Xuất phát từ nguyên tắc tự do, tự nguyện giao kết hợp đồng và tự định đoạt của các bên khi tham gia quan hệ dân sự, pháp luật tôn trọng sự thay đổi ý chí của các bên trong quá trình giao kết hợp đồng như hủy bỏ, thay đổi, rút lại lời đề nghị giao kết hợp đồng. Mời bạn đọc xem trước và tải xuống mẫu đơn xin rút đơn de nghị giao kết hợp đồng tại bài viết dưới đây của Luật sư X.
Căn cứ pháp lý
Được thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng trong trường hợp nào?
Trong nhiều trường hợp, vì nhiều lý do khác nhau, bên đưa ra lời đề nghị giao kết hợp đồng muốn thay đổi hoặc rút lại lời đề nghị của mình. Xuất phát từ nguyên tắc tự do, tự nguyện giao kết hợp đồng và tự định đoạt của các bên khi tham gia quan hệ dân sự, pháp luật tôn trọng sự thay đổi ý chí của các bên trong quá trình giao kết hợp đồng. Trong trường hợp này, đề nghị giao kết hợp đồng là của một bên đưa ra nên pháp luật cũng tôn trọng việc thay đổi ý chí của bên đó. Tuy nhiên, xuất phát từ nguyên tắc công bằng, để đảm bảo lợi ích cho các bên, pháp luật quy định bên đề nghị chỉ được rút lại đề nghị trong hai trường hợp được quy định tại Điều 389 Bộ luật dân sự 2015:
Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng trong trường hợp sau đây:
a) Bên được đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị trước hoặc cùng với thời điểm nhận được đề nghị;
b) Điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trường hợp bên đề nghị có nêu rõ về việc được thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó phát sinh.
– Thứ nhất, thông báo việc rút lại đề nghị giao kết hợp đồng đến trước hoặc cùng thời điểm bên được đề nghị nhận được đề nghị:
Trường hợp này do việc rút lại đề nghị được gửi đến cùng hoặc đến trước thời điểm bên đề nghị nhận được lời đề nghị nên lời đề nghị chưa phát sinh hiệu lực và việc rút lại lời đề nghị cũng không làm ảnh hưởng đến lợi ích của bên được đề nghị bởi lẽ vào thời điểm đó họ cũng chưa biết được nội dung của đề nghị nên cũng chưa tốn công sức, thời gian hoặc các chi phí khác để xem xét đến nội dung của đề nghị đó.
Ví dụ: A gửi lời đề nghị cho B qua đường bưu điện nhưng sau đó lại gọi điện thông báo rút lại lời đề nghị.
– Thứ hai, điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trường hợp bên đề nghị có nêu rõ về việc được thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó phát sinh.
Nếu trong trường hợp bên đề nghị đã nêu ra điều kiện để thay đổi hoặc rút lại lời đề nghị thì bên đề nghị được phép làm điều đó khi các điều kiện dự liệu nêu ra phát sinh. Vì các điều kiện này đã được ấn định trước cho bên được đề nghị biết nên trong trường hợp này bên được đề nghị cũng đã dự liệu được tình huống phát sinh để loại trừ khả năng giao kết hợp đồng và hạn chế thiệt hại cho mình nên trong trường hợp này pháp luật tôn trọng ý chí ban đầu của bên đề nghị đã nêu ra.
Trong trường hợp bên đề nghị rút lại đề nghị giao kết hợp đồng thì giao kết đó không có hiệu lực.
Hậu quả pháp lý của hành vi thay đổi nội dung của đề nghị.
Theo khoản 2 Điều 389 Bộ luật dân sự 2015 thì:
Khi bên đề nghị thay đổi nội dung của đề nghị thì đó là đề nghị mới.
Trường hợp bên đề nghị thay đổi nội dung của đề nghị thì sự thay đổi sẽ được coi là lời đề nghị mới đối với bên được đề nghị. Lúc này việc chấp nhận đề nghị đối với đề nghị cũ không có giá trị mà chỉ có giá trị đối với đề nghị giao kết hợp đồng đã được thay đổi mà thôi.
Ví dụ: A gửi cho B đề nghị giao kết hợp đồng mua bán xăng dầu với giá ấn định cụ thể. Trong lời đề nghị giá bán mà A đưa ra là 25 nghìn đồng/lít. Sau đó, A đã thay đổi giá bán trong lời đề nghị lên 28 nghìn đồng/lít. Nếu B chấp nhận mua xăng dầu của A tức là chấp nhận mua với giá cao hơn so với lời đề nghị ban đầu, tức là mức giá 28 nghìn đồng/lít.
Điều kiện để hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng
Trong một số trường hợp bên đề nghị không còn mong muốn giao kết một hợp đồng với bên được đề nghị và muốn hủy bỏ đề nghị giao kết. Tôn trọng ý chí và để đảm bảo quyền lợi của các bên trong quan hệ hợp đồng, pháp luật cho phép bên đưa ra lời đề nghị có thể hủy bỏ đề nghị. Theo Điều 390 Bộ luật dân sự 2015 thì:
Điều 390. Hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng
Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể hủy bỏ đề nghị nếu đã nêu rõ quyền này trong đề nghị và bên được đề nghị nhận được thông báo về việc hủy bỏ đề nghị trước khi người này gửi thông báo chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.
Như vậy, muốn hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng thì cần các điều kiện sau:
– Phải nêu rõ quyền hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng trong đề nghị: Ngoài những nội dung chủ yếu của hợp đồng được đưa ra, bên đề nghị phải nêu rõ về quyền hủy bỏ đề nghị trong những trường hợp hoặc điều kiện nhất định và khi trường hợp hoặc điều kiện đó xảy ra, bên đề nghị sẽ được quyền hủy bỏ đề nghị giao kết.
– Phải thông báo cho bên được đề nghị: Pháp luật không quy định việc thông báo bắt buộc phải bằng văn bản hay phải cùng với hình thức của lời đề nghị được đưa ra. Chính vì vậy, trong trường hợp này bên đưa ra đề nghị có thể lựa chọn bất kỳ hình thức thông báo nào miễn là việc thông báo này đảm bảo cho bên được đề nghị biết về việc hủy bỏ đề nghị.
– Thông báo phải gửi đến trước khi bên được đề nghị trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng: rõ ràng nếu bên được đề nghị đã trả lời chấp nhận thì hợp đồng có thể đã được giao kết và việc hủy bỏ đề nghị không còn ý nghĩa. Do đó, trong trường hợp này yêu cầu gửi đề nghị đến trước thời điểm trả lời chấp nhận là cần thiết và phù hợp.
Mẫu đơn xin rút đơn đề
Mời bạn xem thêm bài viết
- Mẫu tờ khai đăng ký kết hôn mới năm 2022
- Mẫu đơn tranh chấp đường đi mới năm 2022
- Mẫu trả lời đơn kiến nghị của công dân mới năm 2022
- Đơn xin giải thể hợp tác xã mới năm 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Mẫu đơn xin rút đơn de nghị giao kết hợp đồng mới năm 2022″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, thủ tục thành lập công ty tnhh, dịch vụ bảo hộ logo công ty, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Đơn đề nghị là văn bản dành cho cá nhân, tập thể hoặc tổ chức gửi tới các cá nhân, tập thể, tổ chức, cơ quan, lãnh đạo cấp trên để xem xét và giải quyết các đề nghị cần được thông qua, giải quyết công việc chung hay một vấn đề cụ thể nào đó
Pháp luật không quy định một mẫu đơn đề nghị mà tùy trường hợp, lĩnh vực khác nhau sẽ có các mẫu đơn đề nghị khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung thì đơn đề nghị có những nội dung cơ bản sau đây.
– Quốc hiệu, tiêu ngữ.
– Thời gian, địa điểm làm đơn đề nghị.
– Tên đơn: Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần, Đơn đề nghị giảm học phí, Đơn đề nghị miễn, giảm thuế,…
– Cá nhân, cơ quan/tổ chức nhận đơn: Phần “Kính gửi:”
– Thông tin của người làm đơn: Họ và tên, ngày sinh, giới tính, thông tin số CMND hoặc CCCD và ngày cấp, địa chỉ thường trú.
Trường hợp người viết đơn là tổ chức thì ghi rõ các thông tin tên tổ chức, thông tin người đại diện theo pháp luật của tổ chức đó.
– Nội dung đề nghị: Trình bày nội dung đề nghị, căn cứ đề nghị, và yêu cầu/đề nghị cụ thể.
– Các thông tin, tài liệu kèm theo (nếu có).
Đề nghị là xem xét và giải quyết sự việc, là văn bản dành cho cá nhân, tập thể hoặc tổ chức gửi tới các cá nhân, tập thể, tổ chức, cơ quan, lãnh đạo cấp trên để xem xét và giải quyết các đề nghị cần được thông qua, giải quyết công việc chung hay một vấn đề cụ thể nào đó.