Nhu cầu sử dụng đất, thuê đất và kinh doanh bất động sản ngày càng tăng tuy nhiên không phải chuyển nhượng đất cũng thành công mà có xảy ra các trường hợp như hủy hợp đồng, sai thủ tục,.. Cũng có trường hợp đã công chứng hợp đồng, nộp lên cơ quan nhà đất và cơ quan thuế nhưng muốn rút lại hồ sơ. Trường hợp này rất khó và cần phải chuẩn bị mẫu đơn, hồ sơ và làm thủ tục theo quy định thì mới được xin rút hố sơ chuyển nhượng đất. Vậy mẫu đơn xin rút hồ sơ chuyển nhượng đất năm 2023 ra sao? Để giải đáp câu hỏi trên mời bạn hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
- Luật công chứng 2014
Chuyển nhượng là gì?
Chuyển nhượng được hiểu là việc chuyển giao, nhượng lại quyền sở hữu, quyền sử dụng và những nghĩa vụ liên quan đến tài sản, giao dịch,… từ một cá nhân/ tổ chức này sang một cá nhân/ tổ chức khác.
Chuyển nhượng thường được sử dụng trong lĩnh vực đất đai, cụ thể là vấn đề chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hay chuyển nhượng các bất động sản.
Việc chuyển nhượng được diễn ra theo đúng trình tự, điều kiện mà pháp luật quy định.
Đơn xin rút hồ sơ là gì?
Đơn xin rút hồ sơ là mẫu đơn thường được các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, nhà hàng, … sử dụng trong trường hợp nhằm rút khỏi, hủy bỏ các yêu cầu, mục đích ban đầu của mình khi nộp hồ sơ.
Đơn xin rút hồ sơ được sử dụng trong rất nhiều trường hợp, mục đích, yêu cầu khác nhau như đơn xin rút hồ sơ nhập học, đơn xin rút hồ sơ du học, đơn xin rút hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, đơn xin rút hồ sơ xin việc,…Và có thể thấy bất kể là cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp đều có thể sử dụng khi có nhu cầu rút hồ sơ.
Đơn xin rút hồ sơ chính là giải pháp hiệu quả và nhanh chóng giúp chúng ta kịp thời giải quyết, rút lại các yêu cầu khi cá nhân, tổ chức, …có quyết định, mục đích thay đổi so với ban đầu. Đơn xin rút hồ sơ cũng giúp giảm các vấn đề rắc rối hoặc có thể cả các chi phí phát sinh nếu việc rút đơn thành công.
Trước khi thực hiện nộp đơn xin rút hồ sơ cần cân nhắc và suy nghĩ kĩ càng để tránh tình trạng rút xong nộp lại. Việc đưa ra một lý do rút đơn hợp lý cũng khá quan trọng vì nó có thể quyết định đến việc đơn có được chấp nhận hay không.
Có được hủy hợp đồng chuyển nhượng đất đã công chứng không?
Theo khoản 1 Điều 51 Luật công chứng 2014 quy định về sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng đã công chứng như sau:
“1, Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng, giao dịch đó.”
Như vậy, để hủy hợp đồng công chứng chuyển nhượng đất cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Hợp đồng chuyển nhượng đất đã công chứng bị hủy chỉ được thực hiện khi có sự tự nguyện thỏa thuận và cam kết bằng bằng văn bản của tất cả các bên tham gia trong hợp đồng.
- Việc hủy bỏ hợp đồng công chứng chuyển nhượng đất; phải được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng đó; và phải do công chứng viên tiến hành.
Trong trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động, giải thể; thì công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thực hiện việc hủy bỏ hợp đồng. Sau khi hợp đồng bị hủy bỏ, các bên trả lại cho nhau những gì đã nhận ban đầu.
Mẫu đơn xin rút hồ sơ chuyển nhượng đất năm 2023
Hướng dẫn cách viết đơn xin rút hồ sơ chuyển nhượng đất
– Đơn xin rút hồ sơ phải được trình bày theo đúng thể thức của văn bản, có đầy đủ quốc hiệu tiêu ngữ và tên đơn, trong đó đối với chủ thể nào thì phần tiêu đề đơn phải ghi cho chính xác.
– Tại mục kính gửi: điền thông tin chính xác cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc rút đơn. Ví dụ: Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch và đầu tư của tỉnh/thành phố nơi đã nộp hồ sơ đăng ký trụ sở doanh nghiệp trước đó khi muốn làm thủ tục rút hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
– Điền đầy đủ, chính xác các thông tin của người có yêu cầu: Thông tin liên quan đến người làm đơn như họ và tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, chức danh, số điện thoại, số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu (kể cả ngày, nơi cấp), nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi sinh sống hiện nay.
– Điền đầy đủ thông tin liên quan nếu là người đại diện thì cần phải thêm thông tin của người được đại diện.
– Điền nội dung liên quan đến việc nộp đơn xin rút hồ sơ. Ví dụ: Rút đơn đăng ký kinh doanh như thời gian nộp, doanh nghiệp được nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh, số biên nhận của hồ sơ.
– Trình bày lý do rút hồ sơ, lưu ý lý do phải chính xác, có tính xác thực. Lý do viết đơn xin rút hồ sơ thì cần phải nêu cụ thể, chi tiết và rõ ràng về lý do viết đơn xin rút hồ sơ. Ví dụ: Khi kê khai nhầm thông tin trong hồ sơ đăng ký kinh doanh như muốn thay đổi ngành nghề kinh doanh thì phải làm thủ tục rút hồ sơ đăng ký kinh doanh.
– Đơn cần trình bày sạch sẽ, rõ ràng, khoa học và không được tẩy xóa, khi viết đơn cần sử dụng từ ngữ trong sáng, gần gũi, tránh dùng các từ đa nghĩa.
– Trong đơn cần phải có chữ ký xác nhận của người làm đơn hoặc người có thẩm quyền xác nhận nội dung đơn (nếu có).
Thủ tục hủy hợp đồng chuyển nhượng đất đã công chứng năm 2023
Nhiều người dân để đảm bảo tính pháp lý của hợp đồng chuyển nhượng đất nên sẽ chọn cách đi công chứng hoặc chứng thực hợp đồng tại các cơ quan, văn phòng công chứng. Tuy nhiên cũng có trường hợp mặc dù hợp đồng chuyển nhượng đất đã công chứng nhưng bị hủy hợp đồng do người công chứng đổi ý. Vậy thủ tục hủy hợp đồng chuyển nhượng đất đã công chứng năm 2023 ra sao?
Căn cứ khoản 2, khoản 3 Điều 51 Luật công chứng 2014 quy định về công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch như sau:
“Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng đó và do công chứng viên tiến hành.
Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch.
3, Thủ tục công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thực hiện như thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch quy định tại Chương này.”
Như vậy, khi đáp ứng điều kiện hủy hợp đồng chuyển nhượng đất đã công chứng các bên có thể thực hiện thủ tục hủy bỏ hợp đồng như thủ tục công chứng hợp đồng.
Cụ thể trình tự thực hiện như sau:
- Người “yêu cầu hủy hợp đồng công chứng” nộp hồ sơ đến tổ chức hành nghề công chứng đã công chứng hợp đồng mua bán đất trước đó. Bao gồm:
- Phiếu yêu cầu hủy hợp đồng chuyển nhượng đã công chứng
- Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
- Biên bản thỏa thuận về việc hủy bỏ hợp đồng mua bán đất;
- Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;
- Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng
- Công chứng viên kiểm tra hồ sơ, nếu đầy đủ và phù hợp với quy định pháp luật thì tiến hành thụ lý và ghi vào sổ công chứng.
- Công chứng viên giải thích cho các bên về quyền, nghĩa vụ và hậu quả pháp lý của việc hủy bỏ hợp đồng đã công chứng.
- Trường hợp nếu hợp đồng mà các bên giao dịch có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì công chứng viên tiến hành xác minh hoặc giám định; trường hợp không làm rõ thì có quyền từ chối công chứng.
- Yêu cầu các bên đọc lại hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất.
- Các bên trong hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất đã công chứng đồng ý việc hủy bỏ hợp đồng thi ký vào từng trang của hợp đồng. Công chứng viên yêu cầu các bên trong hợp đồng xuất trình bản chính của các giấy tờ liên quan trong hồ sơ.
Có thể bạn quan tâm:
- Thời gian khiếu nại nghĩa vụ quân sự
- Quy trình tuyển quân nghĩa vụ quân sự
- Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn xin rút hồ sơ chuyển nhượng đất năm 2023” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là Dịch vụ luật sư Tp Hồ Chí Minh. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Đối với quy định về điều kiện chuyển quyền sử dụng đất thì bên nhận chuyển quyền sử dụng đất chỉ đặt ra đối với một số trường hợp, không phải trường hợp nào cũng cần đáp ứng điều kiện này.
Căn cứ theo quy định tại Điều 191, Điều 192 Luật Đất đai 2013 thì bên nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho phải không thuộc trường hợp bị cấm nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho theo quy định tại Điều 191 hoặc hộ gia đình, cá nhân phải đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ theo quy định Điều 192.
Theo Điều 51 Luật Công chứng 2014 quy định công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch, theo đó:
Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng, giao dịch đó.
Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng đó và do công chứng viên tiến hành. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch.
Thủ tục công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thực hiện như thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch quy định tại Chương này.
Căn cứ Điều 191 Luật đất đai 2013 quy định các trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, như sau:
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.
Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.
Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.
Với quy định trên thì cá nhân, tổ chức thuộc các trường hợp này sẽ không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.