Hiện nay, việc sử dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời dần trở nên quen thuộc, phổ biến hơn trên thực tế. Những biện pháp này là công cụ pháp lý vững chắc để các đương sự bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình khi tham gia vào các quan hệ dân sự, thương mại, lao động. Do đó, nếu bạn muốn được áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, hãy sử dụng Mẫu đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; điền các thông tin cần thiết và gửi tới Tòa án có thẩm quyền để được giải quyết. Sau đây, Luật sư X sẽ cung cấp cho bạn thông tin về mẫu đơn này.
Xem trước và tải xuống Mẫu đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Hướng dẫn cách viết mẫu đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Thứ nhất, ghi tên Toà án nhân dân ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời:
- Nếu là Toà án nhân dân huyện cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện đó thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào.
- Nếu là Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) đó.
- Nếu là Toà án nhân dân cấp cao thì ghi rõ Toà án nhân dân cấp cao nào.
Thứ hai, nếu người yêu cầu là cá nhân thì ghi họ tên, đầy đủ địa chỉ nơi cư trú theo đúng như trong đơn khởi kiện, đơn yêu cầu. Nếu người yêu cầu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức thì ghi họ, tên của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức yêu cầu đó; ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó
Thứ ba, ghi tư cách tố tụng của người yêu cầu trong vụ việc cụ thể mà Tòa án đang giải quyết.
Thứ tư, ghi rõ số ký hiệu và ngày, tháng, năm thụ lý vụ án theo đúng như trong Thông báo về việc thụ lý vụ án của Tòa.
Thứ năm, ghi tóm tắt nội dung của vụ án đang cần yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Và nêu rõ biện pháp khẩn cấp muốn được áp dụng như: Kê biên tài sản đang tranh chấp; Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác; phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ; Cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ…
Thông tin liên hệ Luật sư X
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín, chuyên nghiệp; được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X.
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Bạn đọc có thể quan tâm:
Mẫu đơn kháng cáo vụ án dân sự
Mẫu văn bản yêu cầu bồi thường thiệt hại mới nhất
Câu hỏi thường gặp
Trong quá trình giải quyết vụ án, các đương sự có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi:
– Giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự.
– Bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ; bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được; và bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc thi hành án;
Nếu thuộc một trong hai trường hợp trên; cá nhân, tổ chức có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Khi đó, cần sử dụng mẫu đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; điền đầy đủ thông tin và gửi tới Tòa. Đồng thời, nộp đơn khởi kiện cho Tòa án đó.
Biện pháp khẩn cấp tạm thời là biện pháp mà tòa án quyết định áp dụng trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự; nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự; bảo toàn tình trạng tài sản; bảo vệ bằng chứng hoặc bảo đảm thi hành án.