Chào Luật sư, hiện nay nhà tôi có việc nên cần vay một số tiền. Gia đình tôi cũng khó khăn nên không vay thế chấp của ngân hàng được. Vậy cho tôi hỏi muốn vay tiền của công ty thì có được không? Hôm trước tôi có nói chuyện với quản lý; quản lý của tôi có nói nếu muốn vay tiền thì viết đơn rồi nộp lên để lãnh đạo công ty giải quyết. Mẫu đơn xin vay vốn của công ty hiện nay như thế nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Hiện nay, mẫu đơn xin vay tiền công đoàn được sử dụng khá phổ biến. Khi có mong muốn được vay tiền công đoàn thì người đó cần phải làm đơn xin vay tiền công đoàn gửi đến Ban chấp hành đoàn của công ty. Mẫu đơn xin vay vốn của công ty hiện nay như thế nào? hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề này nhé.
Mẫu đơn xin vay tiền công ty là gì?
Mẫu đơn xin vay tiền công đoàn là mẫu đơn do cá nhân lập ra gửi đến công đoàn để xin được vay tiền của công đoàn. Mẫu đơn xin vay tiền công đoàn nêu rõ các thông tin về người vay( họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi công tác), số tiền xin vay lý do vay, nội dung đơn, thời gian vay, thời gian trả…
Mẫu đơn xin vay vốn của công ty hiện nay như thế nào?
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIẤY VAY TIỀN
Kính gửi: Ban chấp hành Công đoàn Công ty ………….(1)
Tên tôi là:…….(2)
Hiện đang công tác tại:……(3)
Nay tôi viết giấy này kính trình lên Ban chấp hành công đoàn Công ty cho tôi vay một số tiền từ nguồn quỹ của đoàn viên công đoàn đóng góp.
Số tiền xin vay là:……..(4)
(Bằng chữ:)……….
Lí do vay:…….(5)
Thời gian trả:…….(6)
Nếu được sự đồng ý của ban chấp hành công đoàn, tôi xin hứa sẽ trả cả gốc và lãi theo đúng thời hạn đã ghi ở trên.
….., ngày…………..tháng………….năm ……..
BCH CÔNG ĐOÀN NGƯỜI VAY
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn xin vay vốn của công ty
(1): Điền tên công ty
(2): Điền tên người làm đơn.
(3): Điền nơi công tác của người làm đơn
(4): Điền số tiền xin vay
(5): Điền lý do vay
(6): Điền thời gian trả
Cổ đông sáng lập cho Công ty vay tiền cá nhân được không?
Căn cứ Khoản 3 Điều 110 Luật doanh nghiệp 2014, về Công ty Cổ phần thì: “Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn”
Điều 6 Nghị định 222/2013/NĐ-CP về các giao dịch tài chính của doanh nghiệp, thì:
“1. Các doanh nghiệp không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp.
- Các doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng không sử dụng tiền mặt khi vay và cho vay lẫn nhau.”
Như vậy, cá nhân hoàn toàn có thể cho công ty cổ phần vay vốn, chỉ lưu ý một vấn đề là không cho vay bằng tiền mặt mà phải chuyển khoản, ký séc…
Khoản 1 Điều 162 Luật doanh nghiệp 2014, về Hợp đồng, giao dịch phải được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận, thì:
“1. Hợp đồng, giao dịch giữa công ty với các đối tượng sau đây phải được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận:
a) Cổ đông, người đại diện ủy quyền của cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông của công ty và những người có liên quan của họ;
b) Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người có liên quan của họ;
c) Doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 159 Luật này.”
Như đã trình bày ở trên, bạn không thể ký cả hai chữ ký ở bên đi vay và bên cho vay để đảm bảo tính khách quan, và hợp đồng vay vốn giữa bạn và công ty phải có sự đồng ý của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị.
Nghĩa vụ của cổ đông sáng lập trong công ty cổ phần
Tương tự như quyền của cổ đông phổ thông trong công ty cổ phần. Cổ đông sáng lập trong công ty cổ phần cũng có các nghĩa vụ giống cổ đông phổ thông trong công ty cổ phần. Ngoài ra thì cổ đông sáng lập cũng có các nghĩa vụ riêng phải tuân thủ:
– Thanh toán đủ và đúng thời hạn số cổ phần cam kết mua.
– Tuân thủ Điều lệ và quy chế quản lý nội bộ của công ty.
– Chấp hành nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị.
– Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
-Cổ đông sáng lập không được chuyển nhượng cổ phần ưu đãi biểu quyết cho người khác.
-Cổ đông sáng lập bị hạn chế chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình. Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác. Và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Sau thời hạn 3 năm, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho bất cứ ai.
Mời bạn xem thêm
- Quy định bảo trì nhà chung cư đối với chủ đầu tư hiện nay
- Sơn lại nhà chung cư có phải xin phép hay không?
- Bảo hiểm xe ô to khi bị tai nạn bồi thường như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Mẫu đơn xin vay vốn của công ty hiện nay như thế nào?”. Hy vọng những kiến thức trên có ích cho bạn đọc. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ đăng ký hộ kinh doanh; tạm ngừng kinh doanh; xin giấy phép bay flycam; giải thể công ty; Thành lập công ty ….của Luật sư X; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ khoản 1 Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015, thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Cổ đông là cá nhân; tổ chức sở hữu cổ phần (theo khoản 3 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020); và có các quyền của chủ sở hữu.
Giám đốc hoàn toàn được phép ký vào hợp đồng cho thuê, vay, mượn đối với cá nhân giám đốc. Tuy nhiên, việc ký kết này phải được các thành viên của hội đồng thành viên chấp thuận và được đồng ý bằng quyết định; đồng thời phải đảm bảo được số lượng phiếu tối thiếu là 65% tổng số vốn điều lệ của công ty thông qua.
Về các mối quan hệ: Quan hệ giữa A (cá nhân vay tiền )với B (đơn vị tổ chức tín dụng cho vay) là quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm bằng biện pháp bảo lãnh ( hình thành từ sự thỏa thuận giữa A và B hoặc theo quy định của pháp luật), quan hệ giữa A với C (bên bảo lãnh) là quan hệ bảo lãnh ( hình thành từ sự thỏa thuận giữa A và C), quan hệ giữa C với B chỉ phát sinh khi C đã thay B (từ cá nhân vay tiền thành bên được bảo lãnh) thực hiện nghĩa vụ của B trước A ( nghĩa vụ hoàn trả số tiền mà cá nhân A đã vay)