếm. Bởi lẽ, khi vay tiền ở ngân hàng hay các nơi cho vay tiền đều sẽ bị mất lãi mà số lãi khá cao, chỉ có thể không mất lãi khi vay trong gia đình hay vay người thân quen. Mẫu giấy này sẽ là cơ sở để hai bên thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, là căn cứ, bằng chứng để giải quyết khi có tranh chấp xảy ra. Vì là vay không lãi nên người vay chỉ cần trả đúng số tiền gốc đã vay theo đúng thời hạn. Dưới bài viết này Luật sư X sẽ giới thiệu đến bạn đọc mẫu giấy mượn tiền không lãi mới năm 2023 cho bạn đọc nào cần nhé!
Thế nào là giấy vay tiền, mượn tiền?
Giấy vay tiền, mượn tiền là giấy tờ ghi lại sự thỏa thuận giữa hai bên về việc cho vay, mượn tiền như: số tiền cho vay, mươn; lãi suất cho vay, mượn; thời hạn trả nợ và cam kết trả nợ. Ngoài ra, giấy vay tiền, mượn tiền còn là bằng chứng pháp lý quan trọng khi có tranh chấp xảy ra vì nó chứng minh được là giao dịch cho vay, mượn tiền có xảy ra trên thực tế và đã được thỏa thuận cụ thể bởi hai bên.
Lãi suất vay tiền là như thế nào?
Căn cứ theo điều 468 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về lãi suất cho vay trong giao dịch dân sự như sau:
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan có quy định khác.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất, khi đó lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định là không quá 10%/năm.
Hợp đồng mượn tiền không lãi suất là gì?
Điều 494 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên. Trong thỏa thuận này, một bên bàn giao một phần tài sản cho bên kia để sử dụng trong một khoảng thời gian cụ thể. Hơn nữa, không trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản khi hết thời hạn mượn hoặc khi đã đạt được mục đích mà mình mượn.
Khi giao dịch hợp đồng vay tài sản, bên vay phải trả lại tài sản cùng loại cho bên cho vay khi đến hạn. Điều này không giống như một thỏa thuận cho vay tài sản thông thường, bao gồm việc hai bên trao đổi tiền và tài sản. Cả hai loại thỏa thuận đều yêu cầu người vay trả lại tài sản của họ trong tình trạng tốt và chỉ trả lãi nếu luật pháp quy định hoặc yêu cầu.
Khi một hợp đồng cho vay được công chúng đề cập đến, nó đề cập đến một hợp đồng vay tài sản. Hợp đồng vay tài sản liên quan đến việc sử dụng một trong những tài sản của bên vay để thế chấp cho khoản vay.
Hợp đồng vay không lãi suất là sự thỏa thuận giữa hai bên về việc bên vay sẽ nhận tiền từ bên cho vay khi đến hạn. Sau đó, người vay phải trả lại số tiền tương tự cho người cho vay khi họ được trả lại.
Nghĩa vụ của các bên trong quan hệ vay tài sản?
Điều 464, Luật dân sự năm 2015 quy định về quyền sở hữu đối với tài sản vay: “Bên vay trở thành chủ sở hữu tài sản vay kể từ thời điểm nhận tài sản đó”.
Như vậy, nếu các bên cho nhau vay tiền thì bên vay tiền là chủ sở hữu của tài sản là tiền đó kể từ thời điểm nhận tiền. Tức là họ được quyền chi tiêu theo thỏa thuận mà không phụ thuộc vào bên cho vay (trừ khi hai bên có thỏa thuận về mục đích việc vay tiền.
Bên cho vay tiền có các nghĩa vụ sau đây theo quy định tại điều 464, Bộ luật dân sự năm 2015:
- Giao tài sản cho bên vay đầy đủ, đúng chất lượng, số lượng vào thời điểm và địa điểm đã thỏa thuận.
- Bồi thường thiệt hại cho bên vay, nếu bên cho vay biết tài sản không bảo đảm chất lượng mà không báo cho bên vay biết, trừ trường hợp bên vay biết mà vẫn nhận tài sản đó.
- Không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp quy định tại Điều 470 của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan quy định khác.
Bên vay có các nghĩa vụ pháp lý sau theo quy định tại điều 466, Bộ luật dân sự năm 2015:
Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay
1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Tải xuống mẫu giấy mượn tiền không lãi mới năm 2023
Cách viết tay giấy vay tiền, mượn tiền
- Thông tin bên cho vay, mượn (tên, năm sinh, nơi cư trú, CMND/CCCD, …)
- Thông tin bên vay, mượn (tên, năm sinh, nơi cư trú, CMND/CCCD, …)
- Các điều khoản thỏa thuận:
- Số tiền cho vay, mượn
- Thời hạn cho vay, mượn (thời hạn trả nợ)
- Lãi suất cho vay và phương thức trả nợ (vay thế chấp hay vay không thế chấp)
- Mục đích vay
- Phương thức giải quyết tranh chấp
- Phương thức giải quyết vi phạm
- Cam kết của các bên
- Điều khoản cuối cùng
Các lưu ý cơ bản khi viết mẫu giấy mượn tiền không lãi
- Do mượn tiền không lãi nên không cần phải ghi nhận điều khoản về lãi suất.
- Cần khi nhận trường hợp: “Trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên B không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên B phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thoả thuận”; để thúc đẩy bên mượn trả nhanh cho mình; cũng như đề phòng trường hợp mất cả chì lần chài.
- Phải có sự ghi nhận về quyền và nghĩa vụ của bên mượn và bên cho mượn để đảm bảo thực hiện đúng các cam kết mà bên mượn tiền đã hứa.
- Phải quy định rõ về thời gian trả nợ; số tiền mượn; lý do mượn; để có căn cứ đòi tiền đã cho mượn.
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật tiền tệ đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mẫu giấy mượn tiền không lãi mới năm 2023”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về trích lục hộ khẩu, hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm:
- Mua bán đất nông nghiệp bằng giấy viết tay có được không 2023?
- Hồ sơ miễn giấy phép lao động năm 2023
- Mẫu giấy ủy quyền thay đổi đăng ký kinh doanh năm 2023
Câu hỏi thường gặp
Hình thức của giao dịch có thể được lập bằng văn bản, ở đây bao gồm cả giấy viết tay. Do đó, giấy vay tiền, mượn tiền viết tay được xem là một hình thức của giao dịch.
Bên cạnh đó, giấy vay tiền, mượn tiền viết tay hợp pháp nếu thỏa mãn các điều kiện sau:
Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập
Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện
Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội
Lãi suất vay không vượt quá quy định của pháp luật
Đối với các hợp đồng vay tiền mà bên cho vay là tổ chức tín dụng thì thực hiện theo Luật Các tổ chức tín dụng 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Trong khuôn khổ bài viết này sẽ chỉ đề cập tới hợp đồng vay tiền mà bên cho vay là các tổ chức, cá nhân khác theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.
Theo đó, căn cứ vào các quy định nêu trên, hợp đồng vay tài sản của các tổ chức, cá nhân khác không phải là tổ chức tín dụng thì không bắt buộc phải công chứng.
Tuy nhiên, để hạn chế rủi ro, các bên vay tiền nên lập hợp đồng bằng văn bản và công chứng tại Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng nơi thuận tiện. Bởi lẽ, nếu có tranh chấp xảy ra thì hợp đồng vay tiền này sẽ có giá trị chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện tại Tòa án.
Thêm vào đó, những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng vay tiền được công chứng sẽ không phải chứng minh, trừ trường hợp hợp đồng vay tiền này vô hiệu.
Do vậy, dù pháp luật không yêu cầu hợp đồng vay tiền phải lập thành văn bản và công chứng thì các bên vẫn nên thực hiện để tránh rủi ro đáng tiếc.