Để nhận được giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, các cơ sở sản xuất kinh doanh phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm từ Bộ y tế. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Mẫu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
Chuẩn bị hồ sơ xin cấp chứng nhận an toàn thực phẩm
Bước 1: Trước khi xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm doanh nghiệp cần phải có giấy chứng nhận thành lập công ty tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở hoặc Giấy chứng nhận đăng kí hộ kinh doanh do UBND quận huyện cấp.
Bước 2: Sau khi đã hoàn thành thủ tục về thành lập doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh thì doanh nghiệp cần chuẩn bị 01 bộ sơ hoàn chỉnh. Thành phần hồ sơ khác nhau tùy thuộc vào sản phẩm của doanh nghiệp do Bộ nào quản lý:
• Hồ sơ xin giấy phép an toàn thực phẩm tại Bộ Y Tế căn cứ vào Nghị Định 155/2016/NĐ-CP • Hồ sơ xin giấy phép an toàn thực phẩm tại Bộ NN&PTNT căn cứ vào Thông tư 38/2016/TT-BNNPTNT • Hồ sơ xin giấy phép an toàn thực phẩm tại Bộ Công Thương căn cứ vào Nghị định 17/2020/ NĐ-CP
Bước 3: Doanh nghiệp đóng lệ phí và nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền qua hình thức nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản
Lưu ý: Khi chuẩn bị hồ sơ xin cấp chứng nhận an toàn thực phẩm
- Điền chính xác thông tin doanh nghiệp trong mẫu đăng ký chứng nhận an toàn thực phẩm
- Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ hợp lệ trong bộ hồ sơ theo yêu cầu
- Ngành nghề đăng ký không thuộc trường hợp ngành nghề bị cấm kinh doanh theo quy định pháp luật
- Tên đăng ký doanh nghiệp được đặt theo quy định bao gồm nội dung về loại hình doanh nghiệp, tên riêng của doanh nghiệp
- Cần xác định chính xác cơ quan thẩm quyền cấp chứng nhận an toàn thực phẩm cho sản phẩm mà doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh
Mẫu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Quy trình thủ tục xin giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm
Để cơ sở kinh doanh của bạn có thể tự do hoạt động, thì việc trang bị kiến thức về cách làm giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là không thể thiếu. Sau đây là cụ thể các bước để có được giấy xác nhận vệ sinh an toàn thực phẩm mà bạn cần nắm rõ:
– Bước 1: Nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm; hoặc cục An toàn vệ sinh thực phẩm.
– Bước 2: Nộp lệ phí.
- Chi phí cấp giấy chứng nhận lần đầu: 150.000 đồng.
- Ngoài ra còn cần nộp phí xét hồ sơ, phí kiểm tra thực tế địa điểm sản xuất kinh doanh khi xin được cấp phép và phí kiểm tra định kỳ sau khi đã có giấy phép: 700.000 – 3.000.000 đồng.
– Bước 3: Khi hồ sơ đã hợp lệ, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc Cục An toàn vệ sinh thực phẩm tổ chức đoàn kiểm tra thực tế. Kết quả ghi vào Biên bản kiểm tra thực tế.
– Bước 4: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, kiểm tra thực tế điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại địa điểm kinh doanh, sản xuất thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
– Bước 5: Trường hợp kết quả thực tế không đạt, trong biên bản phải ghi rõ thời hạn kiểm tra thực tế lại (tối đa là 03 tháng), nếu kết quả vẫn không đạt thì đoàn lập biên bản và đề xuất đình chỉ hoạt động.
Hiệu lực thể hiện trên mẫu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
03 năm chính là thời gian có hiệu lực của loại giấy phép này. Trong thời gian này doanh nghiệp có thể thoải mái tự do kinh theo theo đúng với cam kết và thỏa thuận.
Thời gian này, cơ quan chức năng kiểm tra và sẽ xác nhận doanh nghiệp có đủ điều kiện để kinh doanh. Vậy nên, doanh nghiệp có thể hoàn toàn tự tin và thu hút khách hàng của mình.
Đặc biệt với những doanh nghiệp chế biến thực phẩm thì giấy phép này chính là chìa khóa sống còn. Đây giống như một lời cam kết về thực phẩm để thu hút cũng như tạo lòng tin cho khách hàng.
Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực
- Sở Y tế cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở chế biến thức ăn
- Sở Công thương cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm
Mời bạn xem thêm bài viết
- Thủ tục gia hạn giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2022
- Hướng dẫn thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2022?
- 5 Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm bạn cần phải biết
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Mẫu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm”. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến việc công chứng, công chứng ủy quyền tại nhà, Thành lập công ty , tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; hồ sơ đổi căn cước công dân gắn chíp; xác nhận tình trạng hôn nhân online, Đăng ký hộ kinh doanh, đăng ký nhãn hiệu, … Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Lệ phí cấp lại (gia hạn) cho cơ sở: 150.000 đồng/lần.
Một số lệ phí liên quan đến cấp và gia hạn giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm bạn nên biết:
Lệ phí cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP lần đầu: 150.000 đồng/lần.
Lệ phí cấp giấy xác nhận tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm: 30.000 đồng/chứng chỉ.
Ngoài ra cơ sở còn cần nộp phí thẩm định cơ sở, phí thẩm xét hồ sơ, phí kiểm tra định kỳ,….trong và sau khi xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh ATTP
Phí thẩm định cơ sở xin cấp giấy chứng nhận ATTP:
Đối với cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ: 1 triệu đồng/lần/cơ sở
Đối với cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu ≤ 100 triệu đồng/tháng: 2 triệu đồng/lần/cơ sở
Đối với cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu > 100 triệu đồng /tháng: 3 triệu đồng/lần/cơ sở
Đối với cửa hàng bán lẻ thực phẩm: 500.000 đồng/lần/cơ sở
Đối với đại lý, cửa hàng bán buôn thực phẩm: 1 triệu đồng/lần/cơ sở
Đối với cơ sở chế biến suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể, nhà hàng, khách sạn dưới 200 suất ăn; cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố có vị trí cố định: 500.000 đồng/lần/cơ sở
Đối với cơ sở chế biến suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể, nhà hàng, khách sạn từ 200 suất ăn đến 500 suất ăn: 600.000 đồng/lần/cơ sở
Đối với cơ sở chế biến suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể, nhà hàng, khách sạn từ 500 suất ăn trở lên: 700.000 đồng/lần/cơ sở
Phí kiểm tra cơ sở đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận vệ sinh ATTP định kỳ:
Cơ sở sản xuất nhỏ lẻ: 500.000 đồng/lần/cơ sở
Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu ≤ 100 triệu đồng/tháng: 1 triệu đồng/lần/cơ sở
Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu > 100 triệu đồng/tháng trở lên: 1,5 triệu đồng/lần/cơ sở
Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống: 500.000 đồng/lần/cơ sở
Doanh nghiệp sẽ được nhận giấy chứng nhận trong vòng 15 ngày khi cơ sở đạt đủ điều kiện, và trong 60 ngày để khắc phục nếu hồ sơ không đủ.