Chào Luật sư X, cháu tôi cho người ta mượn 500.000.000 đồng năm 2022 và nhờ tôi làm chứng cho giao dịch này. Nay đã quá hạn nhưng đối phương không trả tiền nên cháu tôi quyết định khởi kiện và nhờ tôi làm người làm chứng giao dịch cho vay tiền. Tuy nhiên, còn 4 ngày nữa thì phiên tòa mở ra nhưng tôi có việc phải chi chuyển sang tỉnh khác giải quyết công việc không về kịp nên tôi muốn soạn đơn xin vắng mặt của người làm chứng. Vậy mẫu đơn xin vắng của người làm chứng năm 2023 ra sao? Xin được tư vấn.
Chào bạn, cảm ơn câu hỏi của bạn. Để giải đáp câu hỏi trên mời bạn hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
Người làm chứng là gì?
Theo tố tụng dân sự:
Khái niệm người làm chứng: Trong tố tụng dân sự, những người biết được các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết tòa án triệu tập đến tham gia tố tụng để làm sáng tỏ các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự. Người tham gia tố tụng này được gọi là người làm chứng.
Theo tố tụng hình sự:
Theo quy định Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, người làm chứng là người biết được các tình tiết có liên quan đến vụ án được các cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập đến để lấy lời khai về các tình tiết đó.
“Người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng.”
Người làm chứng có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 66 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, người làm chứng có các quyền như sau:
- Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
- Yêu cầu cơ quan triệu tập bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa;
- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc mình tham gia làm chứng;
- Được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, theo quy định tại khoản 4 Điều 66 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, người làm chứng có các nghĩa vụ sau đây:
- Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp cố ý vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải;
- Trình bày trung thực những tình tiết mà mình biết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và lý do biết được những tình tiết đó.
Người làm chứng trong vụ án hình sự có thể vắng mặt tại phiên tòa xét xử sơ thẩm hay không?
Căn cứ theo điểm a khoản 4 Điều 66 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, quy định về nghĩa vụ của người làm chứng như sau:
“4. Người làm chứng có nghĩa vụ:
a) Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp cố ý vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải;”
Đồng thời, tại Điều 293 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, sự có mặt của người làm chứng trong xét xử sơ thẩm được quy định như sau:
“Điều 293. Sự có mặt của người làm chứng
- Người làm chứng tham gia phiên tòa để làm sáng tỏ những tình tiết của vụ án. Nếu người làm chứng vắng mặt nhưng trước đó đã có lời khai ở Cơ quan điều tra thì chủ tọa phiên tòa công bố những lời khai đó. Nếu người làm chứng về những vấn đề quan trọng của vụ án vắng mặt thì tùy trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử.
- Trường hợp người làm chứng được Tòa án triệu tập nhưng cố ý vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc xét xử thì Hội đồng xét xử có thể quyết định dẫn giải theo quy định của Bộ luật này.”
Từ những quy định nêu trên, người làm chứng có nghĩa vụ phải có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, nếu người làm chứng vắng mặt nhưng trước đó đã có lời khai ở Cơ quan điều tra thì chủ tọa phiên tòa công bố những lời khai đó.
Tuy nhiên, nếu họ làm chứng về những vấn đề quan trọng của vụ án mà vắng mặt thì tùy trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử. Trường hợp người làm chứng được Tòa án triệu tập nhưng cố ý vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc xét xử thì Hội đồng xét xử có thể quyết định dẫn giải.
Như vậy, tùy vào từng trường hợp cụ thể dựa trên sự cần thiết và ảnh hưởng của bạn đến việc làm sáng tỏ những tình tiết vụ án, việc vắng mặt của bạn sẽ được xử lý như sau:
- Nếu trước đó bạn đã có lời khai ở Cơ quan điều tra thì chủ tọa phiên tòa sẽ công bố những lời khai đó và phiên tòa vẫn được diễn ra bình thường. Do đó, sự vắng mặt của bạn có thể được Hội đồng xét xử chấp nhận.
- Nếu bạn làm chứng về những vấn đề quan trọng của vụ án thì tùy trường hợp, Hội đồng xét xử sẽ ra quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử.
- Trường hợp bạn được Tòa án triệu tập nhưng cố ý vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của bạn gây trở ngại cho việc xét xử thì Hội đồng xét xử có thể quyết định dẫn giải bạn theo quy định.
Mẫu đơn xin vắng mặt của người làm chứng mới năm 2023
Hướng dẫn viết mẫu đơn:
- Nơi gửi đơn: Tại Tòa án đang xem xét giải quyết vụ án của người làm đơn;
- Thông tin người làm đơn: Ghi đầy đủ thông tin gồm: Họ và tên; năm sinh; số Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân; địa chỉ liên hệ; số điện thoại…
- Lý do vắng mặt. Cần ghi rõ các lý do không thể tham dự phiên tòa, có thể là:
- Do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, …;
- Lý do sức khỏe;
- Do thân nhân bị ốm trong trường hợp cấp cứu và có xác nhận của cơ sở y tế được thành lập hợp pháp tiếp nhận khám và điều trị.
Thân nhân bị ốm của đương sự bao gồm: Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con cái; …
Khi vắng mặt tại phiên tòa, đương sự cần nộp cho Tòa án các giấy tờ, tài liệu, văn bản chứng minh việc vắng mặt của mình là đúng đắn có lý do chính đáng và hợp pháp.
- Đưa ra yêu cầu của mình với phiên tòa: Tùy vào từng vụ việc cụ thể, người viết đơn đưa ra yêu cầu đối với phiên tòa xét xử.
- Cam kết và chữ ký của người làm đơn.
Có thể bạn quan tâm:
- Thời gian khiếu nại nghĩa vụ quân sự
- Quy trình tuyển quân nghĩa vụ quân sự
- Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật dân sự đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn xin vắng mặt của người làm chứng mới năm 2023” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về giải quyết thủ tục ly hôn. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 293 BLTTHS 2015 quy định về sự vắng mặt của người làm chứng như sau:
Nếu người làm chứng vắng mặt nhưng trước đó đã có lời khai ở Cơ quan điều tra thì chủ tọa phiên tòa công bố những lời khai đó. Nếu người làm chứng về những vấn đề quan trọng của vụ án vắng mặt thì tùy trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định HOÃN phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử.
Người làm chứng cố ý vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan và gây trở ngại cho việc xét xử thì Hội đồng xét xử có thể quyết định dẫn giải.
Ở đây, BLTTHS 2015 cho phép Hội đồng xét xử được linh hoạt trong việc quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử khi người làm chứng vắng mặt dựa trên việc xem xét tính cần thiết và sự ảnh hưởng của lời khai người làm chứng đến việc làm sáng tỏ vụ án.
Tại Điều 127 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định áp giải, dẫn giải, theo đó:
Áp giải có thể áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị buộc tội.
Dẫn giải có thể áp dụng đối với:
a) Người làm chứng trong trường hợp họ không có mặt theo giấy triệu tập mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan;
b) Người bị hại trong trường hợp họ từ chối việc giám định theo quyết định trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan;
c) Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó liên quan đến hành vi phạm tội được khởi tố vụ án, đã được triệu tập mà vẫn vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.
Điều tra viên, cấp trưởng của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Kiểm sát viên, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, Hội đồng xét xử có quyền ra quyết định áp giải, dẫn giải.
Quyết định áp giải, quyết định dẫn giải phải ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người bị áp giải, dẫn giải; thời gian, địa điểm người bị áp giải, dẫn giải phải có mặt và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.
Người thi hành quyết định áp giải, dẫn giải phải đọc, giải thích quyết định và lập biên bản về việc áp giải, dẫn giải theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này.
Cơ quan Công an nhân dân, Quân đội nhân dân có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định áp giải, dẫn giải.
Không được bắt đầu việc áp giải, dẫn giải người vào ban đêm; không được áp giải, dẫn giải người già yếu, người bị bệnh nặng có xác nhận của cơ quan y tế.
Như vậy, bạn là người làm chứng và không muốn có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án nhưng không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì bạn sẽ được Tòa án cử người dẫn giải bạn lên Tòa để làm người làm chứng cho vụ án.
Căn cứ Khoản 2 Điều 62 Luật tố tụng hành chính 2015 quy định về người làm chứng có các quyền, nghĩa vụ như sau:
a) Cung cấp toàn bộ thông tin, tài liệu, đồ vật mà mình có được liên quan đến việc giải quyết vụ án;
b) Khai báo trung thực những tình tiết mà mình biết được liên quan đến việc giải quyết vụ án;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về khai báo của mình, bồi thường thiệt hại do khai báo sai sự thật gây thiệt hại cho đương sự hoặc cho người khác;
d) Phải có mặt tại Tòa án và tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án nếu việc lấy lời khai của người làm chứng phải được thực hiện tại Tòa án, tại phiên tòa; trường hợp người làm chứng không đến phiên tòa mà không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ cản trở việc xét xử thì Hội đồng xét xử có thể ra quyết định dẫn giải người làm chứng đến phiên tòa;
đ) Phải cam đoan trước Tòa án về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình, trừ trường hợp người làm chứng là người chưa thành niên;
e) Được từ chối khai báo nếu lời khai của mình liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân hoặc việc khai báo đó ảnh hưởng xấu, bất lợi cho đương sự là người có quan hệ thân thích với mình;
g) Được nghỉ việc trong thời gian Tòa án triệu tập hoặc lấy lời khai;
h) Được thanh toán các khoản chi phí có liên quan theo quy định của pháp luật;
i) Yêu cầu Tòa án đã triệu tập, cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình khi tham gia tố tụng;
k) Khiếu nại hành vi tố tụng, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng.