Chào Luật sư, công ty tôi vừa mới ra mắt một phần mềm sử dụng trong việc kiểm tra hàng tự động trong dây chuyền sản xuất gạo. Chính vì thế tôi muốn đăng ký để phía Cụ sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận bản quyền phần mềm. Tuy nhiên do lần đầu đăng ký nên tôi không biết mẫu giấy chứng nhận bản quyền phần mềm chuẩn trong như thế nào. Luật sư có thể cho tôi biết mẫu giấy chứng nhận bản quyền phần mềm chuẩn như thế nào được không ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về mẫu giấy chứng nhận bản quyền phần mềm chuẩn. Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Có những loại bản quyền phần mềm nào?
Bản quyền phần mềm được bảo hộ trí tuệ là tập hợp những mã được thiết lập bằng ngôn ngữ lập tình để thiết lập một chương trình nào đó. Những phần mềm này theo quy định của Việt Nam sẽ được bảo hộ quyền sở hữu tác giả một cách độc lập. Tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả có quyền tiến hành đăng ký bảo hộ bản quyền phần mềm dưới dạng chương trình máy tính. Và sau khi đăng ký quyền tác giả này phần mềm của bạn sẽ được bảo hộ sở hữu trí tuệ suốt đời cho đến khi tác giả của phầm mềm ấy mất đi.
Theo quy định tại Điều 22 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009, 2019 quy định về quyền tác giả đối với chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu như sau:
“1.Chương trình máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng lệnh, mã, lược đồ hoặc dạng khác, khi gắn vào một phương tiện, thiết bị được vận hành bằng ngôn ngữ lập trình máy tính thì có khả năng làm cho máy tính hoặc thiết bị thực hiện được công việc hoặc đạt được kết quả cụ thể. Chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học, dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy.
Tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả đối với chương trình máy tính có quyền thỏa thuận bằng văn bản với nhau về việc sửa chữa, nâng cấp chương trình máy tính. Tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng hợp pháp bản sao chương trình máy tính được làm một bản sao dự phòng để thay thế khi bản sao đó bị xóa, bị hỏng hoặc không thể sử dụng nhưng không được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân khác.”
Hồ sơ đăng ký bản quyền phần mềm cần có những loại giấy tờ gì?
Hồ sơ đăng ký bản quyền phần mềm cần có rất nhiều loại giấy tờ khác nhau trong đó các loại giấy tờ phải có như tờ khai đăng ký quyền tác giả, bản sau phầm mềm máy tính đăng ký đựng trong USB hoặc một công cụ lưu trữ dữ liệu nào khác được công nhận, tài liệu chứng minh quyền sở hữu quyền tác giả đối với phần mềm máy tính, văn bản đồng ý đăng ký quyền tác giả của chính tác giả (nếu có), văn bản thể hiện sự đồng thuận giữa những người đồng tác giả (nếu có), giấy ủy quyền trong trường hợp đăng ký có sự ủy quyền.
Theo quy định tại Điều 39 Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định về cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả như sau:
“Thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan quy định tại khoản 2 Điều 50 của Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm:
– Tờ khai đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan (theo mẫu) do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan ký tên hoặc điểm chỉ, trừ trường hợp không có khả năng về thể chất để ký tên hoặc điểm chỉ;
– 02 bản sao tác phẩm (bao gồm cả bản điện tử) hoặc 02 bản sao bản định hình cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng;
– Văn bản ủy quyền nếu người nộp hồ sơ là người được tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan ủy quyền theo quy định tại khoản 6 Điều 38 của Nghị định này;
– Tài liệu chứng minh là chủ sở hữu quyền:
- Tài liệu chứng minh nhân thân đối với cá nhân: 01 bản sao Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu;
- Tài liệu chứng minh tư cách pháp lý đối với tổ chức: 01 bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy phép thành lập hoặc Quyết định thành lập;
- Tài liệu chứng minh chủ sở hữu quyền do giao nhiệm vụ sáng tạo là quyết định giao nhiệm vụ hoặc xác nhận giao nhiệm vụ cho cá nhân thuộc đơn vị, tổ chức đó;
- Tài liệu chứng minh chủ sở hữu quyền do giao kết hợp đồng sáng tạo là hợp đồng, thể lệ, quy chế tổ chức cuộc thi;
- Tài liệu chứng minh chủ sở hữu quyền do được thừa kế là văn bản xác định quyền thừa kế có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật;
- Tài liệu chứng minh chủ sở hữu quyền do được chuyển giao quyền là hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, mua bán, góp vốn bằng văn bản có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật;
- Trong trường hợp tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả phải có văn bản cam đoan về việc tự sáng tạo và sáng tạo theo quyết định hoặc xác nhận giao việc; hợp đồng; tham gia cuộc thi và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung cam đoan.
- Tài liệu chứng minh chủ sở hữu quyền do giao nhiệm vụ sáng tạo, giao kết hợp đồng sáng tạo quy định tại khoản này phải là bản gốc hoặc bản sao có công chứng, chứng thực;
– Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
– Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung;
– Trường hợp trong tác phẩm có sử dụng hình ảnh cá nhân của người khác thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của người đó theo quy định của pháp luật.”
Thủ tục đăng ký bản quyền phần mềm như thế nào năm 2023?
Bước 1: Tiền hành nộp hồ sơ.
Sau khi chuẩn bị cho doanh nghiệp một bộ hồ sơ hoàn chỉnh thì phía doanh nghiệp của bạn sẽ nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ tại TP. Hồ Chí Minh/ Đà Nẵng/ Hà Nội để được nhận hồ sơ đăng ký.
Bạn có thể nộp hồ sơ thông qua 02 cách:
- Trực tiếp;
- Bưu điện.
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiến hành xem xét, phê duyệt hồ sơ.
Sau khi nhận hồ sơ, phía cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành xem xét và giải quyết hồ sơ trong 15 ngày. Trong 15 ngày đó phía cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét liệu rằng phần mềm của bạn có đặt được các tiêu chí về khả năng có thể bảo hộ sở hữu trí tuệ hay không.
Bước 3: Đóng lệ phí và nhận chứng nhận bản quyền phần mềm.
Stt | Loại hình tác phẩm | Mức thu (đồng/Giấy chứng nhận) |
5 | Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu hoặc các chương trình chạy trên máy tính | 600.000 |
Mẫu giấy chứng nhận bản quyền phần mềm chuẩn
Đăng ký bản quyền phần mềm ở đâu?
Hiện nay bạn chỉ có thể đăng ký bản quyền phần mềm tại 03 địa điểm tạ 03 thành phố lớn tại Việt Nam. Lần lượt ở phía nam là Thành phố Hồ Chí Minh, miền trùng và Tây Nguyên sẽ là Đà Nẵng và miền bắc sẽ là Thủ đô Hà Nội. Bạn có thể đi đến nộp trực tuyến tạ các địa điểm trên hoặc có thể gửi thông qua đường chuyển phát nhanh là bưu cục. Ngoài các hình thức trên thì không có bất kỳ hình thức đăng ký bản quyền nào khác tại Việt Nam. Chính vì thế khi có nhu cầu đăng ký bản quyền phần mềm thì bạn cần biết các thông tin trên.
– Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
Mời bạn xem thêm
- Dịch vụ chỉnh sửa giấy khai sinh mới năm 2023
- Lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking có bị phạt tù?
- Luật hợp tác xã nông nghiệp quy định như thế nào?
Thông tin liên hệ LSX
Vấn đề “Mẫu giấy chứng nhận bản quyền phần mềm chuẩn″ đã được LuatsuX giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về Mã ngành nghề cung ứng nhân lực. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định về tác phẩm nhiếp ảnh quy định như sau:
– Tác phẩm nhiếp ảnh quy định tại điểm h khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm thể hiện hình ảnh thế giới khách quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra, hay có thể được tạo ra bằng các phương pháp hóa học, điện tử hoặc phương pháp kỹ thuật khác. Tác phẩm nhiếp ảnh có thể có chú thích hoặc không có chú thích.
– Đối với tác phẩm mỹ thuật, tác phẩm nhiếp ảnh quy định tại các điểm g và h khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ: Là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc triển lãm, trưng bày, trình chiếu để công chúng xem bản gốc hoặc bản sao của tác phẩm.
Kể từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận; đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được xem xét theo trình tự sau:
– Thẩm định hình thức: 01 tháng
– Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ
– Thẩm định nội dung: không quá 07 tháng, kể từ ngày công bố đơn.
Trình tự nộp đơn trực tuyến: Người nộp đơn cần thực hiện việc khai báo; và gửi đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ; sau khi hoàn thành việc khai báo; và gửi đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến; Hệ thống sẽ gửi lại cho người nộp đơn Phiếu xác nhận nộp tài liệu trực tuyến. Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày gửi đơn trực tuyến; người nộp đơn phải đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ vào các ngày làm việc trong giờ giao dịch để xuất trình Phiếu xác nhận tài liệu nộp trực tuyến; và tài liệu kèm theo (nếu có) và nộp phí/lệ phí theo quy định.