Thủ tục đăng ký tạm trú tạm vắng là một trong những vấn đề được đông đảo người dân quan tâm đến bởi xuất phát từ nhu cầu như học tập, làm việc, công tác nên nhiều người phải di chuyển đến một các khu vực khác nhau sinh sống nhằm đáp ứng thuận tiện, phù hợp với nhu cầu của bản thân. Vậy làm sao để thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú nhanh, dễ dàng, chính xác không tốn nhiều công sức? Cách hoàn thành đơn xin xác nhận tạm trú như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ gửi đến bạn mẫu đơn xin xác nhận tạm trú. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Đơn xin xác nhận tạm trú là gì?
Đơn xin xác nhận tạm trú là mẫu đơn được sử dụng khi công dân thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan công an xã, phường, thị trấn địa phương.
Thực chất hiện nay chưa có mẫu đơn quy định xác nhận tạm trú, mà khi công dân muốn xin xác nhận thì trước tiên công dân phải đi thực hiện thủ đăng ký tạm trú tại cơ quan có thẩm quyền, sau đó cơ quan sẽ cung cấp cho công dân các mẫu tờ khai theo quy định và công dân phải hoàn tất biểu mẫu và nộp các hồ sơ kèm theo để được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
Việc công dân thực hiện thủ tục làm tạm trú sẽ hỗ trợ Nhà nước trong vấn đề quản lý dân cư, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống các tệ nạn xã hội.
Không những thế việc đăng ký tạm trú còn giúp đảm bảo quyền lợi của công dân khi thực hiện các giao dịch vay vốn ngân hàng, rút bảo hiểm xã hội, mua bảo hiểm y tế…trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn.
Đồng thời việc đăng ký tạm trú đúng quy định sẽ giúp công dân không bị xử lý vi phạm hành chính theo nghị định 167 năm 2013 của chính phủ.
Chính vì vậy, mỗi công dân cần nên ý thức rằng việc thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú tạm vắng không chỉ mang ý nghĩa với cơ quan Nhà nước mà còn đóng vai trò không hề nhỏ trong đời sống của công dân.
Tải xuống Mẫu đơn xin xác nhận tạm trú
Khi nào phải đăng ký tạm trú?
Theo quy định tại Luật cư trú, người đang sinh sống, làm việc, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại công an xã, phường, thị trấn.
Trường hợp đã đăng ký tạm trú nhưng không sinh sống, làm việc, học tập tại nơi đã đăng ký tạm trú thì người đó sẽ bị xóa tên trong sổ đăng ký tạm trú.
Hồ sơ đăng ký tạm trú
Theo Điều 28 Luật Cư trú năm 2020, hồ sơ đăng ký tạm trú bao gồm:
– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú;
Đối với người đăng ký tạm trú là người chưa thành niên thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.
* Đăng ký tạm trú tại nơi đơn vị đóng quân trong Công an nhân dân, hồ sơ gồm:
– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (Mẫu CT01 ban hành kèm theo Thông tư 56/2021/TT-BCA);
– Giấy giới thiệu của Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp ghi rõ nội dung để làm thủ tục đăng ký tạm trú và đơn vị có chỗ ở cho cán bộ chiến sĩ (ký tên, đóng dấu).
* Đăng ký tạm trú theo danh sách, hồ sơ gồm (chẳng hạn đăng ký tạm trú ở ký túc xã sinh viên):
– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (của từng người) (Mẫu CT01 ban hành kèm theo Thông tư 56/2021/TT-BCA);
– Văn bản đề nghị đăng ký tạm trú trong đó ghi rõ thông tin về chỗ ở hợp pháp kèm danh sách người tạm trú. Danh sách bao gồm những thông tin cơ bản của từng người: họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; số định danh cá nhân và thời hạn tạm trú.
Thủ tục đăng ký tạm trú
Bước 1: Người đăng ký tạm trú nộp hồ sơ đăng ký tạm trú đến Công an cấp xã nơi mình dự kiến tạm trú. Ngoài ra, người dân cũng có thể thực hiện thủ tục này qua Cổng dịch vụ công quản lý cư trú.
Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký tạm trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ.
Bước 2: Nộp lệ phí đăng ký cư trú căn cứ theo quy định của từng địa phương.
Bước 3: Nhận kết quả
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi tạm trú mới, thời hạn tạm trú của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký tạm trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm. Trong thời hạn 15 ngày trước ngày kết thúc thời hạn tạm trú đã đăng ký, công dân phải làm thủ tục gia hạn tạm trú.
Lưu ý: Theo khoản 3 Điều 6 Thông tư 55/2021/TT-BCA, công dân đến sinh sống tại chỗ ở khác trong cùng phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú thì không phải đăng ký tạm trú. Họ có trách nhiệm đến cơ quan đăng ký cư trú để cập nhật thông tin về nơi ở hiện tại trong Cơ sở dữ liệu về cư trú nếu chỗ ở đó không đủ điều kiện đăng ký thường trú.
Mặc dù đã đăng ký tạm trú nhưng công dân vẫn có thể bị xóa đăng ký tạm trú.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Khi nào được giảm mức hình phạt đã tuyên?
- Mẫu đơn kiện đòi lại đất mới nhất
- Án tích có tự xóa sau khi chấp hành xong hình phạt không?
- Lỗi lấn làn đường phạt bao nhiêu tiền năm 2022
- Lỗi lấn làn đè vạch bị phạt bao nhiêu tiền năm 2022?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Mẫu đơn xin xác nhận tạm trú mới năm 2022”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, dịch vụ đăng ký bảo vệ thương hiệu, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Hiện nay để xin được có được mẫu đơn xin xác nhận tạm trú, hay để thực hiện xin các biểu mẫu thực hiện hồ sơ đăng ký thì công dân ra trực tiếp công an xã, phường, thị trấn nơi công dân tạm trú để xin mẫu làm thủ tục.
– Sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú
– Sinh sống từ 30 ngày trở lên
– Người bị cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú.
– Người bị Toà án áp dụng hình phạt cấm cư trú; người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án, được hưởng án treo hoặc đang được hoãn, tạm đình chỉ thi hành án phạt tù; người đang bị quản chế.
– Người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ thi hành.