Xin chào Luật sư X. Trước đây tôi là viên chức trong một đơn vị sự nghiệp công lập nhưng do áp lực công việc và lý do cá nhân nên tôi đã nộp đơn xin thôi việc. Tôi có thắc mắc về thủ tục giải quyết thôi việc với viên chức như thế nào? Hiện nay, khi tôi nộp đơn xin thôi việc thì bố mẹ tôi không đồng ý, khuyên ngăn tôi rất nhiều, vậy trong trường hợp tôi muốn rút lại đơn thôi việc thì soạn thảo mẫu đơn xin rút đơn thôi việc như thế nào? Mong được Luật sư hỗ trợ, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn tại nội dung bài viết dưới đây, hi vọng bài viết hài lòng thắc mắc của bạn.
Căn cứ pháp lý
Trường hợp viên chức được đơn phương chấm dứt hợp đồng
Căn cứ khoản 4, khoản 5 Điều 29 Luật Viên chức 2010 sửa đổi 2019 quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc, cụ thể như sau:
– Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau:
(1) Không được bố trí theo đúng vị trí việc làm, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng làm việc;
(2) Không được trả lương đầy đủ hoặc không được trả lương đúng thời hạn theo hợp đồng làm việc;
(3) Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động;
(4) Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng;
(5) Viên chức nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở chữa bệnh;
(6) Viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị từ 03 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục.
– Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 45 ngày;
Trường hợp viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị 06 tháng liên tục thì phải báo trước ít nhất 03 ngày.
Thủ tục giải quyết thôi việc cho viên chức
Theo quy định tại khoản 3 Điều 57 Nghị định 115/2020/NĐ-CP về thủ tục giải quyết thôi việc như sau:
– Trường hợp viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc thì phải thông báo bằng văn bản gửi cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết theo Mục 4.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của viên chức, nếu đồng ý cho viên chức thôi việc thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hợp đồng làm việc và giải quyết chế độ thôi việc cho viên chức theo quy định. Trường hợp không đồng ý cho viên chức thôi việc thì phải trả lời viên chức bằng văn bản và nêu rõ lý do theo quy định.
– Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc không ký tiếp hợp đồng làm việc với viên chức thì đồng thời phải giải quyết chế độ thôi việc cho viên chức theo quy định.
Thời hạn thông báo thôi việc của viên chức là khi nào?
Hình thức thông báo thôi việc của viên chức tại khoản 6 Điều 29 Luật Viên chức 2010 sửa đổi 2019 như sau:
Viên chức phải thông báo bằng văn bản về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 03 ngày đối với các trường hợp (1), (2), (3), (5), (6);
Ít nhất 30 ngày đối với trường hợp (4).
Trường hợp nào viên chức chưa được giải quyết thôi việc?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 57 Nghị định 115/2020/NĐ-CP về viên chức chưa được giải quyết thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
– Đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử;
– Chưa làm việc đủ thời gian cam kết với đơn vị sự nghiệp công lập khi được cử đi đào tạo;
– Chưa hoàn thành việc thanh toán các khoản tiền, tài sản thuộc trách nhiệm của viên chức đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
– Do yêu cầu công tác và chưa bố trí được người thay thế.
Chế độ thôi việc của viên chức
Tại Điều 45 Luật Viên chức 2010 sửa đổi 2019 quy định về chế độ thôi việc của viên chức như sau:
– Viên chức được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm hoặc chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về bảo hiểm khi:
+ Đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức;
+ Hết thời hạn của hợp đồng nhưng người sử dụng lao động không ký kết tiếp hợp đồng làm việc;
+ Viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng do ốm đau, bị tai nạn theo Mục 1, trừ trường hợp sau:.
Bị buộc thôi việc;
Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc mà vi phạm quy định tại Mục 1, Mục 3;
Chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định tại khoản 5 Điều 28 Luật Viên chức 2010 sửa đổi 2019, cụ thể như sau:
Điều 28. Thay đổi nội dung, ký kết tiếp, tạm hoãn và chấm dứt hợp đồng làm việc
1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng làm việc, nếu một bên có yêu cầu thay đổi nội dung hợp đồng làm việc thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 03 ngày làm việc. Khi đã chấp thuận thì các bên tiến hành sửa đổi, bổ sung nội dung liên quan của hợp đồng làm việc. Trong thời gian tiến hành thoả thuận, các bên vẫn phải tuân theo hợp đồng làm việc đã ký kết. Trường hợp không thoả thuận được thì các bên tiếp tục thực hiện hợp đồng làm việc đã ký kết hoặc thoả thuận chấm dứt hợp đồng làm việc.
2. Đối với hợp đồng làm việc xác định thời hạn, trước khi hết hạn hợp đồng làm việc 60 ngày, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập ký kết tiếp hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức.Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập còn nhu cầu, viên chức đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định của pháp luật thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phải ký kết tiếp hợp đồng làm việc với viên chức.Trường hợp không ký kết tiếp hợp đồng làm việc với viên chức thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phải nêu rõ lý do bằng văn bản.
3. Việc tạm hoãn thực hiện hợp đồng làm việc, chấm dứt hợp đồng làm việc được thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.
4. Khi viên chức chuyển công tác đến cơ quan, tổ chức, đơn vị khác thì chấm dứt hợp đồng làm việc và được giải quyết các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
5. Khi viên chức có quyết định nghỉ hưu thì hợp đồng làm việc đương nhiên chấm dứt.
Tải xuống mẫu đơn xin rút đơn thôi việc
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Thủ tục hưởng trợ cấp thôi việc
- Nghỉ việc và thôi việc khác nhau như thế nào?
- Chế độ thôi việc hưởng trợ cấp một lần
Thông tin liên hệ:
Trên đây là các thông tin của Luật sư X về Quy định “Mẫu đơn xin rút đơn thôi việc mới năm 2022” theo pháp luật hiện hành. Ngoài ra nếu bạn đọc quan tâm tới vấn đề khác liên quan như dịch vụ cấp phép bay flycam nhanh chóng, uy tín… có thể tham khảo và liên hệ tới hotline 0833102102 của Luật sư X để được tư vấn, tháo gỡ những khúc mắc một cách nhanh chóng.
Câu hỏi thường gặp:
– Kinh gửi: Chủ thể có thẩm quyền trong việc quyết định cho thôi việc, thường là giám đốc hoặc trưởng phòng nhân sự.
– Người làm đơn ghi thông tin cá nhân bao gồm tên, chức vụ, phòng ban nào theo thực tế,
– Các thông tin khác được viết căn cứ vào hợp đồng lao động.
– Người làm đơn ký và ghi rõ họ tên ở góc phải đơn.
Đơn xin rút lại đơn thôi việc là văn bản do cá nhân (người lao động) gửi tới chủ thể có thẩm quyền (người sử dụng lao động) nhằm xin phép được rút lại đơn thôi việc mà người lao động trước đó đã gửi nhưng chưa được phê duyệt về việc cho phép thôi việc.
Đơn xin rút lại đơn thôi việc là văn bản bày tỏ nguyện vọng của cá nhân muốn được tiếp tục làm việc, là căn cứ để chủ thể có thẩm quyền xem xét việc có nên cho phép cá nhân tiếp tục làm việc hay không.
Quyền của người lao động:
– Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
– Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
Đơn xin thôi việc là biểu hiện của đơn phương chấm dứt hợp đồng, theo đó tại Điều 35 Bộ luật lao động năm 2019:
– Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
+ Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
+ Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
+ Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
– Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
– Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp theo quy định BLLĐ 2019.