Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở là một cấp trong hệ thống tổ chức công đoàn, trực tiếp thực hiện quyền công nhận công đoàn cơ sở, chỉ đạo hoạt động công đoàn cơ sở và liên kết công đoàn cơ theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam. Tuy nhiên vì vài lý do mà cá nhân muốn thôi giữ chức chủ tịch công đoàn. Luật sư X sẽ gửi đến bạn mẫu đơn xin thôi giữ chức vụ chủ tịch công đoàn mới nhất năm 2022 tại bài viết này. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích cho bạn đọc
Căn cứ pháp lý
Luật Công đoàn năm 2012
Mẫu đơn xin thôi giữ chức vụ chủ tịch công đoàn
Căn cứ quy định tại Điều 4 – Luật Công đoàn năm 2012, cụ thể:
– Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn, tập hợp đoàn viên công đoàn trong một hoặc một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, được công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở công nhận theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
– Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở là một cấp trong hệ thống tổ chức công đoàn, trực tiếp thực hiện quyền công nhận công đoàn cơ sở, chỉ đạo hoạt động công đoàn cơ sở và liên kết công đoàn cơ theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Công đoàn (nghiệp đoàn, liên đoàn lao động) là “một hiệp hội của những người làm công ăn lương có mục đích duy trì hay cải thiện các điều kiện thuê mướn họ”, hoặc là nghiệp đoàn của những người công dân.
– Trải qua 300 năm, các công đoàn phát triển thành nhiều dạng thức, dưới sự ảnh hưởng của các thể chế chính trị và kinh tế. Mục tiêu và hoạt động cụ thể của các công đoàn có khác nhau, nhưng thường bao gồm:
+ Cung cấp lợ ích dự phòng: Các công đoàn thời xưa, như các Hội Ái Hữu thường cung cấp nhiều lợi ích để bảo trợ cho các thành viên trong trường hợp thất nghiệp, ốm đau, tuổi già hay chết.
+ Thương lượng tập thể: Ở các nước mà công đoàn có thể hoạt động công khai và được giới chủ thừa nhận, các công đoàn có thể thương lượng với chủ thuê mướn lao động về lương bổng và các điều kiện làm việc.
+ Hành động áp lực: Các công đoàn có thể tổ chức đình công hay phản đối để gây áp lực theo những mục tiêu nào đó.
+ Hoạt động chính trị: Các công đoàn có thể tác dộng đến những luật lệ có lợi cho toàn thế giới lao động. Họ có thể tiến hành những chiến dịch chính trị, vận động hành lang hay hỗ trợ tài chính cho những cá nhân hay chính đảng ứng cử vào các vị trí công quyền.
Vì một vài lý do mà cá nhân xin thôi giữ chức chủ tịch công đoàn, cách soạn đơn xin thôi giữ chức vụ chủ tịch công đoàn như thế nào? Mời bạn theo dõi nội dung tiếp theo của bài viêt
Đơn xin thôi giữ chức vụ chủ tịch công đoàn
Mời bạn tham khảo mẫu đơn xin thôi giữ chức vụ chủ tịch công đoàn sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
————–o0o————–
…. , ngày … tháng … năm 20…
ĐƠN XIN TỪ CHỨC
– Luật công đoàn 2012
– Điều lệ Công Đoàn Việt Nam 2013.
Kính gửi: – Ban chấp hành liên đoàn ……….
Tên tôi là: ………………………………………………………. Sinh ngày: …………………..
Chứng minh nhân dân số: …………………. Cấp ngày: ……………… Tại: ………………..
Công tác tại: ………………………………………………………………………………………………………
Chức vụ: …………………………………………………………………………………………………………..
Tôi xin trình với Quý cơ quan nội dung sau:
……………………………………………..
……………………………………………..
(Ví dụ: Hiện tại tôi đang giữ chức vụ chủ tịch công đoàn của công ty TNHH VNG nhưng vì lý do sức khỏe, tôi phải tiến hành chữa bệnh trong một gian. Tránh ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động tôi xin phép được từ chức Chủ tịch công đoàn).
Kính đề nghị Quý cơ quan xem, giải quyết đơn của tôi
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xác định của Ban chấp hành liên đoàn Người làm đơn
Ví dụ mẫu đơn sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
………., ngày … tháng … năm ……..
ĐƠN XIN TỪ CHỨC
– Luật Công đoàn năm 2012;
– Điều lệ Công đoàn Việt Nam năm 2013;
Kính gửi: Ban chấp hành liên đoàn ………………………………………………………………
Tên tôi là: …………………………………………………… Sinh năm: ……………………………..
Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số: …………………………………………………
Ngày cấp: ………………………………….. Cấp tại: ………………………………………………….
Công tác tại: ……………………………………………………………………………………………….
Chức vụ: Chủ tịch công đoàn.
Tôi xin trình với quý cơ quan nội dung sau đây:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
(Trình bày cụ thể, rõ ràng: Hiện tại tôi đang giữ chức vụ chủ tịch công đoàn của công ty ………… nhưng vì lý do sức khỏe, tôi phải tiến hành chữa bệnh trong một thời gian. Tránh ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động tôi xin phép được thôi giữ chức vụ Chủ tịch công đoàn).
Kính đề nghị quý cơ quan xem xét đề nghị.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Ký và ghi rõ họ tên)
Mời bạn xem thêm bài viết
- Lời nhận xét học bạ cuối năm THPT mới nhất
- Mẫu đơn xin thôi giữ chức vụ bí thư chi đoàn mới nhất năm 2022
- Thủ tục hoàn thuế thu nhập cá nhân 2021
- Hướng dẫn cách tra cứu giấy phép lái xe thật hay giả
- Giấy quyết định ly hôn của tòa án
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Mẫu đơn xin thôi giữ chức vụ chủ tịch công đoàn mới nhất năm 2022”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như mẫu đơn xin xác nhận độc thân, hồ sơ tạm ngừng kinh doanh, đăng ký bảo hộ thương hiệu, xin giấy phép bay flycam, tra cứu quy hoạch xây dựng, giấy phép flycam, dịch vụ luật sư tư vấn ly hôn, dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Chủ tịch Công đoàn cơ sở, do Ban chấp hành công đoàn cơ sở bầu ra, hoặc do đại hội công đoàn cơ sở trực tiếp bầu, khi có trên 50% đại biểu đại hội đề nghị bầu trực tiếp và được sự đồng ý của công đoàn cấp trên trực tiếp.
– Chủ tịch công đoàn cơ sở là người đứng đầu Ban chấp hành, Ban thường vụ công đoàn cơ sở, người trực tiếp chịu trách nhiệm trước Ban chấp hành công đoàn về tổ chức hoạt động của công đoàn cơ sở.
Căn cứ vào Điều 1 Luật công đoàn số 12/2012/QH13 của Quốc hội quy định về định nghĩa công đoàn:
“Công đoàn là tổ chức chính trị – xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (sau đây gọi chung là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.”