Trong cuộc sống, có thể chúng ta sẽ cần dùng đến giấy khai sinh trong một số trường hợp tuy nhiên giấy khai sinh lúc có thể bị mất hoặc bị rách, hỏng vì một số lí do. Do đó, để thay thế giấy khai sinh đã bị mất, rách, hỏng thì cá nhân có thể xin cơ quan có thẩm quyền cấp trích lục giấy khai sinh để thay thế. Để có thể xin cấp trích lục giấy khai sinh thì cá nhân cần nộp đơn xin trích lục giấy khai sinh và một số giấy tờ cần thiết lên cơ quan có thẩm quyền. Nhiều người có nhu cầu xin trích lục giấy khai sinh nhưng lại không biết lấy Mẫu đơn xin trích lục giấy khai sinh ở đâu và viết như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để nắm rõ hơn về vấn đề này nhé.
Căn cứ pháp lý
Trích lục giấy khai sinh là gì?
Căn cứ theo Điều 2 Luật Hộ tịch 2014 quy định như sau:
“Điều 2. Hộ tịch và đăng ký hộ tịch
1. Hộ tịch là những sự kiện được quy định tại Điều 3 của Luật này, xác định tình trạng nhân thân của cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết.
2. Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch của cá nhân, tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, thực hiện quản lý về dân cư.”
Bên cạnh đó, tại Điều 3 Luật Hộ tịch 2014 quy định:
“Điều 3. Nội dung đăng ký hộ tịch
1. Xác nhận vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch:
a) Khai sinh;
b) Kết hôn;
c) Giám hộ;
d) Nhận cha, mẹ, con;
đ) Thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch;
e) Khai tử.
2. Ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
a) Thay đổi quốc tịch;
b) Xác định cha, mẹ, con;
c) Xác định lại giới tính;
d) Nuôi con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi;
đ) Ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật, công nhận việc kết hôn;
e) Công nhận giám hộ;
g) Tuyên bố hoặc hủy tuyên bố một người mất tích, đã chết, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
3. Ghi vào Sổ hộ tịch sự kiện khai sinh; kết hôn; ly hôn; hủy việc kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; khai tử của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
4. Xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các việc hộ tịch khác theo quy định của pháp luật.”
Ngoài ra, theo khoản 9 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014 quy định như sau:
“Điều 4. Giải thích từ ngữ
9. Trích lục hộ tịch là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm chứng minh sự kiện hộ tịch của cá nhân đã đăng ký tại cơ quan đăng ký hộ tịch. Bản chính trích lục hộ tịch được cấp ngay sau khi sự kiện hộ tịch được đăng ký. Bản sao trích lục hộ tịch bao gồm bản sao trích lục hộ tịch được cấp từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch và bản sao trích lục hộ tịch được chứng thực từ bản chính.”
Đối chiếu theo quy định trên, trích lục giấy khai sinh khai sinh được hiểu là một trong những nội dung của sổ hộ tịch nhằm xác định tình trạng nhân thân của cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết.
Thẩm quyền cấp trích lục giấy khai sinh
Điều 63 Luật Hộ tịch 2014 quy định cấp bản sao trích lục hộ tịch về sự kiện hộ tịch đã đăng ký như sau:
“Cá nhân không phụ thuộc vào nơi cư trú có quyền yêu cầu Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục hộ tịch về sự kiện hộ tịch của mình đã được đăng ký.“
Theo khoản 5 Điều 4 Luật Hộ tịch năm 2014:
“Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch gồm cơ quan đăng ký hộ tịch, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và cơ quan khác được giao thẩm quyền theo quy định của pháp luật.“
Vì thế, có thể xin cấp bản sao trích lục khai sinh tại:
– Bộ Tư pháp;
– Bộ Ngoại giao;
– Cơ quan đăng ký hộ tịch: Thông thường là Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện (nếu khai sinh có yếu tố nước ngoài).
Tuy nhiên, hiện nay Cơ sở dữ liệu hộ tịch chưa được cập nhật hoàn thiện do đó việc cấp trích lục giấy đăng ký khai sinh vẫn được cấp căn cứ vào Sổ đăng ký khai sinh nơi cá nhân đã đăng ký khai sinh trước đây. Vì vậy, cá nhân xin cấp trích lục khai sinh phải quay lại nơi từng cấp khai sinh trước đây.
Thủ tục cấp trích lục giấy khai sinh
Căn cứ theo Điều 64 Luật Hộ tịch 2014 quy định như sau:
1. Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch trực tiếp hoặc thông qua người đại diện gửi tờ khai theo mẫu quy định cho Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch.
Trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đề nghị cấp bản sao trích lục hộ tịch của cá nhân thì gửi văn bản yêu cầu nêu rõ lý do cho Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch.
2. Ngay sau khi nhận được yêu cầu, nếu đủ điều kiện thì Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục hộ tịch cho người yêu cầu.
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định:
1. Người yêu cầu đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch xuất trình bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân.
Vậy cá nhân cần chuẩn bị:
– Mẫu đơn xin trích lục giấy khai sinh;
– Xuất trình giấy tờ tùy thân có ảnh;
– Trường hợp ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục phải có văn bản ủy quyền.
Ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ, nếu thấy hồ sơ đầy đủ và phù hợp, công chức làm công tác hộ tịch căn cứ vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch, ghi nội dung bản sao trích lục giấy khai sinh, báo cáo Thủ trưởng cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu hộ tịch ký cấp bản sao trích lục cho người yêu cầu.
Mẫu đơn xin trích lục giấy khai sinh
Hướng dẫn cách ghi mẫu đơn xin trích lục giấy khai sinh
– Mục (1): Ghi tên cơ quan đề nghị thực hiện việc cấp bản sao Trích lục giấy khai sinh.
– Mục (2): Ghi theo nơi đăng ký thường trú; nếu không có nơi đăng ký thường trú thì ghi theo nơi đăng ký tạm trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú thì ghi theo nơi đang sinh sống.
– Mục (3) Ghi thông tin về giấy tờ tùy thân của người đi đăng ký, ghi rõ số, cơ quan cấp, ngày cấp hộ chiếu, CMND hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế.
Ví dụ: Chứng minh nhân dân số 001234567 do Công an thành phố Hà Nội cấp ngày 20/10/2000.
– Mục (4): Ghi rõ loại việc hộ tịch đã đăng ký trước đây, nay đề nghị cấp bản sao Trích lục hộ tịch.
– Mục (5): Ghi rõ tên cơ quan đã đăng ký hộ tịch trước đây.
Ví dụ: Ủy ban nhân dân phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
– Mục (6): Ghi rõ số lượng bản sao đề nghị cấp.
– Phần “ký tên: Ký và ghi rõ họ, chữ đệm, tên của người yêu cầu cấp.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Mẫu đơn xin trích lục giấy khai sinh theo quy định năm 2023” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Công chứng tại nhà Bắc Giang. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102
Mời bạn xem thêm bài viết
- Hồ sơ xin trích lục khai sinh năm 2023
- Xin trích lục khai sinh cho người đã chết ở đâu?
- Hướng dẫn trích lục khai sinh online nhanh chóng
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính, chữ ký được chứng thực và hợp đồng, giao dịch được chứng thực như sau:
1. Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Tại Khoản 7 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định:
7. Sổ gốc là sổ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền lập ra khi thực hiện việc cấp bản chính theo quy định của pháp luật, trong đó có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính mà cơ quan, tổ chức đó đã cấp.
Theo các quy định trên, sổ hộ tịch được xác định là một loại sổ gốc và bản sao trích lục hộ tịch thực chất chính là bản sao được cấp từ sổ gốc (sổ hộ tịch). Như vậy, bản sao trích lục giấy khai sinh có giá trị tương tự như bản chính.
Nếu cá nhân không thể đến trực tiếp xin bản sao trích lục khai sinh, có thể ủy quyền cho người khác tiến hành thủ tục này. Khoản 2 Điều 6 Luật Hộ tịch quy định:
“Trường hợp kết hôn, nhận cha, mẹ, con thì các bên phải trực tiếp thực hiện tại cơ quan đăng ký hộ tịch.
Đối với các việc đăng ký hộ tịch khác hoặc cấp bản sao trích lục hộ tịch thì người có yêu cầu trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết việc ủy quyền.“
Trong trường hợp này, ngoài các giấy tờ thông thường khi xin cấp bản sao trích lục khai sinh, cá nhân cần chuẩn bị giấy ủy quyền. Theo Điều 2 Thông tư 04/2020/TT-BTP:
“Việc ủy quyền phải lập thành văn bản, được chứng thực theo quy định của pháp luật. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải chứng thực.“
Như vậy, nếu ủy quyền cho người khác, cá nhân cần chứng thực văn bản ủy quyền. Nếu ủy quyền cho ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột thì người được ủy quyền chỉ cần xuất trình giấy tờ chứng minh mối quan hệ này như sổ hộ khẩu…