Xin chào Luật sư X. Hiện tại tôi đang là viên chức ở một trường học. Sắp tới, gia đình tôi chuyển vào Đà Nẵng sống nên tôi muốn xin nghủ việc. Luật sư cho tôi hỏi mẫu đơn xin chấm dứt hợp đồng làm việc của viên chức được quy định như thế nào? Mong Luật sư sớm phản hồi để giải đáp thắc mắc. Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Sau đây, Luật sư sẽ giải đáp thắc mắc của bạn. Mong bạn có thể tham khảo.
Căn cứ pháp lý
- Bộ Luật Lao động 2019
- Luật Viên chức 2010
- Nghị định 29/2012/NĐ – CP
Hợp đồng làm việc là gì?
Hợp đồng làm việc hay hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động ( Điều 13 Bộ luật Lao động 2019).
Hợp đồng lao động được chia thành 02 loại, gồm: hợp đồng lao động không xác định thời hạn (hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng) và hợp đồng lao động xác định thời hạn (hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
Chấm dứt hợp đồng làm việc
Theo quy định tại Bộ luật Lao động 2019, người lao đọng có thể dễ dàng hơn trong việc chấm dứt hợp đồng lao động. Người lao động có thể chấm dứt hợp đồng động theo các cách sau:
- Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động với người sử dụng lao động
- Theo quy định khoản 3 Điều 34 Bộ luật Lao động 2019, người lao động và người sử dụng lao động hoàn toàn có quyền thỏa thuận về việc chấm dứt hợp đồng lao động. Nếu hai bên thống nhất được với nhau về việc chấm dứt hợp đồng thì đó là cách tốt nhất.
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
- Người lao động phải tuân thủ một số nguyên tắc khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Theo khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau:
- Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận, trừ trường hợp khác;
- Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng hạn, trừ trường hợp khác;
- Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
- Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc vì công việc có ảnh hưởng xấu tới thai nhi;
- Đủ tuổi nghỉ hưu, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
- Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
- Theo khoản 1 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phải báo trước với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước sẽ thực hiện theo quy định của Chính phủ.
- Ít nhất 45 ngày với HĐLĐ không xác định thời hạn;
- Ít nhất 30 ngày với HĐLĐ có thời hạn từ 12 – 36 tháng;
- Ít nhất 03 ngày làm việc với HĐLĐ dưới 12 tháng.
- Người lao động phải tuân thủ một số nguyên tắc khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Theo khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau:
Viên chức
Viên chức là ai?
Theo quy định Điều 2 Luật Viên chức 2010, viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập.
Công việc của viên chức
Công việc của viên chức là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng; là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức để tuyển dụng, sử dụng, quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập ( đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thành lập, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý Nhà nước ).
Hiện nay, viên chức được ký một trong hai hợp đồng lao động: không xác định thời hạn và xác định thời hạn.
- Hợp đồng làm việc xác định thời hạn: Là hợp đồng hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian từ 12 – 60 tháng;
- Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn: Là hợp đồng hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.
Quy định về chấm dứt hợp đồng làm việc của viên chức
Điều 25 Luật Viên chức 2010 quy định các loại hợp đồng làm việc:
“1. Hợp đồng làm việc xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng. Hợp đồng làm việc xác định thời hạn áp dụng đối với người trúng tuyển vào viên chức, trừ trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 58 của Luật này.
2. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn áp dụng đối với trường hợp đã thực hiện xong hợp đồng làm việc xác định thời hạn và trường hợp cán bộ, công chức chuyển thành viên chức theo quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 58 của Luật này”.
Theo khoản 5 Điều 3 Luật viên chức 2010, hợp đồng làm việc là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa viên chức hoặc người được tuyển dụng làm viên chức với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về vị trí việc làm, tiền lương, chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.
Theo quy định khoản 1 Điều 38 Nghị định 29/2012/NĐ – CP, viên chức được giải quyết thôi việc trong các trường hợp sau:
- Viên chức có đơn tự nguyện xin thôi việc được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản;
- Viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều 29 Luật viên chức;
- Đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức khi có một trong các trường hợp quy định tại điểm c, điểm d, điểm đ khoản 1 Điều 29 Luật Viên chức 2010.
Theo quy định khoản 3 Điều 38 Nghị định 29/2012/NĐ – CP, thủ tục giải quyết thôi việc:
- Viên chức có nguyện vọng thôi việc có văn bản gửi người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
- Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, nếu đồng ý cho viên chức thôi việc thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập ra quyết định chấm dứt hợp đồng làm việc; nếu không đồng ý cho viên chức thôi việc thì trả lời viên chức bằng văn bản và nêu rõ lý do theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
- Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này và đồng thời giải quyết chế độ thôi việc cho viên chức theo quy định tại Nghị định này.
Viên chức muốn chấm dứt hợp đồng làm việc trước thời hạn đúng quy định của pháp luật buộc phải căn cứ vào một trong hai trường hợp sau:
- Viên chức có đơn tự nguyện xin thôi việc và gửi trực tiếp tới cá nhân có thẩm quyền giải quyết. Khi tiếp nhận đơn, nếu viên chức không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 38 Nghị định 29/2012/NĐ – CP và đồng ý thì trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận thì người đứng đầu đơn vị ra quyết định chấm dứt hợp đồng hoặc trả lời bằng văn bản cho người lao động lý do không đống ý.
- Đơn phương chấm dứt theo quy định tại Khoản 4, Khoàn 5 Điều 29 Luật viên chức 2010:
- Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 45 ngày; trường hợp viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị 06 tháng liên tục thì phải báo trước ít nhất 03 ngày.
- Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau:
- Không được bố trí theo đúng vị trí việc làm, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng làm việc;
- Không được trả lương đầy đủ hoặc không được trả lương đúng thời hạn theo hợp đồng làm việc;
- Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động;
- Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng;
- Viên chức nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở chữa bệnh;
- Viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị từ 03 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục
Mẫu đơn xin chấm dứt hợp đồng làm việc của viên chức
Mời bạn xem thêm
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề “Mẫu đơn xin chấm dứt hợp đồng làm việc của viên chức“. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho độc giả. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, thủ tục đăng ký bảo hộ logo, mẫu đơn xin trích lục bản án ly hôn … Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.
Câu hỏi thường gặp
Những lý do không chính đáng:
– Không hòa nhập được với môi trường làm việc và đồng nghiệp mới
– Thích là nghỉ
– Vi phạm quy định nơi làm việc
– Nói dối
Bước 1: Thông báo xin nghỉ việc
Bước 2: Bàn giao công việc tài sản
Bước 3: Đưa ra lý do chính đáng, thuyết phục