Khi một đứa trẻ chào đời, cha mẹ của đứa trẻ cần phải thực hiện một số thủ tục cần thiết để đăng ký khai sinh và đăng ký thường trú cho đứa trẻ đó. Để quản lý tốt tình hình dân số, pháp luật nước ta yêu cầu các bậc phụ huynh phải tiến hành các thủ tục trên trong một thời hạn nhất định. Tuy nhiên, trên thực tế có không ít trường hợp quá thời hạn luật định mà cha mẹ vẫn chưa nhập hộ khẩu cho con. Vậy theo quy định hiện hành, Mẫu đơn xin nhập hộ khẩu quá hạn cho con hiện nay là mẫu nào? Cha mẹ phải nhập hộ khẩu cho con trong thời hạn bao lâu kể từ khi con sinh ra? Nhập hộ khẩu quá hạn cho con có bị xử phạt không? Sau đây, Luật sư X sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc trên thông qua bài viết sau đây, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé. Hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Nhập hộ khẩu cho con là gì?
Nhập khẩu cho con tức là đăng ký thường trú cho con vào nơi đăng ký thường trú chung của cha mẹ, nơi thường trú của cha, nơi thường trú của mẹ hoặc nơi thường trú của một người khác không phải là cha mẹ theo quy định của pháp luật.
Cha mẹ phải nhập hộ khẩu cho con trong thời hạn bao lâu kể từ khi con sinh ra?
Luật cư trú hiện hành không quy định thời hạn bao lâu kể từ khi trẻ sinh ra phải được đăng ký thường trú mà chỉ quy định trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày trẻ chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới và có đủ điều kiện đăng ký thường trú thì đại diện hộ gia đình có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú tại chỗ ở mới cho trẻ.
Theo điểm a khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú 2020 quy định: Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp:
- Vợ về ở với chồng;
- Chồng về ở với vợ;
- Con về ở với cha, mẹ;
- Cha, mẹ về ở với con.
Như vậy, nếu con hiện nay đang có đăng ký thường trú ở nơi khác với cha hoặc mẹ thì được phép nhập hộ khẩu cho con vào cùng nơi đăng ký thường trú với cha hoặc mẹ. Trong trường hợp cha, mẹ không phải là chủ hộ, chủ sở hữu hợp pháp của nơi ở đó thì việc nhập hộ khẩu cho con phải được sự đồng ý của chủ hộ, chủ sở hữu hợp pháp của nơi ở đó.
Nhập hộ khẩu quá hạn cho con có bị xử phạt không?
Khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú, tách hộ hoặc điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú;
b) Không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng;
c) Không xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Theo đó, mức phạt khi nhập hộ khẩu muộn cho con kể từ năm 2022 sẽ tăng lên là từ 500.000 – 1.000.000 đồng, nếu không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ thì mức xử phạt sẽ là 750.000 đồng.
Hồ sơ xin nhập hộ khẩu quá hạn cho con gồm những gì?
Hồ sơ xin nhập hộ khẩu quá hạn cho con gồm những giấy tờ sau:
- Giấy khai sinh bản sao của trẻ (có dấu đỏ do UBND phường, xã cấp). Nếu không có giấy khai sinh thì mang theo Hộ chiếu còn thời hạn có chứa thông tin thể hiện quan hệ cha, mẹ với con hoặc sử dụng Giấy xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú của trẻ. Trong một số trường hợp khác, có thể sử dụng các loại giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ cha, me, con gồm:
- Quyết định về việc nuôi con nuôi của UBND tỉnh, thành phố (khi nhập khẩu con nuôi vào nhà bố mẹ nuôi).
- Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con của UBND xã, phường (khi nhập khẩu cho con ngoài giá thú, cha mẹ không đăng ký kết hôn)
- Quyết định của Tòa án, Kết luận giám định của tổ chức giám định về quan hệ cha mẹ với con (nhập khẩu cho con sau khi có kết luận giám định ADN…)
- Bản chính sổ hộ khẩu (nếu còn lưu giữ)
- Mẫu tờ khai thay đổi thông tin cư trú (Mẫu CT01): Chuẩn bị và điền đầy đủ thông tin vào mẫu Tờ khai thay đổi thông tin cư trú. Bạn có thể lấy mẫu này tại Công an phường, xã, thị trấn hoặc có thể tải mẫu CT01
Mẫu đơn xin nhập hộ khẩu quá hạn cho con
Tại Thông tư 56/2021/TT-BCA quy định về biểu mẫu trong đăng ký, quản lý cư trú do Bộ Công an ban hành quy định về biểu mẫu tờ khai thay đổi thông tin cư trú như sau:
Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn xin nhập hộ khẩu quá hạn cho con
Mục “Kính gửi (1)”: Ghi Cơ quan công an nơi đến làm thủ tục đăng ký cư trú (tức công an phường, xã, thị trấn hoặc Công an huyện, thành phố nơi tiếp nhận hồ sơ làm thủ tục đăng ký cư trú và có thẩm quyền xác nhận, ký đóng dấu). Ví dụ: Kính gửi: Công an phường Hoài Thanh, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định
- Mục “1. Họ, chữ đệm và tên”: Ghi bằng chữ in hoa hoặc thường, đủ dấu (viết đúng họ, chữ đệm và tên ghi trong giấy khai sinh) của người có sự thay đổi thông tin cư trú (chuyển khẩu, nhập khẩu, tạm trú…). Trường hợp người có thay đổi thông tin cư trú là người chưa thành niên dưới 18 tuổi (ví dụ: trẻ em nhập khẩu vào hộ cha mẹ) thì vẫn ghi tên của người đó.
- Mục “2. Ngày, tháng, năm sinh”: Ghi ngày, tháng, năm sinh theo năm dương lịch và đúng với giấy khai sinh của người có thay đổi thông tin cư trú. Lưu ý: ghi 02 chữ số cho ngày sinh, 02 chữ số cho các tháng sinh là tháng 01 và tháng 02, 04 chữ số cho năm sinh. Ví dụ: 15/05/1978
- Mục “3. Giới tính”: Ghi giới tính của người có thay đổi thông tin cư trú là “Nam” hoặc “Nữ”
- Mục “4. Số định danh cá nhân/CMND”: Ghi đầy đủ số định danh cá nhân (tức là số căn cước công dân gồm có 12 số) hoặc số CMND (9 số). Nếu chưa có thì để trống.
- Mục “5. Số điện thoại liên hệ”: Ghi số điện thoại di động hoặc điện thoại bàn hiện đang sử dụng.
- Mục “6. Email”: Ghi địa chỉ email cần liên lạc (Không bắt buộc, nếu có thì ghi). Ví dụ: thoisuphapsu@gmail.com
- Mục “7. Nơi thường trú”: Ghi địa chỉ nơi đang đăng ký thường trú theo địa danh hành chính (tức là địa chỉ ghi trong sổ hộ khẩu hoặc trong cơ sở dữ liệu quốc gia về cư trú) của người có thay đổi thông tin cư trú. Ghi cụ thể theo thứ tự: số nhà, phố, đường phố; tổ, thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc; xã, phường, thị trấn; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tỉnh, thành phố thuộc Trung ương. Nếu chưa có thì để trống (trường hợp nhập khẩu cho trẻ em mới sinh)
- Mục “8. Nơi tạm trú”: Ghi theo địa chỉ nơi đang đăng ký tạm trú (ghi trong sổ tạm trú). Cách ghi như hướng dẫn ở mục số 7. Trường hợp người có thay đổi thông tin cư trú vừa có nơi thường trú, vừa có nơi tạm trú thì ghi đầy đủ. Nếu không có tạm trú thì không ghi.
- Mục “9. Nơi ở hiện tại”: Ghi theo địa chỉ hiện tại đang ở theo địa danh hành chính. Địa chỉ chỗ ở hiện tại có thể là nơi thường trú, nơi tạm trú hoặc nơi người có thay đổi thông tin cư trú mới chuyển đến. Cách ghi như hướng dẫn ở mục số 7.
- Mục “10. Nghề nghiệp, nơi làm việc”: Ghi rõ hiện nay làm công việc chính là gì, tên cơ quan, đơn vị, tổ chức và địa chỉ nơi làm việc của người có thay đổi thông tin cư trú. Ví dụ: Sinh viên trường Đại học Kinh tế – Luật Thành phố Hồ Chí Minh; nhân viên văn phòng hoặc chưa có việc làm.
- Mục “11. Họ, chữ đệm và tên chủ hộ” và Mục “12. Quan hệ với chủ hộ” có cách ghi cụ thể như sau:
(a) Trường hợp đăng ký thường trú, tạm trú theo diện đã có chỗ ở, nhà ở hợp pháp thuộc sở hữu của mình hoặc được chủ nhà cho mượn, thuê ở: Mục “11. Họ, chữ đệm và tên chủ hộ”: ghi họ, tên người đến đăng ký thường trú, tạm trú (người này cũng chính là chủ nhà ở hợp pháp hoặc là người được chủ nhà cho mượn nhà để ở). Do đó Mục “12. Quan hệ với chủ hộ”: phải ghi là chủ hộ, tức đăng ký mình làm chủ hộ.
(b) Trường hợp đăng ký thường trú, tạm trú theo diện được chủ hộ đồng ý cho nhập khẩu hoặc cho tạm trú: Mục “11. Họ, chữ đệm và tên chủ hộ”: ghi họ, tên chủ hộ đồng ý cho nhập khẩu, cho tạm trú
- Mục “12. Quan hệ với chủ hộ”: ghi mối quan hệ thực tế với chủ hộ đó. Ví dụ: Vợ, con ruột, con rể, cháu ruột hoặc người ở nhờ, ở mượn, ở thuê, cùng ở nhờ, cùng ở thuê, cùng ở mượn…
(c) Trường hợp thay đổi, xác nhận thông tin về cư trú (ví dụ: thay đổi về nơi cư trú; chỉnh sửa thông tin cá nhân; tách hộ; xóa đăng ký thường trú, tạm trú hoặc xác nhận trước đây đã đăng ký thường trú…) thì ghi họ và tên chủ hộ, quan hệ với chủ hộ theo thông tin đã khai trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về cư trú hoặc ghi theo sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.
- Mục “13. Số định danh cá nhân/CMND của chủ hộ”: Ghi đầy đủ số định danh cá nhân (tức là số căn cước công dân gồm có 12 số) hoặc số CMND (9 số) của người chủ hộ.
- Mục “14. Nội dung đề nghị (2)”: Ghi rõ ràng, cụ thể nội dung cần đề nghị. Ví dụ: đăng ký thường trú vào địa chỉ A do ông D làm chủ hộ; đăng ký tạm trú vào hộ B ở địa chỉ C; tách hộ cùng nhà; đăng ký thường trú cho con là E; điều chỉnh về năm sinh…
- Mục “15. Những thành viên trong hộ gia đình cùng thay đổi”: Điền đầy đủ các cột mục về thông tin của những người có cùng thay đổi về cư trú với người đã ghi tên ở mục số 1 (người đứng tên trên bản khai). Ví dụ: những người con, cháu cùng nhập khẩu với người đứng tên trên bản khai hay chồng và các con cùng tách hộ với người đứng tên trên bản khai. Trong mục này cần lưu ý:
- Mục Quan hệ với người có thay đổi: Ghi rõ mối quan hệ với người khai mẫu tờ khai CT1
- Mục Quan hệ với chủ hộ: Ghi mối quan hệ thực tế với chủ hộ đã ghi ở Mục số 11.
- Mục “Ý KIẾN CỦA CHỦ HỘ” và mục “Ý KIẾN CỦA CHỦ SỞ HỮU HOẶC NGƯỜI ĐẠI DIỆN CHỔ Ở HỢP PHÁP”: Ở 2 mục này, chủ hộ và chủ nhà phải ghi rõ nội dung ý kiến của mình và ký tên xác nhận.
- Mục “Ý KIẾN CỦA CHA, MẸ HOẶC NGƯỜI GIÁM HỘ (4)”: Khi người chưa thành niên (con dưới 18 tuổi), người hạn chế hành vi dân sự, người không đủ năng lực hành vi dân sự có thay đổi thông tin về cư trú thì cha, mẹ hoặc người giám hộ của những người này phải ghi rõ ý kiến vào mục này. Ghi “Đồng ý cho con tôi hoặc ông/bà/anh/chị là: ….được…(ghi cụ thể các trường hợp thay đổi thông tin về cư trú).
- Mục “NGƯỜI KÊ KHAI”: Người kê khai là người trực tiếp ghi mẫu và ký tên xác nhận vào mẫu. Người kê khai có thể là người đã thành niên có thay đổi thông tin về cư trú hoặc là cha mẹ, người giám hộ của người chưa thành niên, người hạn chế về nhận thức
Khi viết mẫu tờ khai thay đổi thông tin cư trú, công dân cần lưu ý những điều sau đây:
- Viết chữ rõ ràng, cùng một loại mực, không viết tắt.
- Không tự ý tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung đã ghi.
- Căn cứ vào giấy khai sinh, căn cước công dân, chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu… để ghi thông tin vào mẫu cho chính xác.
Thủ tục nhập hộ khẩu quá hạn cho con
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
Người đi đăng ký nhập hộ khẩu cho trẻ (cha, mẹ hoặc đại diện hộ gia đình, ông, bà, người nuôi dưỡng, chăm sóc, người thân thích của trẻ) chuẩn bị những loại giấy tờ, tài liệu như chúng tôi đã trình bày ở nội dung trên.
Bước 2: Nộp hồ sơ:
Người đi đăng ký nhập hộ khẩu cho trẻ sẽ nộp các giấy tờ, mẫu khai nói trên tại Công an quận, huyện, thị xã, thành phố nơi cư trú của bố hoặc mẹ (nếu bố, mẹ không cùng hộ khẩu thường trú); nơi cư trú chung của bố, mẹ (nếu có cùng hộ khẩu thường trú) và sau đó sẽ được thực hiện theo trình tự cụ thể như sau:
- Cán bộ nhận hồ sơ kiểm tra thông tin ghi trong mẫu khai, đối chiếu các giấy tờ, lấy Bản sao giấy khai sinh (có dấu đỏ), giấy chứng nhận kết hôn, quyết định ly hôn (bản photo) để đảm bảo hồ sơ hợp lệ.
- Cán bộ đưa giấy hẹn cho người đi đăng ký nhập hộ khẩu cho trẻ, trong đó ghi rõ thời gian (tối đa 10 ngày) sẽ nhận lại sổ hộ khẩu.
Cũng cần phải chú ý những thông tin ghi nhận trong hồ sơ phải đảm bảo tính chính xác tuyệt đối để tránh những rắc rối về sau đứa trẻ. Để đảm bảo quyền cũng như lợi ích của trẻ tốt nhất là sau khi bé chào đời nên đi đăng kí nhập khẩu và khai sinh sớm cho bé để trẻ được hưởng những quyền lợi công dân về y tế và sức khỏe.
Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền trả lại sổ hộ khẩu:
Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ từ người đi đăng ký nhập hộ khẩu cho trẻ , cơ quan công an có trách nhiệm đăng ký thường trú cho trẻ và trả lại sổ hộ khẩu cho người đăng ký theo quy định của pháp luật.
Thời hạn giải quyết là 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ;Trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ làm hộ khẩu điện tử Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn xin nhập hộ khẩu quá hạn cho con”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như ly hôn nhanh chóng.Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 20 Luật cư trú 2020: “2. Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp sau đây: a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con”.
Khoản 8 Điều Luật cư trú 2020 quy định: “Trường hợp người đăng ký thường trú là người chưa thành niên thì trong tờ khai thay đổi thông tin cư trú phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản.”
Do đó, để đăng ký thường trú cho con thì chỉ cần cha mẹ đồng ý và chủ hộ đồng ý cho nhập và con bạn đã có giấy khai sinh là được, còn việc chưa có giấy đăng ký kết hôn thì không ảnh hưởng gì đến việc nhập hộ khẩu cho con.
Thời hạn giải quyết là 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ;Trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 20 Luật cư trú 2020 quy định về điều kiện đăng ký thường trú và khoản 3 Điều 20 Luật Cư trú năm 2020 nếu nhập khẩu con về ở với cha, mẹ thì không cần phải cung cấp giấy tờ liên quan đến nhà đất (để bảo đảm điều kiện diện tích nhà ở tối thiếu cho người nhập khẩu).