Trong cuộc sống, có những trường hợp một sự việc nao đó xảy ra gây ảnh hưởng đến cá nhân, tổ chức, và xã hội. Khi muốn trình bày một sự việc xảy ra ảnh hưởng đến bản thân, xã hội,… thì cá nhân sẽ viết đơn trình bày sư việc lên cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết. Mẫu đơn xin trình bày sự việc cần được viết một cách khoa học, dễ hiểu, mạch lạc các sự kiện sự việc xảy ra. Đơn xin trình bày sự việc cần phải có đầy đủ một số nội dung theo quy định. Nếu bạn đang tìm kiếm Mẫu đơn xin trình bày sự việc chi tiết, hãy tham khảo Mẫu đơn xin trình bày sự việc dưới đây của Luật sư X nhé.
Đơn trình bày sự việc là gì?
Đơn trình bày sự việc là dạng văn bản hành chính được viết bởi cá nhân hoặc tổ chức nào đó khi cần khai báo hay trình bày một sự việc đến cơ quan Công an hoặc các chủ thể có thẩm quyền.
Theo đó, mục đích của việc viết Đơn trình bày sự việc là để cơ quan Công an hoặc người có thẩm quyền giải quyết những vấn đề của người viết ghi trong đơn. Các sự việc được trình bày có thể là những sự việc gây ảnh hưởng đến bản thân hoặc có sự ảnh hưởng xấu đến cộng đồng, xã hội… Người viết đơn có thể là người bị ảnh hưởng hoặc trực tiếp gây ra sự việc, người chứng kiến,…
Hiện nay, Đơn trình bày sự việc thường được dùng trong các trường hợp:
– Trình bày một sự việc nào đó lên cơ quan Công an: Bị mất trộm, đánh nhau,…
– Người lao động trình bày nguyện vọng gửi người sử dụng lao động…
– Nguyên đơn, bị đơn trong các vụ việc dân sự trình bày ý kiến của mình…
Tùy vào sự việc được trình bày thì nội dung trong Đơn trình bày sự việc sẽ có sự đa dạng khác nhau. Nhưng dù trong bất kể trường hợp sự việc nào thì mẫu Đơn trình bày sự việc vẫn phải đảm bảo được bố cục và được viết một cách khoa học và theo quy chuẩn nhất định.
Đơn xin trình bày sự việc được viết khi nào?
Trong trường hợp người dân cần khai báo, trình bày một sự việc nào đó lên cơ quan công an hoặc người có thẩm quyền giải quyết, thì cần viết đơn xin trình bày sự việc. Văn bản trình bày cần cụ thể, rõ ràng và chi tiết thì bên cơ quan có thẩm quyền hoặc những người có trách nhiệm xử lý sẽ tìm cách xử lý và hướng giải quyết. Họ sẽ thông qua lá đơn đó, giải quyết sự việc công bằng và công tâm nhất, đảm bảo sự việc sẽ được giải quyết thỏa đáng.
Người làm đơn có thể trình bày những sự việc mà những người có liên quan gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng, đến bản thân hoặc 1 cá nhân nào đó. Người làm đơn có thể là người trực tiếp gây ra vụ việc đó, là người chịu ảnh hưởng hoặc là người chứng kiến vụ việc tận mắt. Người làm đơn cần nêu được mức độ ảnh hưởng của sự việc và trách nhiệm của bản thân trong sự việc đó.
Các nội dung trong lá đơn cần tuân theo thể thức văn bản đã được Nhà nước quy định rõ ràng.
Nội dung của đơn xin trình bày sự việc
Thông thường, đơn trình bày sự việc thường có những nội dung cơ bản sau:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ.
- Tên lá đơn.
- Tên người nhận hoặc cơ quan có thẩm quyền nhận bản tường trình.
- Thông tin cá nhân của người viết đơn trình bày.
- Địa điểm, thời gian và sự việc đã xảy ra trong đơn.
- Thông tin của những người liên quan đến sự việc như: Tham gia, chứng kiến,…
- Diễn biến sự việc cần được trình bày theo thời gian.
- Nguyên nhân xảy ra sự việc đó, mức độ thiệt hại và hậu quả (nếu có).
- Trách nhiệm của những người liên quan đến sự việc.
- Cam kết hoặc đề nghị.
- Ký xác nhận và ghi rõ họ tên của người làm đơn
Mẫu đơn xin trình bày sự việc chi tiết
Đơn trình bày gửi cơ quan Công an
Đơn trình bày nguyện vọng
Đơn trình bày ý kiến nguyên đơn
Đơn trình bày ý kiến bị đơn
Đơn trình bày hoàn cảnh gia đình
Hướng dẫn cách viết Đơn trình bày sự việc
Đơn trình bày sự việc là văn bản hành chính do đó cần tuân theo thể thức văn bản theo quy định. Trong đó:
– Mở đầu đơn là quốc hiệu và tiêu ngữ;
– Tiếp đến là tên Đơn được ghi nổi bật ở giữa đơn;
– Ở mục kính gửi cần ghi đúng thông tin người nhận đơn, nếu gửi đích danh cho cá nhân nào đó thì ghi tên cụ thể của người nhận; nếu gửi cho cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức nhận đơn đó;
– Nội dung đơn: Ghi rõ, đầy đủ và chính xác thông tin người làm đơn gồm: Đầy đủ họ tên, số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, địa chỉ thường trú, nơi ở hiện nay…
Tiếp đến, ghi rõ nguyên nhân viết đơn trong đó do đây là đơn trình bày nên cần ghi cụ thể, rõ ràng thời gian, địa điểm, nguyên nhân, tình tự diễn biến… của sự việc. Nếu đơn trình bày lại một sự việc cần mô tả chia tiết sự việc xảy ra theo trình tự thời gian để người nhận nắm được nội dung sự việc.
– Trình bày yêu cầu, đề nghị của người làm đơn.
Một số lưu ý cần thiết khi tiến hành soạn đơn trình bày
– Thông tin được ghi trong mẫu đơn trình bày sự việc càng chi tiết rõ ràng, càng chính xác, mạch lạc thì các quá trình để tiến hành việc giải quyết vụ việc sẽ được diễn ra một cách nhanh chóng hơn và thuận lợi hơn rất nhiều.
– Nội dung các sự việc được trình bày nên trình bày theo thiên hướng sự việc nào diễn ra trước thì phải tiến hành trình bày trước, sự việc nào diễn ra sau thì phải trình bày sau. Nên trình bày sự kiện theo thời điểm theo từ quá khứ đến thời điểm hiện tại.
– Cung cấp toàn bộ thông tin người trình báo các sự việc và sự việc được trình báo phải càng chi tiết càng tốt.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn xin trình bày sự việc chi tiết theo quy định 2023” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như mẫu sơ yếu lý lịch 2023. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Bản tường trình được hiểu là văn bản được sử dụng nhằm tường thuật lại một vấn đề, quá trình hoặc sự việc đã xảy ra. Do đó, bản tường trình được viết khi xảy ra một sự việc thường hậu quả của sự việc sẽ là không tốt.
Mục đích của văn bản này là nhằm trình bày rõ ràng sự việc diễn ra, trong đó, nêu được mức độ vai trò của mình đối với sự việc trên.
Vai trò của bản tường trình: Bản tường trình có vai trò giúp cơ quan có thẩm quyền, công ty, doanh nghiệp xác định được thông tin được toàn cảnh sự việc. Từ đó, xác định nội dung sự việc giúp
Tùy vào sự việc cụ thể được yêu cầu giải trình mà nội dung mẫu bản giải trình sự việc cũng có sự khác nhau. Nhưng nhìn chung, mẫu bản giải trình bao gồm các nội dung như sau:
1. Phần mở đầu
– Quốc hiệu, Tiêu ngữ phía bên phải; tên doanh nghiệp phía bên trái.
– Ngày, tháng, năm (thời gian cụ thể) lập mẫu công văn
2. Phần nội dung
– Tên của mẫu công văn: Công văn giải trình
– Kính gửi: ghi tên cơ quan nhận công văn giải trình (đây cũng là cơ quan có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp giải trình)
– Các thông tin của doanh nghiệp:
+ Tên doanh nghiệp
+ Người đại diện theo pháp luật và chức vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
+ Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp
+ Số điện thoại, fax
+ Mã số bảo hiểm xã hội, mã số thuế của doanh nghiệp
– Nội dung cần giải trình:
+ Ghi rõ doanh nghiệp giải trình vấn đề gì, theo yêu cầu hay công văn số bao nhiêu (ghi rõ số hiệu công văn) của cơ quan nhà nước
+ Trình bày nội dung giải trình, các tài liệu kèm theo (nếu có) nhằm chứng minh cho yêu cầu giải trình.
3. Phần kết
Cam kết nội dung giải trình ở trên là đúng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.