Để hướng tới một Nhà nước pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa, một xã hội công bằng dân chủ văn minh, thì công tác tiếp dân có đóng vai trò chính trị quan trọng. Tiếp công dân được xem như trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước và những tổ chức chính trị xã hội để có thể nghe những phản ảnh khiếu nại của người dân. Chính vì lẽ đó có thể đảm bảo, Nhà nước luôn phát huy quyền làm chủ của công dân trên tất cả mọi mặt, mọi phương diện trong đời sống xã hội. Trong khi tiếp dân, mẫu biên bản tiếp dân cũng sẽ được sử dụng phổ biến. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Mẫu ghi biên bản tiếp công dân” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
- Luật tiếp công dân 2013
Khái niệm biên bản tiếp công dân
Việc tiếp công dân là hành động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, hoặc cá nhân có thẩm quyền tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh từ công dân. Quá trình này đưa ra lời giải thích, hướng dẫn về quy trình thực hiện các hoạt động khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định pháp luật. Biên bản tiếp công dân là tài liệu ghi chép lại nội dung và thông tin liên quan đến việc tiếp công dân.
Mẫu ghi biên bản tiếp công dân
Thủ tục tiếp công dân tại cấp xã
Bước 1: Thực hiện việc tiếp công dân khi đến cơ quan nhà nước và cần xác định công dân đó có nhân thân như thế nào. Bước này thì Người tiếp công dân đón tiếp, yêu cầu công dân nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tuỳ thân; trường hợp được ủy quyền thì yêu cầu xuất trình giấy ủy quyền.
Bước 2: Người đón tiếp công dân có trách nhiệm lắng nghe khi công dân trình bày, ghi chép lại các nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, tiếp nhận thông tin, tài liệu khi công dân trình bày.
+ Đối với các trường hợp cụ thể như công dân muốn thực hiện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có đơn trình bày nội dung rõ ràng, đầy đủ thì người được giao tiếp công dân cần xác định nội dung vụ việc, yêu cầu của công dân để xử lý cho phù hợp theo quy định.
+ Có một số trường hợp ví dụ cụ thể như với các đơn khiếu nại tố cáo, kiến nghị, phản ánh không rõ ràng, chưa đầy đủ thì người tiếp công dân thực hiện đề nghị công dân viết lại đơn hoặc viết bổ sung vào đơn những nội dung chưa rõ, còn thiếu. Trường hợp không có đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì người tiếp công dân hướng dẫn công dân viết đơn theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, với các trường hợp công dân có thể trình bày trực tiếp với cơ quan nhà nước thì người tiếp công dân ghi chép đầy đủ, trung thực, chính xác nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh do công dân trình bày; nội dung nào chưa rõ thì đề nghị công dân trình bày thêm, sau đó đọc lại cho công dân nghe và đề nghị công dân ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản. Người tiếp công dân tiếp nhận các thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh do công dân cung cấp (nếu có) và phải viết, giao giấy biên nhận các tài liệu đã tiếp nhận cho công dân.
Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền thực hiện phân loại, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị và phản ánh tại nơi tiếp công dân theo quy định của pháp luật.
– Khi thực hiện việc phân loại, xử lý khiếu nại hay tố cáo đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền thụ lý, giải quyết trong quá trình tiếp công dân được thực hiện cụ thể như:
+ Khi thực hiên phân loại đối với các trường hợp khiếu nại, hay phân loại các trường hợp công dân tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình và đủ điều kiện thụ lý thì người tiếp công dân tiếp nhận thông tin, tài liệu, chứng cứ kèm theo, đồng thời báo cáo với Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị thụ lý. Ngoài ra thì đối với các Trường hợp khiếu nại, tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình thì hướng dẫn người khiếu nại, tố cáo đến cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền để khiếu nại, tố cáo.
+ Đối với các trường hợp phân loại các khiếu nại, tố cáo đã được giải quyết đúng chính sách pháp luật thì người tiếp công dân thực hiện công việc của mình đó là tiến hành giải thích, hướng dẫn để người đến khiếu nại, tố cáo chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo và yêu cầu công dân chấm dứt việc khiếu nại, tố cáo và các trường hợp nhận được đơn khiếu nại, tố cáo không do người khiếu nại, người tố cáo trực tiếp chuyển đến thì thực hiện việc phân loại và xử lý theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Ngoài ra đối với các trường hợp kiến nghị hay thực hiện việc phản ánh không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình thì người tiếp công dân chuyển đơn hoặc chuyển bản ghi lại nội dung trình bày của người kiến nghị, phản ánh đến cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền để nghiên cứu, tiếp thu, xem xét, giải quyết theo quy định.
Thời gian giải quyết phản ánh, khiếu nại của người dân
Thời gian giải quyết phản ánh, khiếu nại của công dân căn cứ theo khoản 1 Điều 28 Luật Tiếp công dân 2013 quy định thì Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, người tiếp công dân có trách nhiệm trả lời trực tiếp hoặc thông báo bằng văn bản đến người đã đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Mẫu số 79/PTHA: Mẫu biên bản tiếp công dân và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất cùng các thông tin pháp lý hữu ích khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Thời gian bảo hành công trình tính từ ngày nào?
- Hết hạn hợp đồng trong thời gian nghỉ thai sản, có ký tiếp?
- Công văn giải trình nộp chậm hồ sơ thai sản thế nào?
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Mẫu ghi biên bản tiếp công dân” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là mẫu hợp đồng thuê nhà ở đơn giản. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Sử dụng biên bản tiếp công dân nhằm mục đích tiếp nhận các thông tin, kiến nghị, phản ánh, góp ý những vấn đề liên quan đến chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, công tác quản lý của cơ quan, đơn vị. Việc tiếp công dân sẽ giúp cho công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan, tổ chức, đơn vị được tiến hành một cách hiệu quả và các cơ quan điều tra nhanh chóng nắm bắt được tình hình tội phạm đang diễn ra.
+ Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung.
Khi nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung tại nơi tiếp công dân thì người tiếp công dân phải yêu cầu những người này cử ra đại diện để trình bày nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh với cán bộ tiếp công dân. Người đại diện phải là người khiếu nại, người tố cáo, người kiến nghị, người phản ánh. Việc cử người đại diện phải được thể hiện thông qua hình thức là văn bản có chữ ký của tất cả những người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
Trường hợp có từ 05 đến 10 người thì cử 01 hoặc 02 người đại diện; trường hợp có trên 10 người thì có thể cử thêm người đại diện, nhưng không quá 05 người. Người đại diện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của việc đại diện và văn bản cử người đại diện.
Người tiếp công dân về thi hành án dân sự có trách nhiệm tiếp nhận các tài liệu, ghi chép đầy đủ ý kiến trình bày về nội dung khiếu nại, tố cáo của người đại diện, đọc lại cho người đại diện nghe và yêu cầu ký xác nhận.
– Nếu người đại diện là cá nhân có hành vi gây rối, vi phạm nội quy, quy chế tiếp công dân thì người tiếp công dân từ chối không để người đó làm đại diện và đề nghị cử người khác làm đại diện cho người khiếu nại, tố cáo.
– Yêu cầu người đại diện trình bày nội dung vụ việc và các yêu cầu của người khiếu nại, tố cáo. Trên cơ sở trình bày và các thông tin, tài liệu do người đại diện cung cấp và từ các nguồn khác có được, người tiếp công dân xác định nội dung vụ việc, nguyên nhân, động cơ của việc khiếu nại, tố cáo, yêu cầu của người khiếu nại, tố cáo để báo cáo thủ trưởng cơ quan có các biện pháp xử lý kịp thời.
Trong quá trình tiếp công dân, người tiếp công dân chú ý phân loại các đối tượng đến khiếu nại, tố cáo, như: người có quyền lợi trực tiếp liên quan nội dung khiếu nại, tố cáo; người lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để kích động, lôi kéo người khác khiếu nại, tố cáo; những người bị kích động, lôi kéo; những đối tượng chính sách để có các biện pháp xử lý thích hợp.
+ Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về nhiều nội dung.
Trường hợp khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh phức tạp, có nhiều nội dung, thuộc trách nhiệm của nhiều cấp, nhiều ngành, đã qua nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị xem xét, giải quyết hoặc vụ việc có rất nhiều người tham gia, diễn biến phức tạp thì thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm:
– Chủ trì hoặc phối hợp với đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan hoặc đại diện UBND địa phương nơi phát sinh khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tiếp người đại diện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự nơi xảy ra vụ việc cùng tiếp công dân.
– Yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu; cử người có trách nhiệm tham gia tiếp người đại diện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
+ Trường hợp những người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có hành vi kích động, gây rối trật tự hoặc đe dọa đối với người tiếp công dân
Trường hợp những người đến địa điểm tiếp dân có hành vi kích động, gây rối trật tự hoặc đe dọa đối với người tiếp công dân thì thủ trưởng cơ quan THA dân sự phải kịp thời tăng cường người tiếp công dân; yêu cầu cơ quan công an hoặc cơ quan chức năng có biện pháp xử lý kịp thời.