Trong những năm qua, rất nhiều đôi vợ chồng xảy ra mâu thuẫn và dẫn tới ly hôn. Trong số đó, có không ít những cặp vợ chồng lựa chọn hình thức ly hôn thuận tình. Để có thể dễ dàng thỏa thuận bàn bạc, một số người sử dụng đơn xin ly hôn thuận tình viết tay để nộp lên cơ quan có thẩm quyền. Để được Tòa Án chấp chận đơn xin ly hôn thuận tình, người có nhu cầu xin ly hôn cần viết theo đầy đủ nội dung theo đúng mẫu quy định. Nếu bạn đang cần tìm Mẫu đơn xin ly hôn thuận tình viết tay chuẩn theo mẫu mà Tòa Án quy định, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.
Căn cứ pháp lý
- Luật Hôn nhân và Gia đình 2014
- Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP
- Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
Ly hôn thuận tình là gì?
Điều 55 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có quy định về Ly hôn thuận tình như sau:
“Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.“
Như vậy, Ly hôn thuận tình thực chất là trường hợp cả 02 vợ chồng cùng đồng ý, tự nguyện ly hôn, đồng thời, họ đã thỏa thuận được tất cả vấn đề về quyền nuôi con, cấp dưỡng, chia tài sản (hoặc đồng ý tách riêng yêu cầu chia tài sản vợ chồng thành một vụ án khác sau khi đã ly hôn).
Mẫu đơn ly hôn thuận tình viết tay là gì?
Đơn ly hôn thuận tình là mẫu đơn được sử dụng để ghi lại thỏa thuận vợ chồng ly hôn sau khi đã thống nhất với nhau về các nội dung: Chấm dứt quan hệ hôn nhân, phân chia tài sản chung vợ chồng, giành quyền nuôi con…
Đơn ly hôn thuận tình thực chất là mẫu đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự được ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP (sửa đổi bởi Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP).
Theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì không bắt buộc đơn ly hôn phải theo mẫu quy định. Nếu viết đơn ly hôn thuận tình viết tay, thì vẫn có thể được Tòa án chấp nhận.
Về nguyên tắc thì mẫu đơn có thể viết tay, đánh máy hoặc mua tại tòa án nhưng phải có đầy đủ các nội dung thông tin cần thiết để tòa án dựa trên yêu cầu cụ thể của đơn ly hôn thuận tình làm căn cứ để giải quyết thủ tục ly hôn. Tuy nhiên, nhiều Tòa án vẫn khá cứng nhắc về mẫu đơn này, chỉ chấp nhận bản mẫu đơn ly hôn đánh máy do Tòa án ban hành và bán tại trụ sở. Đối với những trường hợp này để tránh thời gian do tranh chấp không đáng có, có thể mua luôn mẫu của Tòa án.
Đơn ly hôn viết tay được coi là hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ các nội dung như sau:
– Ngày, tháng, năm làm đơn
– Tên Tòa án nhận đơn
– Họ tên, nơi cư trú, số CMND (hộ chiếu) của người viết đơn
– Tên, nơi cư trú của vợ/chồng
– Nội dung xin ly hôn
– Về con chung
– Về tài sản chung
– Họ tên và chữ ký của người viết đơn…
Trong đó:
+ Nội dung xin ly hôn: Đề cập đến thời gian kết hôn và chung sống, địa điểm sống ban đầu ở đâu, hiện nay có còn sống chung với nhau hay không, tình trạng hôn nhân hiện tại và nguyên nhân dẫn đến quyết định ly hôn…
+ Về con chung: Nếu đã có con chung ghi thông tin các con chung như họ tên, ngày tháng năm sinh…, nguyện vọng và đề nghị nuôi con…
+ Về tài sản chung: Liệt kê các tài sản chung hiện có, giá trị thực tế và đề nghị phân chia… Ngoài ra, cần thể hiện nội dung về nợ chung (nếu có) và đề nghị phân chia nghĩa vụ trả nợ.
Mẫu đơn ly hôn thuận tình viết tay
Hướng dẫn viết mẫu đơn xin ly hôn thuận tình viết tay
Mẫu đơn xin ly hôn thuận tình viết tay cần phải đảm bảo quy chuẩn chung của một văn bản hành chính và cần lưu ý như sau:
– Quốc hiệu, tiêu ngữ cần phải được viết đúng chuẩn và căn giữa ở phần đầu
– Cần phải điền đầy đủ thông tin của cả hai vợ chồng về họ và tên, ngày tháng năm sinh, số CMND/CCCD/Hộ chiếu, địa chỉ, số điện thoại, địa chỉ chính xác nhất.
– Về quan hệ hôn nhân: Cần trình bày đầy đủ thời gian, quá trình hôn nhân, thời gian sống chung, lý do dẫn đến ly hôn
– Về con cái: Trong trường hợp đã có con chung cần phải ghi đầy đủ con chung, nguyện vọng về ai nuôi, đề nghị nuôi con nếu có. Trong trường hợp hai vợ chồng đã có thỏa thuận thì cần phải ghi rõ thỏa thuận của hai vợ chồng về con nuôi.
– Về tài sản: Trong trường hợp vợ chông đã có thỏa thuận về phân chia tài sản chung cần phải đảm bảo ghi rõ về nội dung thỏa thuận phân chia tài sản chung đó. Nếu không có tài sản thì ghi không có. Nếu không có thỏa thuận thì sẽ yêu cầu Tòa án phân chia.
– Về nợ chung: Nếu có nợ chung ghi cụ thể số nợ, chủ nợ là ai, thời gian trả nợ… và đề nghị phân nghĩa vụ trả nợ trong đơn. Nếu không có nợ chung ghi: Không có… Nếu có nợ chung nhưng không cần phân chia thì ghi: Nợ chung do hai bên tự nguyện thỏa thuận không yêu cầu Tòa án phân chia…
Thủ tục ly hôn thuận tình thực hiện thế nào?
Để ly hôn thuận tình, cần phải thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ trong việc ly hôn thuận tình bao gồm:
– Giấy chứng nhận kết hôn bản chính (nếu như không còn thì có thể xin cấp bản sao hoặc đăng ký lại);
– Giấy tờ tùy thân gồm Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Giấy xác nhận thông tin cư trú;
– Nếu có con chung, cần chuẩn bị thêm giấy khai sinh của con.
– Giấy tờ về tài sản nếu có tài sản và có yêu cầu Tòa án giải quyết…
Bước 2: Nộp hồ sơ
Theo điểm h khoản 2 Điều 39 và Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì thẩm quyền giải quyết việc ly hôn thuận tình là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của vợ hoặc của chồng.
Do đó, hai bên có thể thỏa thuận nộp đơn ly hôn tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú) của vợ hoặc của chồng hoặc của cả hai vợ chồng (nếu hai vợ chồng cùng nơi cư trú).
Hình thức nộp hồ sơ: trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện.
Bước 3: Nộp lệ phí và Tòa án giải quyết vụ việc
Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Tòa án sẽ phân công Thẩm phán giải quyết, ra thông báo nộp lệ phí. Sau khi hoàn thành việc nộp lệ phí, hai bên vợ chồng sẽ nhận được thông báo về việc giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn của hai người.
Trong quá trình giải quyết, Tòa án sẽ chuẩn bị xét đơn yêu cầu, hòa giải… Thời gian để thực hiện việc ly hôn thuận tình kéo dài khoảng từ 02 – 03 tháng.
Bước 4: Toà án ra quyết định
Sau khi giải quyết, Toà án sẽ đưa ra một trong các quyết định sau đây:
– Nếu cả hai bên vẫn muốn ly hôn thì Tòa án sẽ công nhận thỏa thuận ly hôn của hai người.
– Nếu hai vợ, chồng đoàn tụ thì Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu ly hôn.
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về các vấn đề pháp lý đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn xin ly hôn thuận tình viết tay chuẩn năm 2023” hoặc các dịch vụ, thông tin pháp lý khác liên quan như là mẫu gia hạn hợp đồng thuê nhà. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Câu hỏi thường gặp
Khi thực hiện thủ tục ly hôn thì vợ chồng có thể sử dụng một trong hai cách: Thuận tình và đơn phương. Trong đó, thuận tình ly hôn là việc cả hai vợ chồng cùng đồng ý và thỏa thuận được việc ly hôn. Ngược lại, đơn phương ly hôn là khi một bên có yêu cầu ly hôn.
Do đó, trong đơn ly hôn thuận tình thì bắt buộc phải có chữ ký của cả hai vợ chồng còn đơn ly hôn đơn phương thì không bắt buộc.
Theo Điều 149 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ chịu lệ phí như sau:
“1. Nghĩa vụ chịu lệ phí được xác định tùy theo từng loại việc dân sự cụ thể và do luật quy định.
2. Đối với yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn thì vợ, chồng có thể thỏa thuận về việc chịu lệ phí, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu lệ phí theo quy định của pháp luật.
Trường hợp vợ, chồng không thỏa thuận được người có nghĩa vụ chịu lệ phí thì mỗi người phải chịu một nửa lệ phí.”
Như vậy, đối với yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn thì hai vợ, chồng có thể thỏa thuận với nhau về việc chịu lệ phí. Nếu không thỏa thuận được thì mỗi người sẽ chịu một nửa lệ phí.