Khi muốn sao chụp hồ sơ vụ án dân sự hay vụ án hình sự cần thiết cho vụ án, các Luật sư và người có liên quan đến vụ án có thể sử dụng mẫu đơn xin sao chụp hồ sơ vụ án để gửi lên Tòa án xem xét và phê duyệt quyết định cho sao chụp hồ sơ vụ án. Mời các bạn tham khảo mẫu đơn xin sao chụp hồ sơ vụ án mới năm 2022 tại đây. Luật sư 247 sẽ hướng dẫn cách viết mẫu đơn này.
Căn cứ pháp lý
Quyền sao chụp tài liệu của luật sư và người bào chữa
Quy định tại điểm l khoản 1 Điều 73 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 như sau:
“Điều 73. Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa
1. Người bào chữa có quyền:
a) Gặp, hỏi người bị buộc tội;
b) Có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý thì được hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can;
c) Có mặt trong hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này;
d) Được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng báo trước về thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung và thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này;
đ) Xem biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình, quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa;
e) Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế;
g) Đề nghị tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này; đề nghị triệu tập người làm chứng, người tham gia tố tụng khác, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
h) Thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
i) Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
k) Đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại, định giá lại tài sản;
l) Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa từ khi kết thúc điều tra;
m) Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa;
n) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
o) Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án nếu bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất theo quy định của Bộ luật này.”
Nội dung cần có của Đơn xin sao chụp hồ sơ vụ án
Tại khoản 8 Điều 70 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 nêu rõ, cá nhân, tổ chức được quyền ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập, trừ tài liệu, chứng cứ.
Đồng thời, khoản 1 Điều 17 Nghị quyết 03/2012 cũng hướng dẫn cụ thể như sau:
1. Đương sự chỉ được yêu cầu ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án trước khi Tòa án mở phiên toà xét xử vụ án. Khi có yêu cầu ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ, thì họ phải làm đơn gửi Tòa án có thẩm quyền. Nếu họ trực tiếp đến Tòa án trình bày yêu cầu được ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ, thì họ cũng phải thể hiện bằng văn bản nộp cho Tòa án. Nếu đương sự là người không biết chữ, thì Tòa án lập biên bản ghi rõ yêu cầu của họ. Biên bản phải được đọc lại cho người có yêu cầu nghe, ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận.
Đơn hoặc văn bản yêu cầu phải ghi cụ thể các tên tài liệu, chứng cứ mà mình cần ghi chép, sao chụp.
Theo quy định trên, việc sao chụp tài liệu, chứng cứ phải được thực hiện trước khi Tòa án mở phiên tòa xét xử thông qua Đơn đề nghị sao chụp tài liệu và gửi Tòa án có thẩm quyền.
Trong Đơn yêu cầu cần thể hiện rõ các nội dung:
- Ngày, tháng, năm làm đơn yêu cầu;
- Tòa án nơi đang thụ lý vụ án;
- Thông tin của người làm đơn;
- Các tài liệu, chứng cứ cần ghi chép, sao chụp;
- Chữ ký và điểm chỉ của người làm đơn.
Tải xuống mẫu đơn xin sao chụp hồ sơ vụ án mới năm 2022
Lưu ý khi viết Đơn xin sao chụp hồ sơ vụ án
Khi làm Đơn yêu cầu sao chụp tài liệu, cần lưu ý một số nội dung sau đây:
- Cần nêu rõ thông tin của người làm đơn, gồm họ và tên, nơi cư trú, số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);
- Đối với các tài liệu, chứng cứ cần ghi chép, sao chụp, người làm đơn phải đảm bảo các tài liệu chứng cứ đó phải liên quan đến vụ án, không liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư (theo khoản 2 Điều 17 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP);
- Do mỗi vụ án sẽ có các tài liệu, chứng cứ khác nhau nên người làm đơn cần xem xét kĩ về vấn đề cần tài liệu nào phục vụ cho vụ án của mình để tránh việc sao chụp những tài liệu không cần thiết.
- Tòa án nơi nộp đơn phải là Tòa án đang thụ lý vụ án của người làm đơn;
- Đơn cần được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, ở phần liệt kê các tài liệu cần sao chụp nên sử dụng bảng hoặc gạch đầu dòng để dễ theo dõi.
Mời bạn xem thêm:
- Trợ cấp thôi việc cho người nước ngoài năm 2022
- Quy định đóng bảo hiểm y tế cho người nước ngoài năm 2022
- Quy trình thẩm định giá trong vụ án dân sự thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Mẫu đơn xin sao chụp hồ sơ vụ án mới năm 2022”. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn về xin trích lục hồ sơ đất đai, xin trích lục hồ sơ địa chính, tra cứu thông tin quy hoạch, tra cứu cơ sở dữ liệu đất đai,… của chúng tôi; Luật sư X là đơn vị dịch vụ luật uy tin, tư vấn các vấn đề về luật trong và ngoài nước thông qua web luatsux, lsx, web nước ngoài Lsxlawfirm,..Mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tư vấn.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Đương sự chỉ được yêu cầu ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án trước khi Tòa án mở phiên toà xét xử vụ án, theo đó thời gian mở phiên Tòa xét xử là thời gian mở phiên Tòa sơ thẩm.
Tòa án tạo điều kiện cho đương sự được ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ mà họ có yêu cầu theo Điều 17 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP, trong đó:
Phương tiện sao chụp: Đương sự có thể tự ghi chép hoặc sao chụp bằng máy ảnh hay phương tiện kỹ thuật cá nhân khác;
Trong trường hợp đương sự không có máy ảnh hoặc phương tiện kỹ thuật khác để thực hiện việc sao chụp và nhờ Tòa án ghi chép, sao chụp giúp, thì tuỳ theo các điều kiện cụ thể nếu Tòa án có thể sao chụp giúp được thì đương sự phải trả chi phí sao chụp theo quy định chung.
Việc ghi chép, sao chụp phải được thực hiện tại trụ sở của Tòa án dưới sự giám sát của cán bộ Tòa án, phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư của đương sự.
Theo quy định tại Điều 17 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP quy định như sau:
Đương sự chỉ được yêu cầu ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án trước khi Tòa án mở phiên toà xét xử vụ án. Khi có yêu cầu ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ, thì họ phải làm đơn gửi Tòa án có thẩm quyền. Nếu họ trực tiếp đến Tòa án trình bày yêu cầu được ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ, thì họ cũng phải thể hiện bằng văn bản nộp cho Tòa án. Nếu đương sự là người không biết chữ, thì Tòa án lập biên bản ghi rõ yêu cầu của họ. Biên bản phải được đọc lại cho người có yêu cầu nghe, ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận.
Đơn hoặc văn bản yêu cầu phải ghi cụ thể các tên tài liệu, chứng cứ mà mình cần ghi chép, sao chụp.
Trên cơ sở đề nghị của đương sự, Tòa án tạo điều kiện cho họ được ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ mà họ có yêu cầu. Tuy nhiên, theo quy định về chế độ bảo quản hồ sơ vụ án, về trách nhiệm của cán bộ, công chức của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc bảo quản hồ sơ vụ án, thì Tòa án yêu cầu đương sự thực hiện quyền ghi chép, sao chụp các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án như sau:
Tòa án cung cấp cho đương sự những tài liệu, chứng cứ cần ghi chép, sao chụp theo yêu cầu của họ, để họ thực hiện việc ghi chép, sao chụp bằng máy ảnh hoặc phương tiện kỹ thuật khác của họ. Các tài liệu chứng cứ đó phải liên quan đến vụ án, không liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư. Nếu không cung cấp tài liệu nào theo đề nghị của đương sự thì cần nêu rõ lý do.
Trong trường hợp đương sự không có máy ảnh hoặc phương tiện kỹ thuật khác để tự mình thực hiện việc sao chụp và nhờ Tòa án sao chụp giúp, thì tuỳ theo các điều kiện cụ thể, lực lượng cán bộ của Tòa án mà có thể sao chụp giúp được thì đương sự phải trả chi phí sao chụp theo quy định chung. Việc sao chụp có thể được thực hiện ngay hoặc có thể trong một thời hạn hợp lý do Tòa án ấn định.
Việc ghi chép, sao chụp phải được thực hiện tại trụ sở của Tòa án dưới sự giám sát của cán bộ Tòa án và phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư.