Mẫu đơn xin nghỉ dưỡng thai yếu được sử dụng để yêu cầu nghỉ phép trong thời gian thai kỳ khi người phụ nữ gặp vấn đề về sức khỏe liên quan đến thai nhi. Mẫu đơn này giúp người phụ nữ mang thai chính thức yêu cầu nghỉ ngơi để bảo vệ sức khỏe của bản thân và thai nhi. Khi tình trạng sức khỏe thai yếu, nghỉ ngơi là cần thiết để giảm nguy cơ biến chứng và đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho thai nhi. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, Mẫu đơn xin nghỉ dưỡng thai yếu là mẫu nào? Quý độc giả hãy cùng Luật sư X làm rõ qua nội dung sau đây nhé.
Mẫu đơn xin nghỉ dưỡng thai yếu
Mẫu đơn xin nghỉ dưỡng thai yếu cung cấp thông tin chi tiết về tình trạng sức khỏe của người lao động và lý do cần nghỉ dưỡng thai.Việc nộp đơn xin nghỉ dưỡng thai yếu làm cho yêu cầu nghỉ phép trở nên chính thức và hợp pháp. Điều này giúp công ty hoặc tổ chức có căn cứ để xem xét và phê duyệt yêu cầu, đồng thời cũng bảo vệ quyền lợi của người lao động trong trường hợp cần thiết.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-
………., ngày…. tháng…. năm…….
ĐƠN XIN NGHỈ DƯỠNG THAI YẾU
(V/v: Đề nghị nghỉ dưỡng thai yếu………………)
Kính gửi: – Công ty……………….
– Ông………… – (Tổng) Giám đốc công ty……………..
– Ông/ bà…………. – Trưởng phòng nhân sự công ty………….
– Căn cứ Bộ luật lao động năm 2019;
– Căn cứ Luật bảo hiểm xã hội năm 2014;
– Căn cứ Hợp đồng lao động số……… ký kết giữa…. và…… ngày…/…./…..;
– Căn cứ tình hình thực tế của bản thân.
Tên tôi là:………………… Sinh ngày…. tháng…… năm…….
Giấy CMND/thẻ CCCD số:……………………
Ngày cấp:…./…./….. Nơi cấp (tỉnh, TP):…………….
Địa chỉ thường trú:…………………………
Chỗ ở hiện nay ……………………………
Điện thoại liên hệ: …………………………
Là:……………… (tư cách đưa ra đề nghị nghỉ thêm, ví dụ: là người lao động nữ của Quý công ty theo Hợp đồng lao động số…………… ngày…/…./……..)
Hiện đang làm việc tại: Phòng/Ban……………………
Văn Phòng/Chi nhánh/Trụ sở công ty:………………
Chức vụ:…………………………
Sổ bảo hiểm xã hội số:……… ………. Ngày bắt đầu tham gia bảo hiểm:………
Nay tôi làm đơn này xin Ban Giám đốc công ty, Trưởng phòng Nhân sự cho phép tôi được nghỉ thêm sau sinh từ ngày …. tháng …. năm…. đến ngày …. tháng …. năm…..
Lý do xin nghỉ : …………………………
Do vậy, tôi làm đơn này để đề nghị Quý công ty xem xét và chấp nhận cho tôi được nghỉ không hưởng lương dưỡng thai từ ngày…./…../…….. đến hết ngày…/…/…..
Tôi cam kết sẽ trở lại làm việc sau khi hết thời gian nghỉ nêu trên, nếu không tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước công ty
Tôi xin cam đoan với Quý công ty những thông tin trên hoàn toàn đúng sự thật, và xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nguyện vọng của bản thân.
Kèm theo đơn này, tôi xin gửi tới Quý công ty:
1./ Bản sao giấy khai sinh của con
2./Chỉ dẫn của bác sĩ về việc dưỡng thai
3./…………………………..
Kính mong Quý công ty xem xét và chấp nhận đề nghị trên của tôi. Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
Tải về mẫu đơn xin nghỉ dưỡng thai yếu
Mẫu đơn xin nghỉ dưỡng thai yếu là văn bản được sử dụng bởi phụ nữ mang thai để yêu cầu nghỉ phép trong thời gian thai kỳ do tình trạng sức khỏe yếu hoặc có vấn đề liên quan đến thai kỳ. Đơn này thường được nộp cho cơ quan, tổ chức hoặc doanh nghiệp nơi họ làm việc, và cần được chứng nhận bởi bác sĩ hoặc cơ sở y tế. Tải về mẫu đơn xin nghỉ dưỡng thai yếu tại đây:
Lưu ý: Đơn xin nghỉ dưỡng sức sau sinh có cấu trúc tương đối đơn giản, khi viết đơn người lao động cần điền nội dung như sau:
(1) Phụ thuộc vào nơi người lao động làm việc: Công ty, cơ quan, đơn vị, tổ chức,…
(2) Người lao động nên nắm rõ cơ cấu tổ chức của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp mình để ghi chính xác bộ phận quản lý nhân sự có thẩm quyền.
(3) Bộ phận, đơn vị quản lý trực tiếp người lao động.
(4) Ghi cụ thể số nhà, đường/phố, xã/phường/thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố.
(5) Nơi người lao động làm việc: phòng, ban, bộ phận, nhóm…
(6) Chức danh, chức vụ người lao động đảm nhiệm trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
(7) Số điện thoại của chính người lao động xin nghỉ dưỡng sức, hoặc có thể là số điện thoại của người thân chăm sóc khi nghỉ dưỡng sức. Trường hợp này bổ sung thêm thông tin của người đó về tên, mối quan hệ.
(8) Ghi cụ thể sinh con lần thứ mấy, sinh một hay sinh đôi và sinh bằng phương thức nào (sinh thường hay sinh mổ).
Người lao động phải ghi chính xác các thông tin này để làm căn cứ giải quyết chế độ quyền lợi khi nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.
(9) Lao động nữ khi sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh là 06 tháng. Trường hợp sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, được nghỉ thêm 01 tháng.
(10) Căn cứ vào quy định của pháp luật nêu trên về quyền lợi của lao động nữ sau sinh, người lao động xác định số ngày được nghỉ theo chế độ nghỉ dưỡng sức của mình.
>> Xem thêm: Mẫu đơn đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động
Quyền lợi của lao động nữ nghỉ dưỡng thai yếu
Lao động nữ nghỉ dưỡng thai yếu thường được hưởng các quyền lợi về nghỉ phép, bảo hiểm, công việc, trợ cấp và hỗ trợ khác để đảm bảo sức khỏe và bảo vệ quyền lợi cá nhân. Quyền lợi cụ thể có thể khác nhau tùy thuộc vào quy định pháp luật của từng quốc gia, chính sách của công ty, và các điều kiện cụ thể của tình trạng sức khỏe. Quyền lợi của lao động nữ nghỉ dưỡng thai yếu như sau:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì trường hợp người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế được hưởng chế độ ốm đau theo quy định.
Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy thì không được hưởng chế độ ốm đau.
Thời gian hưởng và mức hưởng như sau:
– Người lao động làm việc trong điều kiện bình thường: Nghỉ hưởng chế độ ốm đau 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.
– Mức hưởng tính theo tháng: Bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc (hoặc của tháng đó).
Ngoài ra, theo quy định tại Thông tư số 46/2016, một số trường hợp thai nghén, sinh đẻ và hậu sản cũng được liệt kê vào Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày như: Chửa trứng, rau cài răng lược, rau tiền đạo trung tâm, rỉ ối có điều trị để làm chậm chuyển dạ, tiền sản giật thể trung bình và nặng…
Theo đó, nếu thuộc vào một trong các trường hợp nêu trên, người lao động được nghỉ tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Sau đó, nếu vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn xin nghỉ dưỡng thai yếu”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác, hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Thời hạn được nhận trợ cấp dưỡng sức sau sinh là:
– Tối đa 16 ngày nếu người sử dụng lao động nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp sau sinh cho người lao động;
– Tối đa 13 ngày nếu người lao động, thân nhân người lao động trực tiếp nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp sau sinh cho người lao động.
Nghỉ dưỡng sức sau sinh cần giấy tờ sau:
– Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;
– Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết;
– Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;
– Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;
– Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.