Khi tham gia giao thông không người tham gia giao thông nào có thể đảm bảo rằng bản thân luôn chấp hành đúng quy định pháp luật về an toàn giao thông. Sẽ tùy vào từng hành vi hay hậu quả mà sẽ có các hình thức xử phạt khác nhau. Bên cạnh biện pháp chính là phạt tiền, cơ quan có thẩm quyền còn có thể tiến hành xử phạt thêm hình phạt bổ sung như tịch thu giấy phép lái xe, giam giữ xe để cảnh sát giao thông có thể tiến hành điều tra được dễ dàng hơn. Khi điều tra xong chủ thể có thể làm đơn xin nhận lại chiếc xe đã bị tạm giữ. Vậy viết mẫu đơn xin nhận lại xe bị tạm giữ như thế nào mới chuẩn theo quy định pháp luật đề ra? Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Mẫu đơn xin nhận lại xe bị tạm giữ” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Điều kiện nhận lại tang vật bị tịch thu
Nếu quyết định là quyết định tịch thu tang vật thì được quy định tại Điều 26 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 với nội dung:
“Điều 26. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hoá, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức.
Việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được thực hiện theo quy định tại Điều 82 của Luật này.”
Như vậy, tài sản bị tịch thu tức là được sung vào ngân sách nhà nước và bạn sẽ không được nhận lại tài sản nữa. Chiếc xe bị tịch thu bạn sẽ không được lấy lại và chi phí kho bãi… được trừ vào tiến sau khi xử lý tài sản theo quy định tại Điều 82 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
“Điều 82. Xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu
1. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được xử lý như sau:
a) Đối với tang vật vi phạm hành chính là tiền Việt Nam, ngoại tệ, chứng chỉ có giá, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý thì phải nộp vào ngân sách nhà nước;
b) Đối với giấy tờ, tài liệu, chứng từ liên quan tới tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì chuyển cho cơ quan được giao quản lý, sử dụng tài sản theo quy định tại điểm d khoản này;
c) Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là ma túy, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, vật có giá trị lịch sử, giá trị văn hoá, bảo vật quốc gia, cổ vật, hàng lâm sản quý hiếm, vật thuộc loại cấm lưu hành và tài sản khác thì chuyển giao cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành để quản lý, xử lý theo quy định của pháp luật;
d) Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã được cấp có thẩm quyền ra quyết định chuyển giao cho cơ quan nhà nước quản lý, sử dụng thì cơ quan đã ra quyết định tịch thu chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính tổ chức chuyển giao cho cơ quan nhà nước quản lý, sử dụng;
đ) Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này thì tiến hành thuê tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xảy ra hành vi vi phạm để thực hiện việc bán đấu giá; trường hợp không thuê được tổ chức bán đấu giá thì thành lập hội đồng để bán đấu giá.
Việc bán đấu giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá;
e) Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu nhưng không còn giá trị sử dụng hoặc không bán đấu giá được thì cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định tịch thu phải lập hội đồng xử lý gồm đại diện các cơ quan nhà nước hữu quan. Việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu phải được lập thành biên bản có chữ ký của các thành viên hội đồng xử lý. Phương thức, trình tự, thủ tục xử lý tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
2. Thủ tục xử lý đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:
a) Đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này thì cơ quan quyết định tịch thu lập biên bản nộp, chuyển giao tang vật, phương tiện. Việc bàn giao và tiếp nhận các tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này phải được tiến hành theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
b) Đối với trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này, giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá khi làm thủ tục chuyển giao được xác định theo Điều 60 của Luật này. Trường hợp giá trị của tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã được xác định có sự thay đổi tại thời điểm chuyển giao thì cơ quan ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quyết định thành lập hội đồng để định giá tài sản trước khi làm thủ tục chuyển giao. Thành phần Hội đồng định giá theo quy định tại khoản 3 Điều 60 của Luật này.
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, cơ quan có thẩm quyền phải xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều này. Quá thời hạn này mà không thực hiện thì cơ quan có thẩm quyền phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
4. Chi phí lưu kho, phí bến bãi, phí bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, phí bán đấu giá và chi phí khác phù hợp với quy định của pháp luật được trừ vào tiền bán tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu.
Tiền thu được từ bán đấu giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, sau khi trừ các chi phí theo quy định tại khoản này và phù hợp với quy định của pháp luật, phải được nộp vào ngân sách nhà nước.”
Nếu quyết định là quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện thì theo Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính như sau:
“Điều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính
1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:
a) Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật này;
b) Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;
c) Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này.
2. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện quy định tại khoản 1 Điều này phải được chấm dứt ngay sau khi xác minh được tình tiết làm căn cứ quyết định xử phạt, hành vi vi phạm không còn gây nguy hiểm cho xã hội hoặc quyết định xử phạt được thi hành.
Trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần theo quy định tại Điều 79 của Luật này, sau khi nộp tiền phạt lần đầu thì người vi phạm được nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ.”
Về phí kho bãi được quy định tại khoản 7 Điều 126 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:
“Điều 126. Xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
7. Người có tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ chỉ phải trả chi phí lưu kho, phí bến bãi, phí bảo quản tang vật, phương tiện và các khoản chi phí khác trong thời gian tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo quy định tại khoản 8 Điều 125 của Luật này.
Không thu phí lưu kho, phí bến bãi và phí bảo quản trong thời gian tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ nếu chủ tang vật, phương tiện không có lỗi trong việc vi phạm hành chính hoặc áp dụng biện pháp tịch thu đối với tang vật, phương tiện.
Chính phủ quy định chi tiết về mức phí tạm giữ tang vật, phương tiện quy định tại Điều 125 của Luật này.”
Mẫu đơn xin nhận lại xe bị tạm giữ
Hướng dẫn cách điền mẫu đơn xin nhận lại xe bị tạm giữ
+ Địa điểm làm đơn , ngày tháng năm làm đơn
+ Xin nhận lại xe theo quyết định số bao nhiêu
+ Kính gửi lên cơ quan công an quận/hiệu đang thu giữ phượng tiện của bạn
+ Ghi rõ họ tên , thông tin, địa chỉ của cá nhân muốn xin nhận lại phượng tiên bị thu giữ
+ Số chứng minh thư nhân dân, nơi cư chú
+ Trình bày lí do ghi rõ ngày tháng bị tạm giữ phương tiện, biển số của phương tiện, bị vi phạm lỗi gì và những thông tin còn lại. Nếu thông tin nào mà mình không có thì bỏ trống.
Cơ quan có thẩm quyền tạm giữ tang vật
Quy định chính xác về thẩm quyền của trường công an cấp xã được quy định khoản 3 Điều 39 Luật Xử phạt vi phạm hành chính 2012 như sau:
“Điều 39. Thẩm quyền của Công an nhân dân
3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 2.500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật này.”
Ngoài ra khoản 3, khoản 4 Điều 125 Luật Xử phạt vi phạm hành chính 2012 quy định về thẩm quyền tạm giữ tang vật như sau:
“Điều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính
3. Người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quy định tại Chương II Phần thứ hai của Luật này thì có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
4. Trong trường hợp có căn cứ để cho rằng nếu không tạm giữ ngay thì tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tẩu tán, tiêu hủy thì thủ trưởng trực tiếp của chiến sĩ cảnh sát nhân dân, cảnh sát viên cảnh sát biển, bộ đội biên phòng, kiểm lâm viên, công chức hải quan, kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ phải tạm giữ ngay tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi lập biên bản, người lập biên bản phải báo cáo thủ trưởng của mình là người có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được quy định tại khoản 1 Điều này để xem xét ra quyết định tạm giữ; đối với trường hợp tang vật là hàng hóa dễ hư hỏng thì người tạm giữ phải báo cáo ngay thủ trưởng trực tiếp để xử lý, nếu để hư hỏng hoặc thất thoát thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp không ra quyết định tạm giữ thì phải trả lại ngay tang vật, phương tiện đã bị tạm giữ.”
Điều 39 về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được trích dẫn nêu trên một trong các trường hợp nằm trong các điều khoản từ Điều 38 đến Điều 52 thuộc Chương II Phần thứ hai của Luật Xử phạt vi phạm hành chính 2012. Và khi áp dụng theo Điều 125 thì nhận định của bạn là không sai khi xác định: Người hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định xử phạt hành đối với hành vi vi phạm nào thì cũng có quyền tạm giữ tang vật đối với hành vi đó.
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ pháp lý. Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Hướng dẫn đổi giấy phép lái xe trực tuyến đơn giản, nhanh chóng
- Bản tự nhận xét đánh giá cán bộ bổ nhiệm lại như thế nào?
- Lái xe gây tai nạn phải bồi thường cho nạn nhân như thế nào?
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn xin nhận lại xe bị tạm giữ” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là mẫu sơ yếu lý lịch 2023. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Không có quy định nào về mức phí cho việc xin nhận lại xe bị tạm giữ, tuy nhiên chủ tài sản sẽ phải chi trả các loại phí trông giữ phương tiện nếu có, vì thế người có nhu cầu có thể gửi đơn tới cơ quan chức năng có thẩm quyền để đảm bảo cho các quyền tài sản của mình và được thông báo về số tiền cụ thể phải chi trả.
Thông thường việc xin nhận lại xe bị tạm giữ sẽ được trả lời trong thời hạn từ 3 tới 5 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được đơn của chủ tài sản.
Trong một số trường hợp cần hoàn thiện nốt các thủ tục điều tra thì việc xin lại tài sản có thể được xử lý lâu hơn và có thông báo cho chủ sở hữu tài sản về thời gian cụ thể.
Hoàn toàn có thể được, việc xin lại xe thể hiện nhu cầu của bạn và nó chỉ được thực hiện sau khi bạn đã hoàn thành các nghĩa vụ nộp phạt khác. Nếu bạn đã nộp phạt xong vào hôm sau, bạn hoàn toàn có quyền làm đơn xin lại xe để gửi cơ quan chức năng xem xét.