Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là một loại giấy tờ pháp lý được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền để chứng nhận việc một tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân đã đăng ký thành lập và được phép hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật. Giấy chứng nhận này thường gồm các thông tin quan trọng như tên doanh nghiệp, mục đích kinh doanh, địa chỉ trụ sở, ngành nghề kinh doanh, chủ sở hữu hoặc các thành viên sáng lập, số giấy phép, ngày cấp và thời hạn có hiệu lực của đăng ký kinh doanh,… Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, mẫu giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hiện nay là mẫu nào? Mời quý độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của Luật sư X nhé.
Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là bao lâu?
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của một tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân. Giấy chứng nhận này là cơ sở để tổ chức hay cá nhân có thể mở, điều hành và quản lý các hoạt động kinh doanh như mua bán, cung cấp dịch vụ, sản xuất hàng hóa, và các hoạt động khác. Vậy Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là bao lâu, hãy cùng tìm hiểu:
Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp theo Điều 33 Nghị định 01/2021/NĐ-CP như sau:
– Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, cập nhật thông tin thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
– Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp yêu cầu đăng ký không đúng theo quy định, Phòng Đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
Phòng Đăng ký kinh doanh ghi toàn bộ yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với mỗi một bộ hồ sơ do doanh nghiệp nộp trong một Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
– Nếu quá thời hạn trên mà không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc không được thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Các nội dung trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có giá trị pháp lý kể từ thời điểm sau:
Tại Điều 34 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định như sau:
1. Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Doanh nghiệp.
2. Các thông tin trên Giấy chứng nhận có giá trị pháp lý kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận. Doanh nghiệp có quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận, trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Trường hợp doanh nghiệp đăng ký ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh sau ngày được cấp Giấy chứng nhậnthì doanh nghiệp được quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày doanh nghiệp đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
3. Doanh nghiệp có quyền yêu cầu Phòng Đăng ký kinh doanh cấp bản sao Giấy chứng nhậnvà phải nộp phí theo quy định.
4. Trường hợp doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới thì Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của các lần trước đó không còn hiệu lực.
Chiếu theo quy định trên thì các thông tin trên Giấy chứng nhận có giá trị pháp lý kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận.
>> Xem thêm: Tội sử dụng trái phép tài sản
Mẫu giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp không chỉ là một tài liệu chứng minh tính hợp pháp của doanh nghiệp mà còn là căn cứ để tổ chức và thực hiện các hoạt động kinh doanh một cách hợp pháp và có trách nhiệm. Giấy tờ này thường xác định rõ các quyền và nghĩa vụ pháp lý của tổ chức hay cá nhân đó trong quá trình hoạt động kinh doanh. Bạn đọc có thể tham khảo và tải về miễn phí Mẫu giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại đây:
Quy định về đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp như thế nào?
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chứng nhận rằng tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân đã được pháp luật công nhận và cho phép hoạt động kinh doanh theo quy định. Thường thì các đối tác, khách hàng cần yêu cầu xem giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp để xác thực tính hợp pháp và uy tín của đối tác kinh doanh. Ngoài ra các thủ tục như mở tài khoản ngân hàng, làm thủ tục thuế, đấu thầu công cộng, và các thủ tục hành chính khác đòi hỏi phải có sự có mặt của giấy chứng nhận này.
Quy định về đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo Điều 30 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
– Doanh nghiệp phải đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp quy định tại Điều 28 Luật Doanh nghiệp 2020.
– Doanh nghiệp chịu trách nhiệm đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới;
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới thì phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
– Đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quyết định của Tòa án hoặc Trọng tài thực hiện theo trình tự, thủ tục sau đây:
+ Người đề nghị đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp gửi đề nghị đăng ký thay đổi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật hoặc phán quyết của Trọng tài có hiệu lực. Kèm theo hồ sơ đăng ký phải gồm bản sao bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc phán quyết của Trọng tài có hiệu lực;
+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị đăng ký quy định tại điểm a khoản 4 Điều 30 Luật Doanh nghiệp 2020, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới theo nội dung bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc phán quyết của Trọng tài có hiệu lực; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người đề nghị đăng ký thay đổi.
Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới thì phải thông báo bằng văn bản cho người đề nghị đăng ký thay đổi và nêu rõ lý do.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Mẫu giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 28 Luật Doanh nghiệp 2020 thì Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
– Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp;
– Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
– Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; đối với thành viên hợp danh của công ty hợp danh; đối với chủ doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân.
Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;
– Vốn điều lệ đối với công ty, vốn đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân.
Theo khoản 1 Điều 27 Luật Doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
– Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các Điều 37, 38, 39 và 41 Luật Doanh nghiệp 2020;
– Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;
– Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.