Xin chào Luật sư X, tôi dự định thuê một mặt bằng ở quận 7 để mở một tiệm kinh doanh xoa bóp. Vậy đơn xin cấp phép hành nghề dịch vụ xoa bóp hiện nay ra sao? Xin được tư vấn.
Chào bạn, cá nhân, tổ chức khi muốn kinh doanh dịch vụ xoa bóp cần phải viết đơn để gửi cho cơ quan có thẩm quyền để được cấp giấy phép hành nghề. Vậy đơn xin cấp phép hành nghề dịch vụ xoa bóp hiện nay như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định số 176/2013/NĐ-CP
- Nghị định 155/2018/NĐ-CP
- Thông tư số 01/2020/TT-BTP
Khái niệm giấy phép kinh doanh dịch vụ xoa bóp
Giấy phép kinh doanh là loại giấy được cấp cho doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề có điều kiện; loại giấy này thông thường được cấp sau Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Giấy phép kinh doanh dịch vụ xoa bóp massage là giấy chứng nhận bắt buộc đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ xoa bóp massage như: tẩm quất, xoa bóp, bấm huyệt…chứng nhận cơ sở có đẩu điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Điều kiện kinh doanh dịch vụ xoa bóp
1. Được đăng ký, cấp phép hoặc thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh phải không thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đối với người Việt Nam:
Đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng của Việt Nam hoặc của nước ngoài đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử.
Có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác do lỗi cố ý bị kết án từ trên 03 năm tù trở lên chưa được xóa án tích; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ; đang bị quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo quyết định của Tòa án.
Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; có quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian chờ thi hành quyết định; đang nghiện ma túy; đang được tạm hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
b) Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài:
Chưa được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp phép cư trú.
3. Đủ điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
Kinh doanh dịch vụ xoa bóp mà không có giấy chứng nhận hành nghề bị xử pháp như thế nào?
Điều 32 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế quy định về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về điều kiện hành nghề dịch vụ xoa bóp như sau:
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Phòng xoa bóp không treo bản quy trình kỹ thuật xoa bóp hoặc có treo nhưng không đúng quy định của pháp luật;
b) Không mặc trang phục và đeo phù hiệu đúng quy định khi hành nghề;
c) Hành nghề không có giấy chứng nhận chuyên môn của cơ quan có thẩm quyền cấp.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Giường xoa bóp không bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật;
b) Không đặt chuông cấp cứu từ phòng xoa bóp;
c) Không bảo đảm ánh sáng, vệ sinh theo quy định của pháp luật;
d) Không bảo đảm diện tích phòng xoa bóp theo quy định của pháp luật;
đ) Không có tủ thuốc cấp cứu hoặc có nhưng không có đủ thuốc theo danh mục quy định hoặc thuốc đã hết hạn sử dụng.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hệ thống cửa ra vào của phòng xoa bóp không đúng quy định của pháp luật;
b) Lợi dụng dịch vụ xoa bóp để hoạt động mại dâm.
Như vậy, hành vi hành nghề xoa bóp không có giấy chứng nhận chuyên môn của cơ quan có thẩm quyền cấp có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.
Thủ tục thực hiện cũng như những lưu ý cơ sở kinh doanh cần nắm?
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xoa bóp gồm:
+ Bản sao chứng thực GCNĐKKD; GCNĐKĐT;
+ Đơn xin cấp phép hành nghề dịch vụ xoa bóp;
+ Giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT;
+ Biên bản kiểm tra an toàn về PCCC;
Đối với Bác sỹ:
+ Bản sao chứng thực bằng tốt nghiệp Bác sỹ chuyên khoa phục hồi chức năng. Trong trường hợp không phải là Bác sỹ chuyên khoa phục hồi chức năng thì phải có bản sao chứng thực Chứng chỉ đào tạo về chuyên ngành vật lý trị liệu – phục hồi chức năng.
+ Trường hợp Bác sỹ là cán bộ, công chức, viên chức đang công tác thì phải có Giấy cho phép làm ngoài giờ của thủ trưởng đơn vị;
+ Giấy Chứng nhận sức khỏe theo quy định.
+ Hợp đồng lao động giữa Bác sỹ và chủ cơ sở kinh doanh.
Đối với kỹ thuật viên xoa bóp:
+ Bản sao hợp pháp văn bằng hoặc chứng chỉ được đào tạo chuyên môn kỹ thuật về xoa bóp.
+ Giấy Chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe do Bệnh viện tuyến huyện trở lên cấp, trong đó phải có kết quả xét nghiệm viêm gan B, HIV/AIDS, bệnh da liễu, bệnh lao phổi và các bệnh truyền nhiễm khác.
+ Hợp đồng lao động giữa chủ cơ sở kinh doanh với kỹ thuật viên massage có ý kiến đồng ý về chuyên môn của Bác sỹ phụ trách.
+ Danh sách trích ngang của từng nhân viên xoa bóp (có xác nhận của chủ cơ sở và Bác sỹ phụ trách khoa xoa bóp).
- Bước 2: Nộp hồ sơ và nhận kết quả: Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và đáp ứng điều kiện của pháp luật thì cơ sở kinh doanh nộp hồ sơ tại Sở Y tế cấp tỉnh nơi dự định đặt cơ sở kinh doanh. Căn cứ vào Giấy hẹn nhân được, thông thường là 30 ngày làm việc tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ sở kinh đoanh đến nơi nộp hồ sơ nhận kết quả.
Trong các bước trên, khâu khó khăn nhất cũng như khâu cơ sở kinh doanh cần lưu ý nhất là khâu chuẩn bị hồ sơ. Nhiều khi cơ sở kinh doanh đã đáp ứng được các điều kiện theo luật định. Tuy nhiên, hồ sơ chuẩn bị chưa đầy đủ, chưa chính xác thì hồ sơ cũng không thể nộp được. Đặc biệt thời gian thụ lý cấp phép đã là 30 ngày làm việc, tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Mà như chúng ta biết, hồ sơ hợp lệ và hồ sơ có đầy đủ nội dung và các văn bản theo quy định của pháp luật. Nếu khâu chuẩn bị hồ sơ không tốt thì không biết bao giờ mới có hồ sơ hợp lệ để cơ quan có thẩm quyền cấp phép cho cơ sở kinh doanh.
Cũng khâu chuẩn bị hồ sơ, nếu cơ sở kinh doanh không tìm hiểu kỹ về bác sỹ phụ trách chuyên môn sẽ gặp nhiều rủi ro như: Bác sỹ này hiện đang đồng thời đứng tên và phụ trách chuyên môn cho một cơ sở kinh doanh khác… khi cơ quan cấp phép biết được điều này thì rất khó khăn để cơ sở kinh doanh có thể tiếp tục thực hiện thủ tục cấp phép, thậm chí cấp phép rồi, hoạt động rồi thì cơ quan có thẩm quyền vẫn có quyền thu hồi Giấy phép của cơ sở kinh doanh.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh xoa bóp
Đăng ký kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh, hồ sơ gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
- Giấy chứng minh nhân dân của cá nhân hoặc người đại diện hộ kinh doanh.
- Đăng ký doanh nghiệp, hồ sơ gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ doanh nghiệp (nếu cần);
- Danh sách thành viên/cổ đông sáng lập công ty (đối với công ty cổ phần và công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty hợp danh);
- Chứng minh nhân dân của các thành viên;
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
- Văn bản chứng minh đủ điều kiện cấp giấy phép kinh doanh xoa bóp.
Hướng dẫn viết Đơn xin cấp phép hành nghề dịch vụ xoa bóp
Những hướng dẫn cơ bản để tự viết Đơn xin cấp phép hành nghề dịch vụ xoa bóp đúng, cập nhật liên tục, đảm bảo pháp lý.
- Cá nhân, tổ chức nhận đơn là cá nhân, tổ chức có thẩm quyền theo quy định pháp luật chuyên ngành (phần “Kính gửi:…”);
- Dưới tên đơn là nêu ra nội dung chính của đơn (phần “V/v:…”);
- Dẫn chiếu các văn bản, thỏa thuận, hợp đồng, pháp luật có liên quan (phần “Căn cứ:…”);
- Chủ thể viết Đơn xin cấp phép hành nghề dịch vụ xoa bóp là người có quyền, lợi ích trực tiếp mong muốn giải quyết (phần “Tên tôi là:…”);
- Các thông tin của người viết đơn cần được điền đầy đủ như năm sinh, nơi cư trú, số CMND/CCCD, số điện thoại (phần “Năm sinh:…, CMND/CCCD số:…”);
- Nội dung đơn là nội dung sự việc cần được giải quyết (phần “Trình bày nội dung:…”);
- Người viết đơn ký tên ở cuối đơn kèm theo lời cam đoan (phần “Người viết đơn:…”);
- Hình thức đơn: Viết tay hoặc đánh máy không bắt buộc theo mẫu;
Đơn xin cấp phép hành nghề dịch vụ xoa bóp
Có thể bạn quan tâm
- Có nên mua đất quy hoạch khu công nghiệp không?
- Quy định về thuê đất trong khu công nghiệp hiện nay
- Tiêu chuẩn cơ sở vật chất trường mầm non hiện nay
- Đóng bảo hiểm bao nhiêu năm thì được nghỉ hưu và hưởng lương hưu?
- Xăng dầu có được giảm thuế GTGT không?
- Công ty sử dụng tài khoản cá nhân có được không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung Luật sư X tư vấn về vấn đề “Mẫu đơn xin cấp phép hành nghề dịch vụ xoa bóp mới 2022“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: đơn xin trích lục hộ khẩu, tìm hiểu về thủ tục giải thể công ty bị đóng mã số thuế; hay tìm hiểu về mẫu hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, tra số mã số thuế cá nhân; … xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0833102102 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Đến ngày 12/11/2018, Chính phủ ban hành Nghị định 155/2018/NĐ-CP đã bãi bỏ Điều 38 của Nghị định 109/2016 quy định về điều kiện của ngành massage xoa bóp. Cục quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y Tế đã có công văn hướng dẫn về việc quản lý ngành massage xoa bóp theo hướng ngành này không còn chịu sự quản lý của ngành y tế. Sau đó, ngày 28/6/2019 Bộ Y tế ban hành Thông tư 12/2019/TT-BYT bãi bỏ Thông tư 11/2001/TT-BYT. Thế là ngành massage xoa bóp chính thức không còn là ngành kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực y tế.
Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ; thẩm định cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và quản lý các cơ sở (PC64).
Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh, thành phố cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ xoa bóp
Theo quy định của pháp luật, hiện tại kinh doanh massage vẫn còn là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Vì vậy, bạn cần đáp ứng thêm một số điều kiện đặc thù áp dụng cho ngành nghề này bên cạnh những điều kiện bắt buộc khác
Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật đối với cơ sở dịch vụ xoa bóp phải là bác sĩ hoặc y sĩ hoặc kỹ thuật viên thuộc một trong các chuyên ngành phục hồi chức năng; vật lý trị liệu; y học cổ truyền hoặc có chứng chỉ đào tạo chuyên khoa phục hồi chức năng; vật lý trị liệu hoặc y học cổ truyền. Trường hợp có chỉ định thuốc thì người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải là bác sĩ các chuyên ngành phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, y học cổ truyền;
Người làm việc tại cơ sở nếu có thực hiện kỹ thuật xoa bóp thì phải có chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận đào tạo về xoa bóp do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp.
Nhân viên thực hiện kỹ thuật xoa bóp phải mặc trang phục gọn, sạch, đẹp, có phù hiệu ghi rõ tên cơ sở, tên nhân viên, có ảnh 3 cm x 4 cm.