Đường dân sinh là loại đường được xây dựng chủ yếu để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong khu vực cư trú. Đây là các con đường có quy mô nhỏ hơn và ít được đầu tư hơn so với các tuyến đường chính như quốc lộ, tỉnh lộ hay đường giao thông chính của thành phố. Mặc dù không có quy mô lớn như các tuyến đường chính, đường dân sinh rất quan trọng trong việc hỗ trợ đời sống hàng ngày của cư dân, giúp kết nối các dịch vụ và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân trong khu vực. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, Mẫu giấy ủy quyền viết tay là mẫu nào? Quý độc giả hãy cùng Luật sư X làm rõ qua nội dung sau đây nhé.
Mẫu đơn xin làm đường đi
Đường dân sinh là phần của mạng lưới giao thông địa phương, đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối và phục vụ nhu cầu di chuyển của cư dân trong các khu vực cư trú. Việc có đường dân sinh tốt giúp người dân di chuyển thuận tiện hơn, giảm thời gian và công sức khi đi lại. Điều này đặc biệt quan trọng trong các khu vực nông thôn hoặc vùng xa, nơi mà cơ sở hạ tầng giao thông thường còn hạn chế.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–
………, ngày…. tháng…. năm…..
ĐƠN YÊU CẦU MỞ LỐI ĐI
(V/v: Yêu cầu mở lối đi trong khu vực………..)
– Căn cứ Bộ luật dân sự năm 2015;
Kính gửi: Ông/Hộ gia đình ông/…: ……
Địa chỉ:………
Họ và tên:……… Sinh năm:……
Chứng minh nhân dân số:…… do CA……cấp ngày…./…./……
Địa chỉ thường trú:………
Địa chỉ cư trú hiện nay:……
Số điện thoại liên hệ:……
Tôi xin trình bày với Ông/Bà/Quý công ty/… sự việc như sau:……
(Trình bày sự việc dẫn tới việc làm đơn yêu cầu)
Căn cứ Điều 254 Bộ luật dân sự năm 2015:
“Điều 254. Quyền về lối đi qua
1.Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2.Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.
3.Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.”
Tôi nhận thấy mình có quyền được sử dụng một phần diện tích đất của Ông/Bà/Quý cơ quan/… để làm lối đi qua bất động sản của Ông/Bà/… Do bất động sản/phần đất của tôi bị vây bọc bởi các bất động sản của……………. mà không có/không đủ lối đi ra đường công cộng. Và, lối đi hợp lý nhất để tôi/gia đình có thể dùng để di chuyển ra đường công cộng trên thực tế là đi qua phần đất………….. của Ông/Bà/Quý cơ quan/…
Vậy nên tôi làm đơn này để kính đề nghị Ông/Bà/…. đồng ý cho tôi và gia đình tôi, cũng như những chủ thể khác di chuyển từ đường công cộng vào nhà tôi hoặc từ nhà tôi ra đường công cộng được sử dụng phần diện tích đất………. để làm lối đi.
Việc sử dụng được thực hiện như sau (nếu có):…….. (bạn có thể trình bày những vấn đề về thời gian sử dụng hay các hình thức sử dụng,…)
Để bù đắp cho việc này, tôi đồng ý trả cho Ông/Bà/…. Một số tiền là……… đồng/… tháng.
Tôi xin cam đoan những thông tin bản thân đưa ra trên đây là đúng sự thật. Kính mong Ông/Bà/Quý cơ quan…. Xem xét và đồng ý với yêu cầu trên của tôi.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Tải về mẫu đơn xin làm đường đi
Đường dân sinh có nhiều ý nghĩa quan trọng đối với đời sống cộng đồng và phát triển địa phương. Đường dân sinh giúp kết nối các khu vực cư trú với nhau, đồng thời nối liền với các cơ sở dịch vụ thiết yếu như trường học, bệnh viện, chợ, và các cơ sở kinh doanh. Điều này giúp người dân dễ dàng tiếp cận các dịch vụ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển hàng ngày. Tải về mẫu đơn xin làm đường đi tại đây:
>> Xem ngay: Đăng ký logo thương hiệu độc quyền ở đâu
Quy định về hiến đất làm đường dân sinh như thế nào?
Đường dân sinh tạo điều kiện cho các hoạt động kinh tế địa phương, như việc vận chuyển hàng hóa và dịch vụ. Nó giúp thúc đẩy thương mại và giao thương trong khu vực, từ đó góp phần vào sự phát triển kinh tế địa phương. Khi có cơ sở hạ tầng giao thông như đường dân sinh, khu vực có thể thu hút đầu tư và phát triển đô thị hóa. Điều này có thể dẫn đến sự phát triển của các khu dân cư mới, cơ sở thương mại, và các dịch vụ công cộng.
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 146 Luật đất đai 2013 quy định cộng đồng dân cư xây dựng, chỉnh trang các công trình phục vụ lợi ích chung của cộng đồng bằng nguồn vốn do nhân dân đóng góp hoặc Nhà nước hỗ trợ thì việc tự nguyện góp quyền sử dụng đất, bồi thường hoặc hỗ trợ do cộng đồng dân cư và người sử dụng đất đó thỏa thuận.
Có hai hình thức hiến đất
Một là, hiến không điều kiện là người dân tự nguyện hiến đất cho cơ quan nhà nước thực hiện các công trình công cộng mà không đòi hỏi bất cứ điều gì, người hiến đất sẽ hưởng lợi nhiều nhất khi thuận tiện kinh doanh hoặc đất tăng giá.
Hai là, hiến có điều kiện, bởi hiến đất không phải là trường hợp bắt buộc, không có yếu tố cưỡng chế, vì vậy người hiến đất có quyền yêu cầu những người được hưởng lợi trực tiếp từ con đường này phải bồi thường hoặc hỗ trợ cho mình một khoản nhất định một cách hợp tình, hợp lý theo quy định của pháp luật.
Quy định về hiến đất làm đường nông thôn như thế nào
Hiến đất là một quyền của người dân, khi nhận thấy việc hiến đất làm đường nông thôn là hợp lý và đảm bảo lợi ích cho cả đôi bên thì người sử dụng đất hoàn toàn có thể thực hiện việc hiến đất đó, bên cạnh đó cũng có thể đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền hỗ trợ cho mình những lợi ích liên quan đến phần đất mà mình sẽ hiến ra để làm đường nông thôn.
Căn cứ theo quy định tại điều 66 Luật Đất đai 2013 quy định về thẩm quyền thu hồi đất
-Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây
Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 66 Luật Đất đai 2013;
Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
-Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây
Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;
Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 66 Luật Đất đai 2013 thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất.
Căn cứ theo Điều 65 Luật Đất đai 2013 quy định về việc thu hồi đất do tự nguyện trả lại đất theo đó khi nhà nước thu hồi đất khi người dân tự nguyện hiến đất thì người dân không còn quyền sử dụng đất nữa. Nói cách khác, lúc này phần đất mà người dân đã hiến sẽ bị cắt khỏi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của họ và phần đất này thay vì là phần đất sử dụng riêng của gia đình đã đưa vào làm phần đất sử dụng chung của cộng đồng và trên danh nghĩa là đất ủy ban chịu sự quản lý của nhà nước.
Vậy hiến đất làm đường giao thông nông thôn là một quyền của công dân, khi nhà nước cần đất để làm đường có thể kêu gọi người dân hiến đất tự nguyện để phát triển các công trình công cộng.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn xin làm đường đi”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác, hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Hiện nay, với nhu yếu về nhà tại, đất ở ngày càng lớn, thực trạng nhà ở bị vây bọc ngày càng nhiều thì việc tranh chấp ngày càng phát sinh phổ cập. Pháp luật nước ta đã có những pháp luật khá rõ ràng về việc mở lối đi cũng như xử lý tranh chấp. Theo khoản 1 điều 171 Luật đất đai 2013 pháp luật về quyền sử dụng hạn chế so với thửa đất liền kề thì quyền sử dụng hạn chế so với thửa đất liền kề gồm có quyền về lối đi. Nghĩa là chủ sở hữu thửa đất này có quyền về lối đi so với thửa đất liền kề .
Hiện nay pháp luật không có quy định cụ thể về bề rộng của đường dân sinh, nhưng đa phần bề rộng nền đường thường nhỏ hơn 3,0 m, mặt đường được cứng hoá bằng bê tông xi măng, rải nhựa hoặc bằng vật liệu sẵn có như gạch, đá sỏi, cấp phối suối hoặc đường đất…
Hiện tại, không có quy định về khoảng cách đường dân sinh nhưng việc xây dựng đường dân sinh phải phù hợp với Quy hoạch phát triển giao thông vận tải và quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.