Trên thị trường hiện nay, việc đạo nhái, copy sản phẩm, mẫu mã vẫn đang là một vấn nạn. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới các nhãn hàng, họ đã phải ngày đêm nghiên cứu để mang tới những sản phẩm độc quyền và chất lượng cho khách hàng của mình. Việc đạo nhái này, khiến cho khách hàng đắn đo suy nghĩ về việc mặt hàng của nhãn hiệu nổi tiếng này có phải là hàng thật không, khiến uy tín của các thương hiệu lớn này bị giảm sút trong mắt công chúng. Và kiểu dáng công nghiệp nằm trong số đối tượng được Luật sở hữu trí tuệ bảo vệ, không bắt buộc nhưng việc đăng kí bảo hộ là cần thiết. Đăng kí bảo hộ kiểu dáng công nghiêp, nhận giấy chứng nhận đăng ký kiểu dáng công nghiệp giúp bảo vệ được sản phẩm của mình và là căn cứ chứng minh khi xảy ra tranh chấp.
Vậy mẫu giấy đăng ký kiểu dáng công nghiệp như thế nào? Bài viết sau, Luật sư X sẽ giải đáp những thắc mắc xoay quanh vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Kiểu dáng công nghiệp là gì?
Kiểu dáng công nghiệp là gì? Theo quy định tại khoản 12 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành thì:
- Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.
- Sản phẩm ở đây được hiểu là đồ vật, dụng cụ, thiết bị, phương tiện, hoặc bộ phận dùng để lắp ráp, hợp thành các sản phẩm đó, được sản xuất bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp, có kết cấu và chức năng rõ ràng, được lưu thông độc lập.
- Yếu tố ở đây đó có thể là:
Yếu tố 2 chiều (2D): Họa tiết, màu sắc, đường nét.
Yếu tố 3 chiều (3D): hình khối, cấu trúc.
Ví dụ: Thảm, cái ghế ngồi.
Kiểu dáng công nghiệp ở đây chỉ bảo hộ hình dáng bên ngoài chứ không báo hộ cấu trúc bên trong. Nó có thể bảo hộ một phần hoặc toàn bộ của sản phẩm.
Lưu ý: Khi nhắc đến kiểu dáng công nghiệp ta sẽ nhắc đến giải pháp về mặt mỹ thuật thay vì sáng chế là giải pháp về mặt kỹ thuật.
Khái niệm kiểu dáng công nghiệp, đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Kiểu dáng công nghiệp là một trong những quyền sở hữu công nghiệp. Theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ, kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện qua hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này với nhau tạo thành sản phẩm.
Đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hiểu đơn giản là việc chủ sở hữu tiến hành nộp đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ để được cấp văn bằng bảo hộ độc quyền. Có một số lý do nên đăng ký như sau:
- Được pháp luật, cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ, ngăn chặn các hành vi xâm phạm đến quyền đối với kiểu dáng công nghiệp đã được bảo hộ;
- Được độc quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp trong thời gian 15 năm tính từ ngày nộp đơn, có thể chuyển nhượng, chuyển quyền sở hữu, chuyển quyền sử dụng để tăng lợi nhuận;
- Tạo được sự cạnh tranh cao trên thị trường, tạo sự tin tưởng của khách hàng;
- Được quyền yêu cầu các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có hành vi xâm phạm chấm dứt ngay các hành vi xâm phạm đó, yêu cầu họ bồi thường các thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp quy định như thế nào?
Theo Điều 63 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định như sau:
“Điều 63. Điều kiện chung đối với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ
Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Có tính mới;
- Có tính sáng tạo;
- Có khả năng áp dụng công nghiệp.”
Theo đó, kiểu dáng công nghiệp phải có tính mới, có tính sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp thì mới được bảo hộ. Nếu thiếu bất kỳ điều kiện nào kể trên thì sẽ không được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.
Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp gồm những tài liệu sau đây:
– 02 Tờ khai yêu cầu cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp (Tờ khai) được làm theo Mẫu do Cục SHTT ban hành;
– 02 Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp;
– 02 Bộ ảnh chụp hoặc bộ ảnh vẽ kiểu dáng công nghiệp;
– Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (Giấy chứng nhận quyền thừa kế; Giấy chứng nhận hoặc Thoả thuận chuyển giao quyền nộp đơn; Hợp đồng giao việc hoặc Hợp đồng lao động), gồm một (1) bản;
– Tài liệu xác nhận quyền sở hữu nhãn hiệu, nếu đăng ký kiểu dáng công nghiệp có chứa nhãn hiệu, gồm một (1) bản;
– Giấy uỷ quyền (nếu cần);
– Bản sao đơn đầu tiên hoặc tài liệu chứng nhận trưng bày tại triển lãm, nếu trong đơn có yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế, gồm một (1) bản;
– Chứng từ nộp phí nộp đơn và phí công bố đơn, gồm một (1) bản.
– Bản tiếng Việt của bản mô tả kiểu dáng công nghiệp, nếu trong đơn đã có bản tiếng Anh/Pháp/Nga của tài liệu đó;
– Tài liệu xác nhận quyền sơ hữu kiểu dáng công nghiệp (nếu có);
– Bản sao đơn đầu tiên hoặc tài liệu chứng nhận trưng bày tại triển lãm, kể cả bản dịch ra tiếng Việt.
Mẫu giấy đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Bước 1: Chuẩn bị, xác định chính xác đối tượng cần bảo hộ.
Bước 2: Phân loại và tra cứu sơ bộ kiểu dáng công nghiệp. Sau đó tra cứu chuyển sâu kiểu dáng công nghiệp để xác định về việc có sự trùng lặp, tương tự, gây nhầm lẫn không.
Bước 3: Chuẩn bị và soạn tờ khai đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, hoàn thiện các tài liệu, giấy tờ kèm theo.
Bước 4: Nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam;
Bước 5: Theo dõi sát tiến trình của hồ sơ, sửa đổi và bổ sung hồ sơ cho phù hợp với yêu cầu của chuyên viên trong từng giai đoạn cụ thể.
Bước 6: Nhận quyết định cấp văn bằng hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ;
Bước 7: Nộp lệ phí cấp văn bằng và nhận giấy chứng nhận đăng ký kiểu dáng công nghiệp.
Thời gian gia hạn kiểu dáng công nghiệp
Văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là một trong những loại văn bằng bảo hộ có thời hạn của luật. Chính vì vậy khi hết thời hạn lần đầu, chủ sở hữu muốn tiếp tục Luật bảo hộ độc quyền kiểu dáng công nghiệp sẽ làm thủ tục gia hạn.
Theo Luật sở hữu trí tuệ hiện hành quy định, bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp sẽ có thời gian bảo hộ từ ngày cấp và kéo dài 5 năm kể từ khi nộp đơn.
Thời gian để tiến hành thủ tục nộp đơn gia hạn giấy chứng nhận đăng ký kiểu dáng là trong 6 tháng trước khi kiểu dáng hết hiệu lực hoặc 6 tháng sau khi văn bằng bảo hộ hết hiệu lực (trường hợp này sẽ phải nộp phí gia hạn muộn cho từng tháng gia hạn muộn)
Mời bạn xem thêm bài viết
- Quy trình đăng ký kiểu dáng công nghiệp năm 2022
- Vì sao phải đăng ký kiểu dáng công nghiệp và ai có quyền đăng ký?
- Kiểu dáng công nghiệp là gì?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mẫu giấy đăng ký kiểu dáng công nghiệp” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Đăng ký bảo hộ logo bắc giang. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 63 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành thì các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp:
Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có;
Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp;
Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.
Ngoài ra còn có các quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Sở hữu trí tuệ quy định chỉ công nhận và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân trên cơ sở bảo đảm hài hòa lợi ích của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ với lợi ích công cộng; không bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh. Như vậy đối với những kiểu dáng công nghiệp trái với đạo đức; trái với thuần phong mỹ tục như cổ vũ phân biệt chủng tộc hay bạo lực, … sẽ không được bảo hộ sở hữu công nghiệp.
Sau đây là những lý do bạn phải đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp:
– Các yếu tố thẩm mỹ bên ngoài là yếu tố thu hút người tiêu dùng. (đánh vào tâm lý người tiêu dùng). Ví dụ: Kiểu dánh của chai nước hoa nam và nữ.
– Bảo vệ để chống lại sự sao chép và khai thác thương mại tái phép bởi các chủ thể khác.( nguyên nhân là do là vì chính sách của công ty đua tranh vụ trí dẫn đầu trên thị trường/ uy tín của công ty).
– Bảo vệ nhà sản xuất hay doanh nghiệp chống lại hành vi xâm phạm khi có tranh chấp xảy ra. Ví dụ: Adidas bảo hộ 3 sọc trên giày.
– Thúc đẩy sáng tạo và góp phần tạo môi trường cạnh tranh công bằng, lành mạnh.