Trong tố tụng dân sự có một thủ tục hòa giải trước khi đi đến thủ tục khác, trong đó tòa án có trách nhiệm tiến hành thủ tục hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các bên thỏa thuận được với nhau trong việc giải quyết vụ án dân sự trước khi quyết định khởi tố vụ án dân sự. Hòa giải là một giai đoạn của quá trình tố tụng dân sự mà việc giải quyết vụ án giúp các bên giải quyết tranh chấp. Nhưng vì nhiều lý do khác nhau mà không thể tham gia hòa giải tại phiên tòa được. Khi này cần có đơn xin vắng mặt tại phiên hòa giải. Vậy Mẫu đơn xin vắng mặt tại phiên hòa giải như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé
Căn cứ pháp lý
Các trường hợp vắng mặt tại phiên tòa
Bị đơn vắng mặt
căn cứ theo điểm b, c Khoản 2 điều 227 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì
– Bị đơn không có yêu cầu phản tố người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì tòa án xét xử vắng mặt họ
– Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và tòa án quyết định đình chỉ giải quyêt đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định pháp luật
Trong trường hợp đối với bị đơn thì nếu vắng mặt lần thì nhất thì tòa án phải ra quyết định hoãn phiên tòa còn nếu tòa án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà bị đơn vẫn vắng mặt thì tòa án sẽ thực hiện xét xử vắng mặt họ. Trừ trường hợp mà họ vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì tòa án có thể hoãn phiên tòa.
Nếu trong cùng một vụ án mà bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt lần 2 mà không có đơn xin xét xử vắng mặt thì tòa sẽ đưa ra quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố của bị đơn và tòa án vẫn sẽ tiến hành xét xử vụ án để giải quyết yêu cầu của nguyên đơn
Nguyên đơn vắng mặt
căn cứ tại điều 227 Bộ luật tố tựng dân sự 2015 có quy định như sau
– Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất đương sự phải có mặt tại phiên tòa, nếu không có mặt thì tòa án sẽ ra quyết định hoãn phiên tòa, trừ trường hợp mà nguyên đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Trong trường hợp hoãn phiên tòa thì Tòa án phải thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa .
– Tòa án triệu tập hợp lệ đến lần thư hai mà đương sự hoặc người đại điện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; trong trường hợp họ vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì tòa án có thể hoãn phiên tòa
Nếu nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối ới yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Và nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật
Trong trường hợp là vụ án ly hôn thì không thể ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng thay nên bắt buộc nguyên đơn phải trực tiếp tham gia tại phiên tòa xét xử, nếu nguyên đơn bị triệu tập hợp lệ lần 2 thì phải có đơn xin xét xử vắng mặt. Tòa án chỉ xem xét xét xử vắng mặt khi nguyên đơn chứng minh được vắng mặt vì sự kiên bất khả kháng hoặc lý do khách quan. Nếu không vì nguyên nhân đó mà nguyên đơn vắng mặt thì tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án và cho rằng nguyên đơn đã từ bỏ yêu cầu khởi kiện
Bên cạnh đó trong vụ án ly hôn còn có các trường hợp mà ly hôn vắng mặt đó là các trường hợp như sau :
– Trường hợp ly hôn với người nước ngoài không có mặt tại Việt Nam
– Trường hợp hai đó là ly hôn với người vắng mặt tại nơi cư trú.
Nguyên tắc tiến hành hòa giải
– Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải như yêu cầu đòi bồi thường vì lý do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, những vụ án phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội; vụ án không tiến hành hòa giải được nhu vụ án có bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt, đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng, đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự, một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.
– Việc hòa giải được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:
+ Tòa án tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình;
+ Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Theo đó, khi Tòa án mở phiên hòa phải phải tuân thủ theo các nguyên tắc, hỗ trợ các đương sự hòa giải tranh chấp không vi phạm vào điều cấm của pháp luật chứ không dược phép xúi giục, đe dọa buộc đương sự hòa giải theo người hòa giải đưa ra.
Mẫu đơn xin vắng mặt tại phiên hòa giải
Hướng dẫn viết đơn xin vắng mặt tại phiên hòa giải
Sau đây chúng tôi xin đưa ra một số hướng dẫn trong việc viết Mẫu đơn xin vắng mặt tại phiên hòa giải như sau:
– Nơi gửi đơn đó là tại tòa án đang xem xét giải quyết vụ án của người làm đơn
– Thông tin của người làm đơn thì chúng ta cần ghi đầy đủ các thôn tin cá nhân như là họ tên, năm sinh, số chứng minh nhân dân/ căn cước công dân, địa chỉ và số điện thoại
– Trình bày rõ lý do vắng mặt là gì, cần ghi rõ và cụ thể các lý do có thể là do sức khỏe không đảm bảo, do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, do thân nhân ốm trong trường hợp cấp cứu có xác nhận của cơ sở y tê….
Khi vắng mặt tại phiên tòa thì đương sự cần nộp cho tòa án các giấy tờ, tài liệu, văn bản chứng minh việc vắng mặt của mình là đúng đắn có lý do chính đáng và hợp pháp
– Đưa ra yêu cầu của mình với phiên tòa.
– Cam kết, đưa ra lời cảm ơn và ký.
Thủ tục tiến hành hòa giải
Thủ tục tiến hành hòa giải được thực hiện như sau:
– Thẩm phán phổ biến cho các đương sự về các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các đương sự liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc hòa giải thành để họ tự nguyện thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án;
– Nguyên đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày nội dung tranh chấp, bổ sung yêu cầu khởi kiện; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu khởi kiện và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có);
– Bị đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, yêu cầu phản tố (nếu có); những căn cứ để phản đối yêu cầu của nguyên đơn; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu phản tố của mình và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có);
– Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn; trình bày yêu cầu độc lập của mình (nếu có); những căn cứ để phản đối yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu độc lập của mình và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có);
– Người khác tham gia phiên họp hòa giải (nếu có) phát biểu ý kiến;
– Sau khi các đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày hết ý kiến của mình, Thẩm phán xác định những vấn đề các đương sự đã thống nhất, chưa thống nhất và yêu cầu các đương sự trình bày bổ sung về những nội dung chưa rõ, chưa thống nhất;
– Thẩm phán kết luận về những vấn đề các đương sự đã thống nhất, chưa thống nhất.
Theo đó, khi phiên họp kết thúc thì sẽ được lập thành biên bản về việc giao nộp, công khai chứng cứ và biên bản hòa giải do Thư ký lập, trong biên bản phải ghi rõ ngày, tháng, năm lập biên bản, địa điểm mở phiên họp và thành phần tham gia phiên họp, người vắng mặt tại phiên họp. Gi lại ý kiến của các bên đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sự và biên bản phải có đầy đủ chữ ký hoặc điểm chỉ của những người tham gia phiên họp, chữ ký của Thư ký Tòa án ghi biên bản và của Thẩm phán chủ trì phiên họp. Những người tham gia phiên họp có quyền được xem biên bản ngay sau khi kết thúc phiên họp, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản và ký xác nhận hoặc điểm chỉ.
Tòa án sẽ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự nếu như hai bên không có ai thay đổi ý kiến và Thẩm phán chỉ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án.
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Mẫu đơn xin vắng mặt tại phiên hòa giải chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ
Luật sư X vừa cung cấp một số thông tin có liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn xin vắng mặt tại phiên hòa giải mới năm 2023”. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu và sử dụng các dịch vụ khác liên quan như tư vấn pháp lý phí làm sổ đỏ. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Các tranh chấp đất đai bắt buộc phải hòa giải năm 2023?
- Thuận tình ly hôn hòa giải mấy lần?
- Mẫu tờ khai thuế đối với hoạt động cho thuê tài sản năm 2023
Câu hỏi thường gặp
Thành phần tham gia phiên họp gồm có:
a) Thẩm phán chủ trì phiên họp;
b) Thư ký Tòa án ghi biên bản phiên họp;
c) Các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sự;
d) Đại diện tổ chức đại diện tập thể lao động đối với vụ án lao động khi có yêu cầu của người lao động, trừ vụ án lao động đã có tổ chức đại diện tập thể lao động là người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho tập thể người lao động, người lao động. Trường hợp đại diện tổ chức đại diện tập thể lao động không tham gia hòa giải thì phải có ý kiến bằng văn bản;
đ) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (nếu có);
e) Người phiên dịch (nếu có).
Trường hợp cần thiết, Thẩm phán yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan tham gia phiên họp; đối với vụ án về hôn nhân và gia đình, Thẩm phán yêu cầu đại diện cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam tham gia phiên họp; nếu họ vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họp.
Trong vụ án có nhiều đương sự mà có đương sự vắng mặt, nhưng các đương sự có mặt vẫn đồng ý tiến hành phiên họp và việc tiến hành phiên họp đó không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì Thẩm phán tiến hành phiên họp giữa các đương sự có mặt; nếu các đương sự đề nghị hoãn phiên hòa giải để có mặt tất cả các đương sự trong vụ án thì Thẩm phán phải hoãn phiên họp. Thẩm phán phải thông báo việc hoãn phiên họp và việc mở lại phiên họp cho đương sự.”
Khi Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất: Bị đơn hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn phải có mặt tại phiên tòa.
Nếu bị đơn hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa;
Nếu bị đơn hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn vắng mặt nhưng bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì Tòa án tiếp tục phiên tòa.
Tòa án phải thông báo cho bị đơn, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn về việc hoãn phiên tòa.
Khi Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai: Bị đơn hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn phải có mặt tại phiên tòa.
Nếu bị đơn hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn vắng mặt nhưng bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì Tòa án tiếp tục phiên tòa;
Nếu bị đơn hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa;
Nếu bị đơn hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án xử lý như sau:
– Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;
– Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật.