Mẫu giấy đề nghị vay vốn của người lao động là một trong những tài liệu quan trọng trong quá trình vay tiền để giải quyết các vấn đề tài chính của người lao động. Với mẫu giấy đề nghị vay vốn này, người lao động có thể đề xuất số tiền cần vay, mục đích sử dụng tiền và các điều khoản vay tiền. Đồng thời, giấy đề nghị cũng đánh giá khả năng trả nợ của người lao động để đưa ra quyết định cho ngân hàng hoặc tổ chức tài chính.
Để có thể cung cấp cho quý bạn thông tin về “Mẫu giấy đề nghị vay vốn của người lao động mới năm 2023“. Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi. Hy vọng bài viết có thể hỗ trợ quý bạn giải quyết được một số vấn đề có liên quan.
Căn cứ pháp lý:
- Nghị Định 104/2022/NĐ-CP
- Nghị định số 74/2019/NĐ-CP
- Nghị định 61/2015/NĐ-CP
Mẫu giấy đề nghị vay vốn của người lao động được quy định ra sao?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 28 Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Lập hồ sơ vay vốn
- Người lao động, cơ sở sản xuất, kinh doanh có nhu cầu vay vốn từ Quỹ lập hồ sơ vay vốn gửi chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (sau đây gọi chung là Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương) nơi thực hiện dự án.
- Hồ sơ vay vốn:
a) Đối với người lao động:
- Giấy đề nghị vay vốn có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc cư trú hợp pháp;
- Bản sao giấy tờ chứng minh đối tượng ưu tiên quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 12 của Luật Việc làm (nếu có).
Căn cứ vào khoản 1 Điều 1 Nghị định 104/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2019
- Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 28 như sau:
“a) Đối với người lao động: Giấy đề nghị vay vốn có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nơi thực hiện dự án theo Mẫu số 1 ban hành kèm theo Nghị định này;”.
Theo đó, hồ sơ vay vốn đối với người lao động đã bỏ bản sao giấy tờ chứng minh đối tượng ưu tiên.
Đồng thời, giấy đề nghị vay vốn có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc cư trú hợp pháp thay bằng giấy đề nghị vay vốn có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nơi thực hiện dự án.
Tóm lại, từ ngày 01/01/2023 hồ sơ vay vốn của người lao động chỉ cần giấy đề nghị vay vốn có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nơi thực hiện dự án theo Mẫu số 1 ban hành kèm theo Nghị Định 104/2022/NĐ-CP.
Đối tượng nào được vay vốn ngoài người lao động?
Căn cứ vào Điều 23 Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Đối tượng vay vốn
- Đối tượng vay vốn được quy định tại Khoản 1 Điều 12 Luật Việc làm.
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh (sau đây gọi chung là cơ sở sản xuất, kinh doanh) sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số tại Điểm a Khoản 2 Điều 12 Luật Việc làm được quy định như sau:
a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật là cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật;
b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người dân tộc thiểu số là cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người dân tộc thiểu số;
c) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số là cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật và người dân tộc thiểu số.
Căn cứ vào khoản 1 Điều 12 Luật Việc làm 2013 quy định như sau:
Đối tượng vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm
- Đối tượng được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm bao gồm:
a) Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh;
b) Người lao động.
Theo đó, ngoài người lao động, doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh thuộc các trường hợp dưới đây cũng được vay vốn:
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật là cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật;
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người dân tộc thiểu số là cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người dân tộc thiểu số;
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số là cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật và người dân tộc thiểu số.
Người lao động có thể vay mức đối đa là bao nhiêu?
Theo Điều 24 Nghị định 61/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 74/2019/NĐ-CP quy định về mức vay tối đa như sau:
Mức vay
- Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, mức vay tối đa là 02 tỷ đồng/dự án và không quá 100 triệu đồng cho 01 người lao động được tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm.
- Đối với người lao động, mức vay tối đa là 100 triệu đồng.
- Mức vay cụ thể do Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét căn cứ vào nguồn vốn, chu kỳ sản xuất, kinh doanh, khả năng trả nợ của đối tượng vay vốn để thỏa thuận với đối tượng vay vốn.
Theo đó, người lao động có thể vay mức đối đa là là 100 triệu đồng
Cơ quan nào thực hiện việc thẩm định, phê duyệt hồ sơ vay vốn của người lao động?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 28 Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định thẩm định, phê duyệt hồ sơ vay vốn như sau:
- Đối với dự án thuộc nguồn vốn do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý:
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ vay vốn, Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương tổ chức thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi thực hiện dự án phê duyệt;
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình duyệt, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi thực hiện dự án xem xét, phê duyệt. Nếu không ra quyết định phê duyệt thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do để Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương nơi thực hiện dự án thông báo cho người vay.
- Đối với dự án thuộc nguồn vốn do tổ chức thực hiện chương trình quản lý:
- Trong hạn 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ vay vốn, Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương tổ chức thẩm định trình Thủ trưởng cơ quan cấp tỉnh của tổ chức thực hiện chương trình xem xét, phê duyệt;
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình duyệt, Thủ trưởng cơ quan cấp tỉnh của tổ chức thực hiện chương trình xem xét, phê duyệt. Nếu không ra quyết định phê duyệt thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do để Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương nơi thực hiện dự án thông báo cho người vay.
Mẫu giấy đề nghị vay vốn của người lao động mới năm 2023
Mời bạn xem thêm
- Những đối tượng được miễn nghĩa vụ quân sự theo quy định 2023
- Xin giấy phép kinh doanh vận tải ở đâu?
- Truy nã bị can được thực hiện như thế nào?
- Quay lén người khác phạm tội gì theo quy định hiện hành?
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Mẫu giấy đề nghị vay vốn của người lao động mới năm 2023” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý như Công chứng tại nhà Tp Hồ Chí Minh cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Ngoài ra quý khách có thể liên hệ với chúng tôi thông qua các kênh sau:
- FaceBook : www.facebook.com/luatsux
- Tiktok : https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube : https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Khi vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội, người lao động phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
– Phải thực hiện gửi tiền tiết kiệm hàng tháng tại Ngân hàng Chính sách xã hội với thời gian gửi tối thiểu 12 tháng kể từ ngày ký Hợp đồng tín dụng với Ngân hàng Chính sách xã hội.
Mức gửi hàng tháng tối thiểu bằng mức trả nợ hàng tháng của người vay vốn;
– Có đủ vốn tự có tối thiểu 20% giá trị Hợp đồng mua bán/Hợp đồng thuê mua nhà ở xã hội đối với vay vốn để mua/thuê mua nhà ở xã hội; tối thiểu 30% giá trị dự toán hoặc phương án tính toán giá thành đối với vay vốn để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở;
– Có đủ hồ sơ chứng minh về đối tượng, thực trạng nhà ở, điều kiện cư trú, thu nhập để được hưởng chính sách nhà ở xã hội theo quy định;
– Có nguồn thu nhập và khả năng trả nợ theo cam kết với Ngân hàng Chính sách xã hội;
– Có giấy đề nghị vay vốn để mua/thuê mua nhà ở xã hội/xây dựng mới/cải tạo, sửa chữa nhà để ở, trong đó có cam kết của cá nhân và các thành viên trong hộ gia đình chưa được vay vốn hỗ trợ ưu đãi nhà ở xã hội tại Ngân hàng khác hoặc các tổ chức tín dụng khác;
– Có hợp đồng mua nhà ở xã hội với chủ đầu tư dự án mà dự án của chủ đầu tư đó có trong danh mục dự án xây dựng nhà ở xã hội thuộc chương trình, kế hoạch đầu tư nhà ở xã hội của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
– Thực hiện bảo đảm tiền vay: Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay theo quy định của pháp luật.
Ngân hàng Chính sách xã hội nơi cho vay, chủ đầu tư và người vay vốn phải thỏa thuận trong hợp đồng ba bên về phương thức quản lý, xử lý tài sản bảo đảm.
Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thông qua hợp đồng lao động với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có thể vay vốn ngân hàng để đi xuất khẩu lao động nếu có nhu cầu.
Chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành như sau:
1. Giấy đề nghị vay vốn quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 28 Nghị định số 61/2015/NĐ-CP được thực hiện theo Mẫu số 01a và Mẫu số 01b ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Bản sao giấy tờ chứng minh người lao động thuộc đối tượng ưu tiên quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 12 Luật Việc làm được hướng dẫn như sau:
a) Đối với người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn là bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc thẻ căn cước công dân;
b) Đối với người khuyết tật là bản sao giấy xác nhận khuyết tật do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) cấp.