Câu hỏi: Chào luật sư, gia đình tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại tỉnh hải Dương, năm nay con tôi chuẩn bị lên cấp 3 nên hai vợ chồng tôi đang có ý định chuyển cho con tôi lên Hà Nội học cấp 3 vậy nên bây giờ tôi đang muốn chuyển khẩu cho con tôi vào nhà anh trai tôi trên Hà Nội để thuận tiện cho việc làm thủ tục chuyển trường của con tôi. Tôi nghe nói nếu muốn chuyển khẩu vào nhà người thân thì cần đáp ứng được các điều kiện theo quy định. Tuy nhiên tôi lại chưa nắm được các quy định về vấn đề chuyển khẩu vào nhà người thân này. Mong luật sư giải đáp.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi, để giải đáp thắc mắc cho câu hỏi của mình cũng như để biết thêm các quy định về việc chuyển hộ khẩu vào nhà người thân hiện nay, mời bạn tham khảo bài viết “Mẫu đơn xin nhập hộ khẩu cho cháu” dưới đây của Luật sư X ngay nhé.
Điều kiện nhập hộ khẩu cho cháu vào nhà người thân
Hộ khẩu hay còn được gọi là sổ hộ khẩu, là một loại sổ do các cơ quan công an cấp cho các hộ gia đình với mục đích ghi nhận lại chính xác các thông tin cơ bản (như họ và tên, ngày tháng năm sinh, nghề nghiệp, quan hệ với chủ hộ …) của các thành viên trong gia đình. Thông qua hộ khẩu, Nhà nước Việt Nam có thể dễ dàng quản lý việc sinh sống và di chuyển của các công dân. Theo quy định tại Luật Cư trú năm 2020, việc nhập hộ khẩu thực chất là thủ tục đăng ký thường trú của công dân.
Theo Luật Cư trú năm 2020, các trường hợp sau được nhập hộ khẩu vào nhà người thân nếu được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý, bao gồm:
– Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;
– Người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột;- Người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ;
– Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ,
Các trường hợp khác không thuộc các trường hợp trên đây không được nhập hộ khẩu về nhà người thân.Tuy nhiên, họ có thể nhập hộ khẩu nếu có nhà ở hoặc thuê nhà, mượn nhà, ở nhờ nhà…
Đồng thời, người có nhu cầu nhập hộ khẩu về thành phố trực thuộc Trung ương sẽ phải đáp ứng một số điều kiện khác như phải có nhà ở hoặc thuê nhà của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh nhà ở, đáp ứng điều kiện về thời gian tạm trú,…
Tại các tỉnh (không phải thành phố trực thuộc Trung ương), nếu muốn nhập hộ khẩu về nhà người thân, bạn chỉ cần đảm bảo có chỗ ở hợp pháp (có thể thuê, mượn hay ở nhờ) và được người có sổ hộ khẩu đồng ý.
Mẫu đơn xin nhập hộ khẩu cho cháu
Đơn xin nhập hộ khẩu vào nhà người thân là mẫu đơn do cá nhân tạo lập để trình bày nguyện vọng được nhập khẩu tại địa phương nơi người thân của cá nhân đó đang cư trú. Sau khi tạo lập xong đơn thì cá nhân phải gửi tới cơ quan có thẩm quyền để xin được nhập hộ khẩu. Mẫu đơn xin nhập hộ khẩu phải nêu cụ thể, chính xác những thông tin như: thông tin cá nhân người làm đơn, nội dung xin nhập hộ khẩu …
Mời bạn xem và tải về Mẫu đơn xin nhập hộ khẩu cho cháu tại đây:
Hướng dẫn viết Mẫu đơn xin nhập hộ khẩu cho cháu
– Phần tiêu đề: bao gồm Quốc hiệu, Tiêu ngữ
– Kính gửi: thông tin về tên gọi của cơ quan Công an xã (phường), quận (huyện), thành phố (tỉnh) nơi người làm đơn cần xin xác nhận hộ khẩu
– Thông tin cá nhân: Người làm đơn điền đầy đủ vào các mục bao gồm:
+ Họ tên, ngày tháng năm sinh: ghi đúng theo giấy khai sinh
+CMND/CCCD: ghi rõ số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân hoặc số hộ chiếu của người có nguyện vọng nhập hộ khẩu, ghi rõ cơ quan cấp và ngày cấp được ghi nhận trên thẻ.
+ Nghề nghiệp, nơi đang công tác, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ghi rõ ràng và chính xác nghề nghiệp, địa chỉ nơi đang công tác và nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của người làm đơn
– Nội dung chính của đơn: Sau khi trình bày những thông tin cơ bản cá nhân, người làm đơn sẽ trình bày mục đích chính khi tạo lập đơn, cụ thể là lý do, hoàn cảnh để được nhập hộ khẩu vào nhà người thân
– Người làm đơn viết địa chỉ làm đơn, ghi rõ ngày tháng năm làm đơn và ký ghi rõ họ tên
Sau khi hoàn thiện đơn xin nhập hộ khẩu vào nhà người thân được, người tạo lập đơn sẽ gửi nộp đơn tại Cơ quan Công an xã/phường để xin xác nhận.
Một số lưu ý khi viết đơn xin nhập hộ khẩu vào nhà người thân:
+ Trình bày cụ thể, rõ ràng, chính xác, trung thực các thông tin có trong mẫu đơn
+ Không tẩy xóa, sửa đổi nội dung trong đơn; trường hợp viết sai thì người làm đơn nên viết lại
+ Nên sử dụng cùng một loại mực khi viết đơn, không viết tắt khi trình bày nội dung đơn.
Thủ tục nhập hộ khẩu vào nhà người thân
Nhập hộ khẩu là việc công dân đi đăng ký thông tin với cơ quan có thẩm quyền về nơi ở ổn định, lâu dài của mình và được ghi vào sổ hộ khẩu. Người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định. Do vậy, khi đáp ứng đủ điều kiện đăng ký thường trú vào địa chỉ của người thân đang đăng ký thường trú nếu được cha, mẹ của người chưa thành niên đồng ý. Hồ sơ, thủ tục đăng ký được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 21 Luật Cư trú.
Căn cứ Điều 21 Luật Cư trú 2020, để nhập hộ khẩu vào nhà người thân cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên hộ gia đình, trừ trường hợp đã có thông tin thể hiện quan hệ này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú;
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh là người cao tuổi, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi, người chưa thành niên, chứng minh không còn cha mẹ (nếu thuộc các trường hợp này).
Các giấy tờ này nộp tại Công an cấp xã nơi nhập khẩu để đuợc giải quyết.
Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân được hiểu là căn cứ để người của cơ quan có thẩm quyền xem xét để có thể thông qua hồ sơ đăng ký nhập hộ khẩu vào nhà người thân hay không. Những loại giấy tờ này được quy định cụ thể tại Điều 6 Nghị định số 62/2021/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều luật cư trú.
Để được xác nhận nhập hộ khẩu vào nhà người thân, người làm hồ sơ cần thực hiện theo trình tự thủ tục quy định tại Điều 22 Luật Cư trú năm 2020. Cụ thể như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Người đăng ký nhập hộ khẩu phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu của pháp luật và đem nộp hồ sơ đó tại cơ quan đăng ký cư trú nơi mình cư trú.
Bước 2: Tiệp nhận hồ sơ
Khi tiếp nhận hồ sơ nhập hộ khẩu vào nhà người thân, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký. Đối với trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì cơ quan đăng ký cư trú phải hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ.
Bước 3: Giải quyết và trả kết quả hồ sơ
– Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thẩm định hồ sơ. Khi hồ sơ được thông qua, thì cơ quan đăng ký cư trú cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào hệ thống Cơ sở dữ liệu về cứ trú, đồng thời thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin.
– Đối với trường hợp hồ sơ không được thông qua khi đã thẩm tra thì cơ quan đăng ký cư trú phải từ chối đăng ký, trả lời người đăng ký bằng văn bản và phải nêu rõ lý do vì sao lại từ chối hồ sơ.
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật dân sự đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn xin nhập hộ khẩu cho cháu” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ sang tên sổ đỏ hết bao nhiêu tiền. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục mua bán đất rừng sản xuất năm 2022
- Trách nhiệm trả nợ chung của vợ chồng
- Quy định về đất rừng phòng hộ năm 2023
- Đất rừng đặc dụng có xây nhà được không theo quy định 2023?
Câu hỏi thường gặp:
Để được nhập hộ khẩu vào nhà người thân, cần phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ đó để nộp cho cơ quan có thẩm quyền.
Giấy tờ chứng minh mối quan hệ được quy định cụ thể tại Điều 6 Nghị định 62/2021/NĐ-CP như sau:
– Chứng minh quan hệ vợ, chồng: Giấy chứng nhận kết hôn; giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã nơi cư trú;
– Chứng minh quan hệ cha, mẹ, con: Giấy khai sinh; chứng nhận hoặc quyết định việc nuôi con nuôi; quyết định việc nhận cha, mẹ, con; xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã nơi cư trú; Hộ chiếu còn thời hạn sử dụng có chứa thông tin thể hiện quan hệ nhân thân cha hoặc mẹ với con; quyết định của Tòa án, trích lục hộ tịch hoặc văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định, cơ quan khác có thẩm quyền xác nhận về quan hệ cha, mẹ với con.
– Chứng minh mối quan hệ anh, chị, em ruột, cháu ruột: Giấy khai sinh, xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã nơi cư trú;
– Chứng minh mối quan hệ cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ: Quyết định cử người giám hộ; xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã tại nơi cư trú về mối quan hệ nhân thân;
– Chứng minh không còn cha, mẹ: Giấy chứng tử của cha, mẹ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha, mẹ mất tích, chết, xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã tại nơi cư trú về việc cha, mẹ đã chết;
– Chứng minh người cao tuổi: Giấy khai sinh, thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu; sổ Bảo hiểm xã hội, Thẻ bảo hiểm y tế hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã tại nơi cư trú về ngày, tháng, năm sinh;
– Chứng minh người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi: Chứng nhận của cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã tại nơi cư trú;
– Chứng minh người chưa thành niên gồm: Giấy khai sinh, thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu, sổ Bảo hiểm xã hội, Thẻ bảo hiểm y tế hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã tại nơi cư trú về ngày, tháng, năm sinh.
Sổ hộ khẩu được cấp cho cá nhân hoặc hộ gia đình đã đăng ký thường trú theo quy định tại Điều 24, Điều 25 và Điều 26 Luật cư trú. Sổ hộ khẩu có giá trị xác định nơi thường trú của công dân. Trường hợp nhập khẩu nhờ muốn tách hộ khẩu thì khi được sự đồng ý của chủ hộ nhập khẩu nhờ thì bạn sẽ được tách hộ khẩu trên cùng địa chỉ.