Trẻ em là những đứa trẻ chưa có đầy đủ các năng lực hành vi dân sự như người trưởng thành, chưa đủ khả năng để phán đoán hay quyết định một vấn đề nào đó nên trong nhiều trường hợp cần phải có sự giám hộ của người lớn. Giấy giám hộ là giấy tờ pháp lý mà các bậc phụ huynh thường sử dụng để giám hộ cho con cái của mình. Tuy nhiên, nhiều người băn khoăn không biết liệu căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, Mẫu giấy giám hộ trẻ em là mẫu nào? Tải về mẫu giấy giám hộ trẻ em tại đâu? Hồ sơ phải nộp khi làm thủ tục đăng ký giám hộ là những giấy tờ nào? Mời quý độc giả cùng tìm hiểu những vấn đề trên qua bài viết sau đây của Luật sư X nhé.
Mẫu giấy giám hộ trẻ em
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TỜ KHAI ĐĂNG KÝ GIÁM HỘ
Kính gửi: (1)
Họ, chữ đệm, tên người yêu cầu: ………………………………………………………………………
Nơi cư trú: (2)
Giấy tờ tùy thân: (3)
Đề nghị cơ quan đăng ký việc giám hộ giữa những người có tên dưới đây:
Người giám hộ:
Họ, chữ đệm, tên:
Ngày, tháng, năm sinh:
Giới tính: …………………………Dân tộc:…………………………….. Quốc tịch:
Nơi cư trú: (2)
Giấy tờ tùy thân: (3)
Người được giám hộ:
Họ, chữ đệm, tên:
Ngày, tháng, năm sinh:
Giới tính: …………………………Dân tộc:…………………………….. Quốc tịch:
Nơi cư trú: (2)
Giấy khai sinh/Giấy tờ tùy thân: (3)
Lý do đăng ký giám hộ:
Tôi cam đoan những nội dung khai trên đây là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam đoan của mình.
Làm tại: …………….., ngày tháng năm
Đề nghị cấp bản sao(4): Có , Không Số lượng:….bản | Người yêu cầu (Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên) ……………………………………… |
Chú thích:
(1) Ghi rõ tên cơ quan đăng ký giám hộ.
(2) Ghi theo nơi đăng ký thường trú, nếu không có nơi đăng ký thường trú thì ghi theo nơi đăng ký tạm trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú thì ghi theo nơi đang sinh sống.
(3) Ghi thông tin về giấy tờ tùy thân như: hộ chiếu, chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế (ví dụ: Chứng minh nhân dân số 001089123 do Công an thành phố Hà Nội cấp ngày 20/10/2014).
(4) Đề nghị đánh dấu X vào ô nếu có yêu cầu cấp bản sao và ghi rõ số lượng.
Tải về mẫu giấy giám hộ trẻ em
Anh H kết hôn với chị M và có một người con gái là cháu V. Sắp tới, cả gia đình dự định sẽ về quê nội thăm ông bà và họ hàng. Anh V muốn cả nhà đi máy bay cho tiện nên muốn làm giấy giám hộ cho cháu V để đi cùng. Tuy nhiên anh V băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, mẫu giấy giám hộ trẻ em soạn thảo như thế nào. Bạn đọc có thể tham khảo và tải về miễn phí mẫu giấy giám hộ trẻ em tại đây:
Mời bạn xem thêm: Quy trình luân chuyển viên chức
Hồ sơ phải nộp khi làm thủ tục đăng ký giám hộ là những giấy tờ nào?
Quan hệ giám hộ là quan hệ phát sinh phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Tuy nhiên, để được pháp luật ghi nhận quan hệ này thì các bên cần phải làm đơn đăng ký giám hộ tại cơ quan có thẩm quyền và nộp các hồ sơ giấy tờ cần thiết. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Hồ sơ phải nộp khi làm thủ tục đăng ký giám hộ là những giấy tờ nào, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Căn cứ tại tiểu mục 13 Mục B Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 528/QĐ-BTP năm 2023 như sau:
– Tờ khai đăng ký giám hộ theo mẫu (nếu người có yêu cầu lựa chọn nộp hồ sơ theo hình thức trực tiếp);
– Biểu mẫu điện tử tương tác đăng ký giám hộ (do người yêu cầu cung cấp thông tin theo hướng dẫn trên Cổng dịch vụ công, nếu người có yêu cầu lựa chọn nộp hồ sơ theo hình thức trực tuyến);
– Người có yêu cầu đăng ký giám hộ thực hiện việc nộp/xuất trình (theo hình thức trực tiếp) hoặc tải lên (theo hình thức trực tuyến) các giấy tờ sau:
Giấy tờ phải nộp:
– Văn bản cử người giám hộ theo quy định của Bộ luật Dân sự đối với trường hợp đăng ký giám hộ cử.
– Giấy tờ chứng minh điều kiện giám hộ đương nhiên theo quy định của Bộ luật Dân sự đối với trường hợp đăng ký giám hộ đương nhiên. Trường hợp có nhiều người cùng đủ điều kiện làm giám hộ đương nhiên thì nộp thêm văn bản thỏa thuận về việc cử một người làm giám hộ đương nhiên.
– Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký giám hộ. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải chứng thực.
Giấy tờ phải xuất trình:
– Hộ chiếu hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký giám hộ. Trường hợp các thông tin cá nhân trong các giấy tờ này đã có trong CSDLQGVDC, CSDLHTĐT, được hệ thống điền tự động thì không phải tải lên (theo hình thức trực tuyến);
– Giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú trong trường hợp cơ quan đăng ký hộ tịch không thể khai thác được thông tin về nơi cư trú của công dân theo các phương thức quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ.
Trường hợp các thông tin về giấy tờ chứng minh nơi cư trú đã được khai thác từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bằng các phương thức này thì người có yêu cầu không phải xuất trình (theo hình thức trực tiếp) hoặc tải lên (theo hình thức trực tuyến);
Trường hợp gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực các giấy tờ phải xuất trình nêu trên.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Chế độ nghỉ phép của viên chức như thế nào?”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 47, Bộ luật Dân sự 2015, những người được giám hộ gồm:
– Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;
– Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ;
– Người mất năng lực hành vi dân sự;
– Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Tuy nhiên, một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp cha, mẹ cùng giám hộ cho con hoặc ông, bà cùng giám hộ cho cháu.
Điều kiện của cá nhân làm người giám hộ như sau:
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
– Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ;
– Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác;
– Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.