Theo quy định của Luật Cư trú hiện hành thì người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại Khoản 3 Điều 25 và Khoản 2 Điều 26 Luật Cư trú 2007 mà muốn tách hộ khẩu phải được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản. Điều này đã dẫn đến trong thực tế sau khi ly hôn, không ít gia đình nhà chồng hoặc người chồng đã lợi dụng quy định này, không ký đồng ý cho tách hộ để cố tình gây khó dễ cho người vợ. Việc không tách được hộ khẩu đã gây hệ lụy cho không ít người vợ khi thực hiện các giao dịch, thủ tục hành chính cần sử dụng đến sổ hộ khẩu.
Khắc phục bất cập này, Luật Cư trú 2020 đã quy định điều kiện để được tách hộ khẩu trong trường hợp sau ly hôn thuận lợi hơn, không cần người vợ hoặc chồng là chủ hộ khẩu đồng ý, người vợ hoặc chồng vẫn có thể tách hộ khẩu riêng. Vợ hoặc chồng chỉ cần nộp đơn xin tích khẩu và một số tài liệu khác đến cơ quan có thẩm quyền sẽ được xem xét thủ tục tách khẩu.
Cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết về mẫu đơn xin tách khẩu sau ly hôn dưới đây.
Điều kiện tách khẩu sau khi ly hôn
Tách hộ khẩu hay tách hộ là việc một người đang đăng ký thường trú và có tên trong hộ khẩu làm các thủ tục xóa tên trong hộ khẩu đó, xóa đăng ký thường trú và thực hiện việc đăng ký hộ khẩu mới. Như vậy, người được tách hộ sẽ tại ra một hộ mới có thông tin của người được tách khẩu và được đứng tên làm chủ hộ trong hộ khẩu mới.
Để tách hộ khẩu sau khi ly hôn, công dân cần đáp ứng những điều kiện được quy định tại khoản 1 điều 25 luật cư trú 2020:
- Thành viên hộ gia đình được tách hộ để đăng ký thường trú tại cùng một chỗ ở hợp pháp khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; trường hợp có nhiều thành viên cùng đăng ký tách hộ để lập thành một hộ gia đình mới thì trong số các thành viên đó có ít nhất một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Được chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý, trừ trường hợp thành viên hộ gia đình đăng ký tách hộ là vợ, chồng đã ly hôn mà vẫn được cùng sử dụng chỗ ở hợp pháp đó;
- Nơi thường trú của hộ gia đình không thuộc trường hợp quy định tại Điều 23 của Luật nà
Như vây, theo quy định trên, khi thực hiện thủ tục tách hộ khẩu sau khi ly hôn, công dân cần đáp ứng đủ ba điều kiện dưới đây:
+ Công dân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
+ Sau khi ly hôn, công dân vẫn được sử dụng chỗ ở hợp pháp đó theo phán quyết của Toà án;
+ Địa điểm cư trú nơi công dân đăng ký tách hộ không thuộc các trường hợp không đăng ký thường trú mới quy định tại Điều 23 Luật cư trú 2020
Mẫu đơn xin tách khẩu sau ly hôn
Xem trước và tải xuống mẫu đơn xin tách khẩu sau ly hôn:
Khi khai mẫu này, lưu ý:
(1) Cơ quan đăng ký cư trú.
(2) Ghi rõ ràng, cụ thể nội dung đề nghị. Ví dụ: đăng ký thường trú; đăng ký tạm trú; tách hộ; xác nhận thông tin về cư trú…
(3) Áp dụng đối với các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 20; khoản 1 Điều 25 Luật Cư trú
(4) Áp dụng đối với trường hợp người chưa thành niên, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người không đủ năng lực hành vi dân sự có thay đổi thông tin về cư trú
Trình tự thực hiện tách khẩu
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ tách hộ
– Hồ sơ tách hộ thông thường chỉ cần: Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho tách hộ của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản.
– Trường hợp thành viên hộ gia đình đăng ký tách hộ là vợ, chồng đã ly hôn mà vẫn được ở cùng chỗ ở hợp pháp, hồ sơ gồm:
+ Tờ khai thay đổi thông tin cư trú;
+ Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc ly hôn và việc tiếp tục được sử dụng chỗ ở hợp pháp đó.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Công an cấp xã.
Bước 3: Cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
- Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cho người đăng ký;
- Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng chưa đủ hồ sơ thì hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện và cấp Phiếu hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ cho người đăng ký;
- Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì từ chối và cấp Phiếu từ chối tiếp nhận, giải quyết hồ sơ cho người đăng ký.
Bước 4: Căn cứ theo ngày hẹn trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả để nhận thông báo kết quả giải quyết thủ tục đăng ký cư trú (nếu có).
Theo Điều 25 Luật Cư trú, sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để tách hộ, người dân nộp hồ sơ này đến cơ quan đăng ký cư trú.
Theo đó, cơ quan đăng ký cư trú là cơ quan quản lý cư trú trực tiếp thực hiện việc đăng ký cư trú của công dân, bao gồm:
– Công an xã, phường, thị trấn;
– Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã.
Ngoài ra, theo hướng dẫn tại Quyết định 5548/QĐ-BCA-C06, người dân có thể nộp hồ sơ trực tuyến qua các cổng cung cấp dịch vụ công trực tuyến như: Cổng dịch vụ công qua Cổng dịch vụ công quốc gia, hoặc qua Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của pháp luật).
Thời hạn giải quyết
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về hộ gia đình liên quan đến việc tách hộ vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin.
Trường hợp sau khi thẩm định, nhận thấy không đủ điều kiện tách hộ, Công an từ chối giải quyết tách hộ thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Mời bạn xem thêm:
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ: mẫu trích lục khai sinh bản sao, thành lập công ty cổ phần, tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, kế toán giải thể công ty, dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự, mã số thuế cá nhân, giấy trích lục kết hôn, mẫu đơn xin trích lục quyết định ly hôn, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam,trích lục khai tử bản chính, xin xác nhận độc thân, tra cứu thông tin quy hoạch, xin phép bay flycam, hợp pháp hóa lãnh sự bộ ngoại giao…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ khoản 8, điều 10 Thông tư 35/2014/TT-BCA, người đứng tên chủ hộ có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho những người cùng có tên trong sổ hộ khẩu được sử dụng sổ để giải quyết các công việc theo quy định của pháp luật. Trường hợp cố tình gây khó khăn, không cho những người cùng có tên trong sổ hộ khẩu được sử dụng sổ để giải quyết các công việc theo quy định của pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Sau khi vợ chồng đã ly hôn, nếu đã dùng các biện pháp hợp pháp mà vẫn bị gây khó khăn thì có thể nhờ đến sự giúp đỡ của cơ quan công an có thẩm quyền. Khi đó, người cản trở có thể bị xử phạt hành chính từ 100.000 – 300.000 đồng.
Theo Điều 25 Luật hộ tịch năm 2020, trong trường hợp thành viên hộ gia đình đăng ký tách hộ là vợ chồng ly hôn nhưng vẫn chung hộ khẩu muốn tiến hành việc tách hộ thì chỉ cần thực hiện thủ tục tách hộ mà không cần được chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý.
Vợ, chồng sau khi ly hôn có thể lựa chọn việc cắt khẩu hoặc không cắt khẩu.
Cắt hộ khẩu sau ly hôn là thủ tục thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu thường được thực hiện.
Mặc dù không bắt buộc, thủ tục này sẽ thuận tiện hơn cho người vợ, người chồng cũng như cơ quan hộ tịch quản lý về nơi cư trú.