Xã hội hiện nay ngày càng nhiều các vụ việc có tính chất phức tạp diễn ra. Do đó, để ngăn chặn các hành vi phạm tội, cũng như bảo đảm an ninh trật tự cho cộng đồng dân cư, các lực lượng chức năng đã và đang nâng cao năng lực điều tra phá án nhằm tìm ra thủ phạm nhanh chóng. Một trong những công việc quan trọng của lực lượng chức năng là phải sao chụp hồ sơ vụ án hình sự. Vậy theo quy định hiện hành, Mẫu đơn xin sao chụp hồ sơ vụ án hình sự là mẫu nào? Hồ sơ vụ án hình sự bao gồm những gì? Khởi tố vụ án hình sự dựa vào căn cứ nào? Nhiều độc giả băn khoăn không biết căn cứ theo quy đinh của pháp luật hiện hành, Để được giải đáp những vấn đề liên quan, mời quý bạn đọc hãy cùng theo dõi nội dung tư vân của Luật sư X.
Hồ sơ vụ án hình sự bao gồm những gì?
Lực lượng chức năng tham gia điều tra vụ án hình sự có thể kể đến chẳng hạn như cơ quan công an, viện kiểm sát, tòa án,… đều có thẩm quyền trong một số giai đoạn nhất định. Trong đó, nhiệm vụ của các cơ quan này là cần phải lưu giữu hồ sơ vụ án hình sự để làm căn cứ đối chiếu, thống kế theo quy định. Vậy cụ thể, căn cứ theo quy định hiện hành, Hồ sơ vụ án hình sự bao gồm những gì, hãy cùng chúng tôi làm rõ qua nội dung dưới đây nhé:
Căn cứ theo Điều 131 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy dịnh về hồ sơ vụ án cụ thể như sau:
Hồ sơ vụ án
- Khi tiến hành tố tụng trong giai đoạn khởi tố, điều tra, Cơ quan điều tra phải lập hồ sơ vụ án.
- Hồ sơ vụ án gồm:
a) Lệnh, quyết định, yêu cầu của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát;
b) Các biên bản tố tụng do Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát lập;
c) Các chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ án. - Các chứng cứ, tài liệu do Viện kiểm sát, Tòa án thu thập trong giai đoạn truy tố, xét xử phải đưa vào hồ sơ vụ án.
- Hồ sơ vụ án phải có thống kê tài liệu kèm theo. Thống kê tài liệu ghi rõ tên tài liệu, số bút lục và đặc điểm của tài liệu (nếu có). Trường hợp có bổ sung tài liệu vào hồ sơ vụ án thì phải có thống kê tài liệu bổ sung. Hồ sơ vụ án phải được quản lý, lưu giữ, sử dụng theo quy định của pháp luật.
Như vậy, hồ sơ vụ án hình sự bao gồm những tài liệu sau đây:
– Lệnh, quyết định, yêu cầu của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát.
– Các biên bản tố tụng do Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát lập.
– Các chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ án.
– Các chứng cứ, tài liệu do Viện kiểm sát, Tòa án thu thập trong giai đoạn truy tố, xét xử phải đưa vào hồ sơ vụ án.
Mẫu đơn xin sao chụp hồ sơ vụ án hình sự mới nhất
Em T bị người khác tố về hành vi cố ý gây thương tích. Bố mẹ em T sau khi biết được tin này muốn làm đơn xin sao chụp hồ sơ vụ án để biết thêm chi tiết về tình trạng của nạn nhân, động cơ phạm tội,… Tuy nhiên, bố mẹ em T băn khoăn không biết Mẫu đơn xin sao chụp hồ sơ vụ án hình sự được soạn thảo như thế nào. Nếu có cùng câu hỏi trên thì bạn đọc có thể tham khảo và tải về Mẫu đơn xin sao chụp hồ sơ vụ án hình sự mới nhất tại đây:
Lưu ý khi viết đơn xin sao chụp hồ sơ vụ án hình sự
Em P là học sinh lớp 10. Vừa qua em P bị một người khởi kiện về hành vi trộm cướp tài sản, cụ thể là điện thoại Iphone 14 và 20 triệu tiền mặt. Bố em P đại diện cho em P muốn làm đơn xin sao chụp hồ sơ vụ án hình sự để nghiên cứu vụ việc. Vậy khi đó, căn cứ theo quy định hiện hành, bố em P cần lưu ý những gì khi viết đơn xin sao chụp hồ sơ vụ án hình sự, hãy cùng chúng tôi làm rõ qua nội dung dưới đây nhé:
Khi làm Đơn yêu cầu sao chụp tài liệu, cần lưu ý một số nội dung sau đây:
– Cần nêu rõ thông tin của người làm đơn, gồm họ và tên, nơi cư trú, số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);
– Đối với các tài liệu, chứng cứ cần ghi chép, sao chụp, người làm đơn phải đảm bảo các tài liệu chứng cứ đó phải liên quan đến vụ án, không liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư (theo khoản 2 Điều 17 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP);
– Do mỗi vụ án sẽ có các tài liệu, chứng cứ khác nhau nên người làm đơn cần xem xét kĩ về vấn đề cần tài liệu nào phục vụ cho vụ án của mình để tránh việc sao chụp những tài liệu không cần thiết.
– Tòa án nơi nộp đơn phải là Tòa án đang thụ lý vụ án của người làm đơn;
– Đơn cần được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, ở phần liệt kê các tài liệu cần sao chụp nên sử dụng bảng hoặc gạch đầu dòng để dễ theo dõi.
Khởi tố vụ án hình sự dựa vào căn cứ nào?
Trong xã hội hiện hành, các hành vi phạm tội diễn biến ngày càng phức tạp với nhiều thủ đoạn ranh mãnh, gây khó khăn cho công tác điều tra của cơ quan chức năng. Khi phát hiện ra có căn cứ phạm tội, các cơ quan chức năng sẽ tiến hành khởi tố vụ án hình sự để giải quyết vụ việc. Vậy cụ thể, căn cứ theo quy định hiện hành, việc khởi tố vụ án hình sự dựa vào căn cứ nào, hãy cùng chúng tôi làm rõ qua nội dung dưới đây nhé:
Chỉ khi có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan có thẩm quyền mới tiến hành khởi tố vụ án. Trong đó, dấu hiệu tội phạm được xác định trên cơ sở những thông tin thu được từ những nguồn nhất định. Theo Điều 143 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ sau:
– Tố giác của cá nhân:
Là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền. Việc tố giác được thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua nhiều phương thức khác nhau: Điện thoại, thư tín, tin nhắn… và có thể được thể hiện bằng lời hoặc bằng văn bản.
Việc khởi tố vụ án hình sự căn cứ vào tố giác của cá nhân chỉ được được thực hiện sau khi cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác điều tra, xác minh và xác định đã có sự việc phạm tội xảy ra đúng theo nội dung của tố giác.
– Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân:
Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền. Khi nhận được thông tin về tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo, cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành xác minh, điều tra.
Nếu qua xác minh thấy vụ việc mà cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp có dấu hiệu của một tội phạm cụ thể được quy định trong Bộ luật Hình sự thì sẽ ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự.
– Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng:
Phương tiện thông tin đại chúng phổ biến hiện nay gồm: Báo in, đài truyền hình, đài phát thanh,…
Khi có được thông tin về tội phạm do các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin, cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành kiểm tra, xác minh để kết luận có dấu hiệu tội phạm hay không để làm căn cứ khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự.
– Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước:
Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyết xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm.
Đây là nguồn tin để cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xem xét, quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự.
– Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm:
Trong quá trình điều tra, xác minh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc Viện kiểm sát trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm và dùng đó làm căn cứ khởi tố vụ án hình sự.
Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên toà mà phát hiện sự việc nào đó có dấu hiệu của tội phạm nhưng chưa được khởi tố
– Người phạm tội tự thú:
Tự thú là việc người phạm tội tự nguyện khai báo với cơ quan, tổ chức về hành vi phạm tội của mình. Người phạm tội tự thú là người đã thực hiện hành vi phạm tội và sau đó tự ra thú nhận hành vi phạm tội trước các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Việc thú nhận hành vi phạm tội là cơ sở để đánh giá có thể có sự việc phạm tội xảy ra và khả năng người tự thú là người thực hiện hành vi phạm tội. Do đó, lời khai của người phạm tội tự thú cũng là cơ sở quan trọng để cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng dùng làm căn cứ khởi tố vụ án hình sự.
Khuyến nghị: Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Mẫu đơn xin sao chụp hồ sơ vụ án hình sự” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 . Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp
Khi có đủ căn cứ để xác định một người hoặc pháp nhân đã thực hiện hành vi phạm tội thì Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can.
Quyết định khởi tố bị can trong vụ án hình sự bao gồm những nội dung sau đây:
– Thời gian, địa điểm ra quyết định.
– Họ tên, chức vụ người ra quyết định.
– Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch, dân tộc, tôn giáo, giới tính, chỗ ở, nghề nghiệp của bị can.
– Bị can bị khởi tố về tội gì, theo điều, khoản nào của Bộ luật Hình sự 2015.
– Thời gian, địa điểm phạm tội và những tình tiết khác của tội phạm.
Chủ thể có quyền sao chụp hồ sơ tài liệu bao gồm các chủ thể sau:
Người bào chữa (điểm l khoản 1 Điều 73 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015);
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự ( điểm d khoản 3 Điều 84 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015);
Người đại diện của người dưới 18 tuổi (khoản 2 Điều 420 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015).