Xin chào Luật sư X. Tôi được biết rằng pháp luật có quy định về những trường hợp được xét xử vắng mặt. Vậy không biết rằng khi nào được xét xử vắng mặt trong vụ án dân sự? Trường hợp nào Tòa án được xét xử vắng mặt bị đơn? Khi bị đơn vắng mặt tại phiên tòa có được kháng cáo không? Mẫu đơn xin xét xử vắng mặt được soạn thảo như thế nào? Mong được Luật sư giải đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.
Căn cứ pháp lý
Điều kiện Tòa án xét xử vắng mặt trong vụ án dân sự.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 238 Bộ luật Dân sự 2015, Tòa án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ để xét xử vắng mặt đương sự, người tham gia tố tụng khác theo quy định của pháp luật khi có đủ các điều kiện:
– Nguyên đơn, người đại diện hợp pháp của nguyên đơn có Đơn đề nghị xét xử vắng mặt;
– Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; người đại diện hợp pháp của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có Đơn đề nghị xét xử vắng mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt;
– Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có Đơn đề nghị xét xử vắng mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt.
Như vậy, trường hợp các đương sự, người tham gia tố tụng khác có Đơn đề nghị xét xử vắng mặt, Tòa án sẽ tiến hành xét xử vắng mặt theo quy định.
Trường hợp Tòa án được xét xử vắng mặt bị đơn.
Khi Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, bị đơn phải có mặt, hoặc có thể ủy quyền cho người khác thay bị đơn tham gia phiên tòa. Nếu bị đơn không tham gia được và không có người đại diện tham gia, nhưng có đơn xin xét xử vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành phiên tòa mà không có sự có mặt của bị đơn.
Khi Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, nếu bị đơn vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử trong trường hợp sau:
- Bị đơn không có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa;
- Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa nhưng có đơn đề nghị xét xử vắng mặt;
- Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa nhưng không có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử và đình chỉ việc giải quyết yêu cầu phản tố của bị đơn.
“Sự kiện bất khả kháng” theo quy định tại Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS 2015) là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Còn “trở ngại khách quan” là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người bị kiện không thể thực hiện được việc tham dự phiên tòa của mình, trong đó những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động có thể là: thiên tai, địch họa, nhu cầu chiến đấu, phục vụ chiến đấu…
Bị đơn vắng mặt tại phiên tòa có được kháng cáo không?
Sau khi Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt bị đơn, bị đơn vẫn được quyền kháng cáo bản án sơ thẩm. Theo quy định tại Điều 273 BLTTDS 2015, thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án; đối với bị đơn không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.
Tải xuống và xem trước Mẫu đơn xin xét xử vắng mặt.
Hướng dẫn cách viết đơn xin xét xử vắng mặt.
– Nơi gửi đơn: Tại Tòa án đang xem xét giải quyết vụ án của người làm đơn;
– Thông tin người làm đơn: Ghi đầy đủ thông tin gồm: Họ và tên; năm sinh; số Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân; địa chỉ liên hệ; số điện thoại…
– Lý do vắng mặt. Cần ghi rõ các lý do không thể tham dự phiên tòa, có thể là:
+ Do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, …;
+ Lý do sức khỏe;
+ Do thân nhân bị ốm trong trường hợp cấp cứu và có xác nhận của cơ sở y tế được thành lập hợp pháp tiếp nhận khám và điều trị.
Thân nhân bị ốm của đương sự bao gồm: Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con cái; …
Khi vắng mặt tại phiên tòa, đương sự cần nộp cho Tòa án các giấy tờ, tài liệu, văn bản chứng minh việc vắng mặt của mình là đúng đắn có lý do chính đáng và hợp pháp.
– Đưa ra yêu cầu của mình với phiên tòa: Tùy vào từng vụ việc cụ thể, người viết đơn đưa ra yêu cầu đối với phiên tòa xét xử.
– Cam kết và chữ ký của người làm đơn.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Tiền trúng số trong thời gian chuẩn bị ly hôn có phải tài sản chung?
- Đi tù có phải trả nợ hay không? Trả nợ bằng cách nào?
- Mẫu đơn đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà mới năm 2022
- Thi hành án tử hình, thân nhân có được hỗ trợ chi phí mai táng?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Mẫu đơn xin xét xử vắng mặt mới năm 2022”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, tìm hiểu về thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Sự vắng mặt lần thứ nhất của đương sự được hiểu là khi đã được triệu tập hợp lệ lần thứ nhất nhưng đương sự vắng mặt; vắng mặt lần thứ hai được hiểu là khi triệu tập hợp lệ lần thứ hai nhưng đương sự vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan
Theo khoản 9 Điều 48 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Pháp luật tố tụng dân sự quy định chủ thể có nhiệm vụ, quyền hạn triệu tập đương sự chính là Thẩm phán khi được Chánh án Tòa án phân công. Như vậy, Thẩm phán khi được Chánh án Tòa án phân công có quyền triệu tập nguyên đơn tham gia phiên tòa theo quy định.
Đối với đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vụ án trong các trường hợp sau:
Nguyên đơn, người đại diện hợp pháp của nguyên đơn đề nghị xét xử vắng mặt;
Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; người đại diện hợp pháp của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có đơn đề nghị xét xử vắng mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt;
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có đơn đề nghị xét xử vắng mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt.
Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa nhưng có người đại diện tham gia phiên tòa;
Khi đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên, Chủ tọa phiên tòa công bố lý do đương sự vắng mặt hoặc đơn đề nghị Hội đồng xét xử vắng mặt. Vậy nếu thuộc trường hợp nêu trên thì Tòa án vẫn xét xử vắng mặt bị đơn.