Thông thường, khi nghe tới khái niệm cán bộ, công chức người ta thường nghĩ chúng giống nhau. Cán bộ, công chức là thuật ngữ chỉ các đối tượng làm việc trong cơ quan Nhà nước. Tuy nhiên, để phân biệt ai là cán bộ, ai là công chức không phải quá dễ dàng. Khá nhiều người thắc mắc công an là cán bộ hay công chức? Liệu mẫu đơn xin nghỉ của công an có giống với mẫu đơn xin nghỉ của cán bộ, công chức hay không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu mẫu đơn xin nghỉ tranh thủ của Công an trong bài viết dưới đây.
Cán bộ, công chức là những ai?
“Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.“
Khoản 1 Điều 4 Luật cán bộ, công chức năm 2008
“Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”.
Khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ, công chức năm 2008 sửa đổi năm 2019
Từ hai khái niệm được định nghĩa trên, ta vẫn chưa xác định rõ được Công an là công chức hay viên chức. Bởi chúng phụ thuộc vào nếu một người được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm vào một chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong Công an nhân dân thì chúng ta có thể xác định đó là cán bộ. Còn nếu họ được tuyển dụng, bổ nhiệm vào các ngạch, chức vụ, chức danh trong Công an nhân dân thì có thể được xác định là công chức. Vì vậy khi viết mẫu đơn xin nghỉ tranh thủ trên, sẽ được dựa vào các mẫu đơn xin nghỉ của công chức. Khi áp dụng đúng mẫu Đơn xin nghỉ phép của cán bộ, công chức chuẩn dưới đây sẽ giúp tạo điều kiện cho người xin nghỉ phép xin nghỉ thuận lợi hơn.
“Cán bộ, công chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì ngoài tiền lương còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ”.
Quy định về mẫu đơn xin nghỉ phép
Hiện nay đơn xin nghỉ phép không được quy định trong các văn bản pháp luật. Thông thường mẫu đơn xin nghỉ phép được ban hành cụ thể để áp dụng tại từng đơn vị, doanh nghiệp. Đơn xin nghỉ phép là mẫu giấy nghỉ phép giúp người lao động trình bày rõ lý do xin nghỉ phép và đề nghị được hưởng chế độ nghỉ phép theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời đây là căn cứ quản lý người lao động trong đơn vị, là cơ sở để giải quyết quyền lợi cũng như tính lương thưởng cho người lao động.
Cách viết đơn xin nghỉ phép thuyết phục nhất
Để Đơn xin nghỉ phép của mình được chấp nhận, người làm đơn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Phải xác định được chính xác người có vai trò, thẩm quyền tiếp nhận Đơn xin nghỉ phép để gửi cho phù hợp;
- Ngôn ngữ trang trọng, bố cục hợp lý, cách viết mạch lạc, rõ ràng; sử dụng kính ngữ hợp lý;
- Phần cần chú ý nhất để Đơn xin nghỉ phép thuyết phục là phần lý do.
Có nhiều lý do xin nghỉ khiến lãnh đạo không thể từ chối Đơn xin nghỉ phép của bạn như: Ốm đau; gia đình có việc; người nhà ốm; nhà có hiếu, hỉ; con ốm… Tuy nhiên, bạn cần ghi nhớ, lý do phải trung thực. Bởi, nếu không trung thực mà bị phát hiện sẽ làm giảm uy tín của bạn.
Trong trường hợp, dù lý do thật không hề thuyết phục, cách viết của bạn cũng có thể làm Đơn xin nghỉ trở nên thuyết phục hơn. Chẳng hạn: xin nghỉ đi du lịch với gia đình là một lý do “sếp” không mấy ưa thích, nhưng bạn có thể trình bày: do rất lâu rồi gia đình không đi đâu; cần đi du lịch để đầu óc thoải mái và có thể tập trung hơn và công việc. Hoặc gia đình bạn di du lịch kết hợp thăm người nhà…
- Phải xác định rõ nghỉ thuộc diện nào: Nghỉ không hưởng lương; nghỉ phép; nghỉ con ốm; nghỉ cưới xin; nghỉ có tang… để phòng kế toán hoặc hành chính – nhân sự dễ dàng trong việc tính lương;
- Cần có cam kết vẫn theo sát công việc hoặc ghi bài, chép bài đầy đủ…
Tải mẫu đơn xin nghỉ Tranh Thủ của Công An
Mời bạn xem thêm bài viết
- Mẫu đơn xin nghỉ phép năm 2022
- Mẫu đơn xin nghỉ phép
- Đơn xin nghỉ phép năm mới nhất năm 2022
- Mẫu đơn xin nghỉ phép đi du lịch nước ngoài mới nhất năm 2022
- Mẫu đơn xin phép nghỉ học
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Mẫu đơn xin nghỉ tranh thủ của Công an năm 2022“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu xin cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; giải thể công ty; tạm ngừng kinh doanh; Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; Đăng ký hộ kinh doanh; Bảo hộ quyền tác giả;… của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Với mỗi đơn vị, việc cán bộ, công chức chủ động tuân thủ nội quy, quy trình giúp đơn vị chủ động trong việc sử dụng nhân sự. Việc nghỉ phép cũng như vậy, để xin nghỉ phép, cán bộ, công chức cần làm đúng quy trình sau:
– Viết Đơn xin nghỉ phép
– Chuyển đơn cho Trưởng phòng (hoặc tương đương)
– Chuyển Đơn cho lãnh đạo cao nhất đơn vị duyệt. Sau khi được duyệt thì cán bộ, công chức mới được nghỉ phép đúng luật.
Hiện nay, pháp luật chỉ quy định số ngày nghỉ phép năm của cán bộ, công chức mà không có bất cứ nội dung nào hướng dẫn cụ thể thời gian báo trước khi nghỉ phép.
Vì thế, việc nghỉ phép phải làm đơn trước bao nhiêu ngày phụ thuộc hoàn toàn là nội quy của từng đơn vị. Đơn vị nào chưa hoàn thiện nội quy này thì cán bộ, công chức cũng nên báo trước ít nhất 02 đến 03 ngày để cơ quan bố trí công việc.
Thông thường, đơn xin nghỉ tranh thủ của Công an được nộp cho Trường phòng nơi đồng chí Công an đó công tác hoặc nộp cho các cấp tương đương, sau đó mới được chuyển lên cấp lãnh đạo cao nhất để được duyệt.