Chào Luật sư, công ty tôi hiện đang có nh cầu nhập 05 tấn sơn tường từ nước ngoài vào Việt Nam. Tuy nhiên theo như tôi được biết, để có thể sử dụng tại Việt Nam thì công ty tôi phải làm giấy chứng nhận hợp quy cho loại sơn trên. Do đây là lần đầu làm thủ tục hải quan này nên tôi không biết mẫu giấy chứng nhận hợp quy chuẩn pháp lý sẽ được cấp như thé nào. Chính vì thế, Luật sư cho tôi hỏi mẫu giấy chứng nhận hợp quy chuẩn pháp lý như thế nào được không ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về mẫu giấy chứng nhận hợp quy chuẩn pháp lý. Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
- Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn ký thuật 2006
- Thông tư 02/2017/TT-BKHCN
Giấy chứng nhận hợp quy là gì?
Giấy chứng nhận hợp quy là gì? Giấy chứng nhận hợp quy chính là loại giấy được phía cơ quan có thẩm quyền hoặc đơn vị nào đó được nhà nước cho phép cấp giấy chứng nhận hợp quy xác nhận về việc đối tượng là hàng hoá của bạn đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật được phép kinh doanh, mua bán tại thị trường của Việt Nam. Giấy chứng nhận hợp quy này hiện nay không chỉ được áp dụng đối với hàng hoá nước ngoài mà ngay cả hàng hoá trong nước cũng cần phải có giấy chứng nhận hợp quy.
Theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn ký thuật 2006 quy định về giấy chứng nhận hợp quy như sau:
“Chứng nhận hợp quy là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.”
Các đối tượng cần làm giấy chứng nhận hợp quy
Các đối tượng cần làm giấy chứng nhận hợp quy hiện nay được quy định bắt buộc phải có đó chính là các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường thuộc đối tượng phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tại Việt Nam. Việc yêu cầu này là nhằm đảm bảo cho các loại hàng hoá này khi được tiêu thụ và sử dụng trên thị trường sẽ đảm bảo được tính sử dụng lâu dài và an toàn cho người sử dụng. Đối với những hàng hoá có đòi hỏi về kỹ thuật thì đây là một việc yêu cầu vô cùng chúng đáng và hợp pháp.
Theo quy định tại Điều 47 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn ký thuật 2006 quy định về chứng nhận hợp quy như sau:
“1. Chứng nhận hợp quy được thực hiện bắt buộc đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường thuộc đối tượng quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
2. Quy chuẩn kỹ thuật dùng để chứng nhận hợp quy là quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật địa phương đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 42 của Luật này.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 27 của Luật này chỉ định tổ chức được quyền chứng nhận sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật do mình ban hành trên cơ sở xem xét, lựa chọn tổ chức chứng nhận sự phù hợp quy định tại Điều 50 của Luật này.
4. Tổ chức chứng nhận sự phù hợp được chỉ định thực hiện chứng nhận hợp quy theo phương thức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.”
Quy trình chứng nhận hợp quy như thế nào?
- Bước 1: Đăng ký chứng nhận
Doanh nghiệp cần chuẩn bị các loại hồ sơ sau:
– Tờ đơn đăng ký chứng nhận hợp quy;
– Thông tin sản phẩm;
Sau đó đưa hồ sơ đó cho đơn vị chứng nhận hợp quy để đơn vị đó lên kế hoạch, hoàn thiện hồ sơ và tiến hành đánh giá.
- Bước 2: Đơn vị cấp chứng nhận tiến hành đánh giá.
– Bước đánh giá sơ bộ: Đơn vị cấp chứng chỉ sẽ xuống cơ sở và đánh giá ban đầu và góp ý cho doanh nghiệp các điểm được và chưa được của cơ sở khi đăng ký chứng nhận hợp quy, các vấn đề cần thay đổi để có thể được cấp chứng nhận.
– Bước đánh giá chính thức: Đơn vị cấp giấy chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá tổng thể và khách quan thông qua việc lấy mẫu sản phẩm và đem đi xét nghiệm, lấy kết quả đánh giá để làm tiêu chí cấp chứng chỉ.
- Bước 3: Công bố chứng nhận hợp quy.
Mẫu giấy chứng nhận hợp quy chuẩn pháp lý
Mẫu giấy chứng nhận hợp quy chuẩn pháp lý hiện nay đang được sử dụng là lấy từ mẫu giấy chứng nhận hợp quy chuẩn pháp lý được ban hành kèm theo Thông tư 02/2017/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ. Loại mẫu giấy chứng nhận hợp quy chuẩn này thường được cấp nếu bạn lựa chọn tổ chức chứng nhận hồ sơ hợp quy của bạn là phía cơ quan có thẩm quyền thuộc quản lý của nhà nước. Tuy nhiên nếu cơ quan chứng nhận hợp quy của bạn là doanh nghiệp tư nhân thì mẫu giấy chứng nhận hợp quy chuẩn sẽ được trình bày theo cách khác tuy nhiên phần nội dung thì vẫn giống như mẫu giấy chứng nhận hợp quy chuẩn được ban hành kèm theo Thông tư 02/2017/TT-BKHCN.
Tại sao cần phải làm giấy chứng nhận hợp quy?
Tại sao cần phải làm giấy chứng nhận hợp quy? Thứ nhất, bạn sẽ tạo sự uy tín cho sản phẩm mà bạn công bố để kinh doanh tại thị trường Việt Nam. Thứ hai, khi bạn tiến hành làm giấy chứng nhận hợp quy bạn sẽ dễ dàng nhập hàng hoá nhập khẩu tại Việt Nam thông qua các cửa khẩu do loại giấy tờ này là minh chứng cụ thể nhất cho việc hàng hoá của bạn đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện về quy chuẩn kỹ thuật cần có để có thể tiến hành việc kinh doanh hợp pháp tại thị trường Việt Nam.
Theo quy định tại Điều 48 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn ký thuật 2006 quy định về công bố hợp quy như sau:
“1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thuộc đối tượng phải áp dụng quy chuẩn kỹ thuật có trách nhiệm công bố sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy do tổ chức chứng nhận sự phù hợp được chỉ định theo quy định tại khoản 3 Điều 47 của Luật này thực hiện hoặc kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân trên cơ sở kết quả thử nghiệm của phòng thử nghiệm được công nhận hoặc chỉ định.
2. Tổ chức, cá nhân công bố hợp quy phải đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”
Mời bạn xem thêm
- Dịch vụ chỉnh sửa giấy khai sinh mới năm 2023
- Lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking có bị phạt tù?
- Luật hợp tác xã nông nghiệp quy định như thế nào?
Thông tin liên hệ LSX
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Mẫu giấy chứng nhận hợp quy chuẩn pháp lý“. hoặc các dịch vụ khác liên quan như là Đổi tên căn cước công dân. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
– Dấu hợp quy do tổ chức chứng nhận hợp quy cấp cho sản phẩm, hàng hóa được chứng nhận hợp quy hoặc do tổ chức, cá nhân công bố hợp quy gắn cho sản phẩm, hàng hóa được công bố hợp quy sau khi đã đăng ký công bố hợp quy.
Hình dạng, kết cấu và cách thể hiện dấu hợp quy do Bộ Khoa học và Công nghệ quy định.
– Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sau khi được chứng nhận hợp chuẩn tự thể hiện dấu hợp chuẩn hoặc sau khi được chứng nhận hợp quy tự thể hiện dấu hợp quy trên sản phẩm, hàng hóa, bao gói sản phẩm, hàng hóa, tài liệu về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường đã được chứng nhận hợp chuẩn hoặc chứng nhận hợp quy.
Tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận hợp quy có các quyền sau đây:
– Lựa chọn tổ chức chứng nhận sự phù hợp đã được chỉ định theo quy định tại khoản 3 Điều 47 của Luật này;
– Được cấp giấy chứng nhận hợp quy cho sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường đã được chứng nhận hợp quy;
– Sử dụng dấu hợp quy trên sản phẩm, hàng hoá, bao gói của sản phẩm, hàng hoá, trong tài liệu về sản phẩm, hàng hoá đã được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy;
– Khiếu nại về kết quả chứng nhận hợp quy, vi phạm của tổ chức chứng nhận sự phù hợp đối với hợp đồng chứng nhận hợp quy.
Tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận hợp quy có các nghĩa vụ sau đây:
– Bảo đảm sự phù hợp của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
– Thể hiện đúng các thông tin đã ghi trong giấy chứng nhận hợp quy, bản công bố hợp quy trên sản phẩm, hàng hoá, bao gói của sản phẩm, hàng hoá, trong tài liệu về đối tượng đã được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy;
– Cung cấp tài liệu chứng minh việc bảo đảm sự phù hợp của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức chứng nhận sự phù hợp;
– Tạm dừng việc cung cấp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Trả chi phí cho việc chứng nhận hợp quy.