Đơn xin xác nhận đất không có tranh chấp là một trong những loại giấy tờ pháp lý nhằm chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc xin cấp sổ đỏ với cá nhân, hộ gia đình đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng chưa có sổ. Mời bạn xem trước và tải xuống Mẫu đơn xin xác nhận tình trạng không có tranh chấp đất tại bài viết dưới đây của Luật sư X. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.
Căn cứ pháp lý
Vì sao cần xác nhận đất không tranh chấp?
Xác nhận đất không tranh chấp là thủ tục bặt buộc theo quy định của pháp luật. Để tránh các trường hợp đất tranh chấp trong quá trình cấp đất, sử dụng, hoặc giải quyết các vấn đề liên quan đến đất.
Xác nhận đất không có tranh chấp như thế nào?
Hồ sơ xin xác nhận đất không có tranh chấp
Theo quy định Luật Đất đai năm 2013 một trong các điều kiện để thực hiện quyền sử dụng đất là đất không có tranh chấp. Để xác minh đất không có tranh chấp cần xin giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã nơi có thửa đất. Cụ thể hồ sơ gồm:
(i) Văn bản xin xác nhận đất không có tranh chấp, không vi phạm quy hoạch;
(ii) Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất;
(iii) Sổ hộ khẩu
(iv) Chứng minh nhân dân
(v) Giấy ủy quyền (nếu thông qua ủy quyền)
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Trình tự thủ tục
Bước 1: Cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật
Bước 2: Cá nhân nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa thuộc UBND cấp xã.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Tất cả các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày lễ)
Bước 3: Cán bộ địa chính tiếp nhận và kiểm tra tính pháp lý, nội dung hồ sơ:
(i) Nếu hồ sơ hợp lệ thì viết giấy hẹn;
(ii) Nếu hồ sơ không hợp lệ thì hướng dẫn cá nhân hoàn thiện theo đúng quy định.
Bước 4: Cán bộ địa chính chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền giải quyết và trả kết quả theo giấy hẹn
Bước 5: Cá nhân nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì công chức địa chính xây dựng trả lại và nêu rõ lý do.
Hiện nay không có văn bản nào quy định cụ thể về thời hạn giải quyết hồ sơ xin xác nhận đất không có tranh chấp. Do đó Ủy ban nhân dân xã sẽ hẹn thời gian trả hồ sơ cụ thể.
Tải xuống mẫu đơn xin xác nhận tình trạng không có tranh chấp đất.
Lưu ý khi viết đơn.
Mẫu đơn xin xác nhận đất không có tranh chấp về phần nội dung sẽ nêu rõ chủ sở hữu của mảnh đất là ai, địa chỉ ở đâu, vị trí của mảnh đất, diện tích sử dụng, thời điểm sử dụng và hiện tại cho đến thời điểm làm đơn thì không có tranh chấp với bất kì cá nhân nào.
Cụ thể, đơn xin xác nhận đất không có tranh chấp phải chứa các thông tin bắt buộc sau:
Quốc hiệu, tiêu ngữ
Đây là nội dung bắt buộc trong các mẫu đơn xin xác nhận đất đai, Quốc hiệu, tiêu ngữ được ghi ở đầu và ở giữa trang của mỗi đơn.
Tên của đơn xin xác nhận
Tên của mẫu đơn xin xác nhận này cần được viết như sau: ĐƠN XÁC NHẬN ĐẤT KHÔNG CÓ TRANH CHẤP
Thông tin nhân thân của người xin xác nhận
Cần ghi rõ nội dung họ và tên đầy đủ của người cam kết. Các thông tin khác bắt buộc phải có như: Số chứng minh nhân dân, địa chỉ liên hệ, số điện thoại đối với người xin xác nhận.
Thông tin thửa đất
Các thông tin này bao gồm như: diện tích đất, vị trí tại số thửa nào, tờ bản đồ nào, địa chỉ nào, loại đất gì, thời hạn sử dụng đất, nguồn gốc sử dụng đất.
Lý do xin cam kết
Trình bày cụ thể lý do ví dụ: để xin giấy phép xây dựng, để thực hiện việc mua bán, sang tên, chuyển nhượng thửa đất…
Điều kiện thực hiện quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất?
Được quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất như sau:
1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật Đất đai.
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.
2. Ngoài các điều kiện quy định ở trên, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật Đất đai.
3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Cơ quan nào có quyền ban hành pháp luật
- Giấy xác nhận không tiền án tiền sự có thời hạn bao lâu?
- Mẫu đơn kiện đòi lại đất mới nhất
- Mẫu bài thu hoạch nghị quyết 13 của đảng – Tải xuống và xem trước
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Mẫu đơn xin xác nhận tình trạng không có tranh chấp đất mới năm 2022”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như soạn thảo hồ sơ quyết định giải thể công ty tnhh 1 thành viên, cấp phép bay flycam, dịch vụ thành lập công ty trọn gói giá rẻ, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Tranh chấp quyền sử dụng đất là những tranh chấp giữa các bên với nhau về việc ai có quyền sử dụng hợp pháp đối với một mảnh đất nào đó. Trên thực tế, ta thường gặp các loại tranh chấp về ranh giới đất; tranh chấp về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong các quan hệ ly hôn, thừa kế; tranh chấp đòi lại đất (đất đã cho người khác mượn sử dụng mà không trả lại, hoặc tranh chấp giữa người dân tộc thiểu số với người đi xây dựng vùng kinh tế mới v.v…)
Căn cứ để giải quyết các tranh chấp về đất đai được quy định tại Điều 202, 203, 204 Luật đất đai 2013, theo đó:
Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì có thể khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền
Người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai
Thứ nhất, về thẩm quyền theo vụ việc, Tòa án có thẩm quyền giải quyết khi:
Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai 2013
Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai 2013 thì chỉ được khởi kiện tại Tòa án hoặc lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền
Khi lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền, nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có thể khởi kiện ra Tòa án theo thủ tục tố tụng hành chính
Thứ hai, về thẩm quyền theo lãnh thổ, theo Điều 35 và điểm c khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án cấp huyện nơi có bất động sản sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai. Nếu tranh chấp này có yếu tố nước ngoài thì sẽ do Tòa án cấp tình nơi có bất động sản giải quyết.