Theo quy định của pháp luật hiện hành, con dấu có vai trò là đại diện về mặt pháp lý của doanh nghiệp. Ngoài con dấu riêng của công ty thì doanh nghiệp thường làm thêm con dấu theo chức danh để thuận tiện cho việc làm hồ sơ. Còn đối với cơ quan nhà nước, ngoài con dấu hình quốc huy thì còn có con dấu có chức danh riêng như Chánh án, Thẩm phán,… Theo đó, trong trường hợp có một vài lý do dẫn đến việc doanh nghiệp, đơn vị sử dụng con dấu phải đăng ký, thay đổi mẫu con dấu như con dấu bị hỏng, bị mất. Vậy Mẫu đơn xin cấp lại con dấu bị hỏng ra sao? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.
Căn cứ pháp lý
Khái niệm về con dấu
Hiện nay, khái niệm con dấu đã được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 99/2016/NĐ-CP của Chính phủ.
Theo đó, con dấu là phương tiện đặc biệt do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký, quản lý, được sử dụng để đóng trên văn bản, giấy tờ của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước.
Con dấu quy định tại Nghị định 99/2016/NĐ-CP , bao gồm: Con dấu có hình Quốc huy, con dấu có hình biểu tượng, con dấu không có hình biểu tượng, được sử dụng dưới dạng dấu ướt, dấu nổi, dấu thu nhỏ, dấu xi.
Hồ sơ đề nghị đăng ký lại mẫu con dấu gồm những giấy tờ gì?
Theo Điều 15 Nghị định 99/2016/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị đăng ký lại mẫu con dấu như sau:
– Đối với cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước có con dấu bị biến dạng, mòn, hỏng hoặc thay đổi chất liệu: Văn bản đề nghị đăng ký lại mẫu con dấu của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước sử dụng con dấu, trong đó nêu rõ lý do.
– Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước có sự thay đổi về tổ chức, đổi tên, hồ sơ gồm:
+ Văn bản đề nghị đăng ký lại mẫu con dấu của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước sử dụng con dấu, trong đó nêu rõ lý do;
+ Quyết định thay đổi về tổ chức, đổi tên cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước của cơ quan có thẩm quyền.
– Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước bị mất con dấu, hồ sơ gồm:
+ Văn bản đề nghị đăng ký lại mẫu con dấu của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước sử dụng con dấu, trong đó nêu rõ lý do và có xác nhận của cơ quan quản lý trực tiếp hoặc cơ quan có thẩm quyền;
+ Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu được cấp trước đó.
Mẫu đơn xin cấp lại con dấu bị hỏng
Theo quy định tại Nghị định 30/2020/NĐ-CP thì mẫu công văn đề nghị khắc dấu cần đảm bảo có những nội dung như sau:
– Quốc hiệu và Tiêu ngữ;
– Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản;
– Số, ký hiệu của văn bản;
– Địa danh và thời gian ban hành văn bản;
– Tên loại và trích yếu nội dung văn bản;
– Nội dung văn bản;
– Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền;
– Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức;
– Nơi nhận.
Ký hiệu Công văn phải bao gồm chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh ban hành Công văn và chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo hoặc lĩnh vực được giải quyết.
Trích yếu nội dung Công văn trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng; đặt canh giữa dưới số và ký hiệu văn bản, cách dòng 6pt với số và ký hiệu văn bản.
Nơi nhận Công văn được quy định như sau:
– Phần thứ nhất bao gồm từ “Kính gửi”, sau đó là tên các cơ quan, tổ chức hoặc đơn vị, cá nhân trực tiếp giải quyết công việc;
– Phần thứ hai bao gồm từ “Nơi nhận”, phía dưới là từ “Như trên”, tiếp theo là tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan khác nhận văn bản.
Giao nộp, thu hồi, hủy con dấu và hủy giá trị sử dụng con dấu được thực hiện như thế nào?
Theo Điều 18 Nghị định 99/2016/NĐ-CP quy định như sau:
– Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước có trách nhiệm giao nộp con dấu cho cơ quan đăng ký mẫu con dấu quy định tại Điều 12 Nghị định này thuộc các trường hợp sau đây:
+ Đăng ký lại mẫu con dấu do con dấu bị biến dạng, mòn, hỏng, thay đổi chất liệu hoặc cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước có sự thay đổi về tổ chức, đổi tên;
+ Có quyết định chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chấm dứt hoạt động, kết thúc nhiệm vụ của cơ quan có thẩm quyền;
+ Có quyết định thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động, giấy đăng ký hoạt động, giấy phép hoạt động của cơ quan có thẩm quyền;
+ Con dấu bị mất được tìm thấy sau khi đã bị hủy giá trị sử dụng con dấu;
+ Có quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của cơ quan có thẩm quyền;
+ Các trường hợp theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 6 Nghị định này.
– Giao nộp, thu hồi, hủy con dấu và hủy giá trị sử dụng con dấu thực hiện như sau:
+ Đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trước khi nhận con dấu mới thì cơ quan, tổ chức, cá nhân phải giao nộp con dấu đã được đăng ký trước đó cho cơ quan đăng ký mẫu con dấu để thu hồi và hủy con dấu theo quy định;
+ Đối với trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giao nộp con dấu cho cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu trước đó theo đúng thời hạn phải giao nộp con dấu được ghi trong quyết định của cơ quan có thẩm quyền để thu hồi và hủy con dấu theo quy định.
Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân không giao nộp con dấu theo quy định, thì cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu ra quyết định hủy giá trị sử dụng con dấu;
+ Đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giao nộp con dấu cho cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu trước đó ngay sau khi tìm thấy con dấu đã bị mất để thu hồi và hủy con dấu theo quy định;
+ Đối với trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giao nộp con dấu cho cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu trước đó theo đúng thời hạn phải giao nộp con dấu được ghi trong quyết định của cơ quan có thẩm quyền để tiến hành thu hồi con dấu, cụ thể:
Cơ quan thu hồi con dấu phải niêm phong, quản lý con dấu đó. Khi cơ quan, tổ chức có quyết định cho hoạt động trở lại, thì cơ quan đã thu hồi con dấu có trách nhiệm bàn giao lại con dấu cho cơ quan, tổ chức để sử dụng theo quy định.
Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân không giao nộp con dấu theo quy định, thì cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu ra quyết định hủy giá trị sử dụng con dấu.
Đối với trường hợp cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu đã ra quyết định hủy giá trị sử dụng con dấu mà sau đó cơ quan, tổ chức bị tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động được hoạt động trở lại thì cơ quan, tổ chức được phép sử dụng con dấu phải đăng ký lại mẫu con dấu để sử dụng theo quy định;
+ Đối với trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 6 Nghị định này, khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm, thì cơ quan đăng ký mẫu con dấu tiến hành thu hồi và hủy con dấu theo quy định.
Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 6 Nghị định này, cơ quan đăng ký mẫu con dấu ra quyết định hủy giá trị sử dụng con dấu;
+ Đối với trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 6 Nghị định này, khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm, thì cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu ra thông báo giao nộp con dấu và thu hồi con dấu theo quy định.
Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân không chấp hành và không giao nộp con dấu theo quy định thì cơ quan đăng ký mẫu con dấu ra quyết định hủy giá trị sử dụng con dấu. Sau khi cơ quan đăng ký mẫu con dấu đã hủy giá trị sử dụng con dấu, thì cơ quan, tổ chức, cá nhân được phép sử dụng con dấu phải đăng ký lại mẫu con dấu để sử dụng theo quy định của pháp luật;
+ Đối với trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 6 Nghị định này, khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm thì cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu trước đó ra thông báo giao nộp con dấu để xử lý giải quyết theo quy định của pháp luật.
Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân không chấp hành và không giao nộp con dấu theo quy định, thì cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu ra quyết định hủy giá trị sử dụng con dấu đang bị chiếm giữ trái phép, chiếm đoạt con dấu và đăng ký lại mẫu con dấu cho cơ quan, tổ chức sử dụng con dấu theo quy định của pháp luật;
+ Đối với trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 6 Nghị định này, khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm, thì cơ quan đăng ký mẫu con dấu ra thông báo giao nộp con dấu và thu hồi con dấu theo quy định.
Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân không chấp hành và không giao nộp con dấu theo quy định, thì cơ quan đăng ký mẫu con dấu xử lý theo quy định của pháp luật.
– Việc giao nộp con dấu của các cơ quan quy định tại khoản 9 Điều 7 Nghị định này do Bộ Ngoại giao quyết định và có văn bản gửi Bộ Công an về thời hạn giao nộp con dấu để thu hồi và hủy con dấu theo quy định.
Có thể bạn quan tâm
- Người bị ép buộc đưa hối lộ có bị làm sao không?
- Mẫu thông báo họp nội bộ công ty
- Những trường hợp không được cấp Căn cước công dân?
- Thẻ căn cước gắn chíp có định vị được không?
- Ngày cấp Căn cước công dân ghi ở đâu?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Mẫu đơn xin cấp lại con dấu bị hỏng năm 2022”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo thông báo về việc; thủ tục giải thể công ty cổ phần; tờ khai cấp bản sao trích lục hộ tịch; thành lập công ty, công ty tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 5 Điều 24 Nghị định 99/2016/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 24. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng con dấu
[…]
5. Con dấu phải được quản lý chặt chẽ tại trụ sở của cơ quan, tổ chức; chỉ chức danh nhà nước, người đứng đầu cơ quan, tổ chức mới được quyết định việc mang con dấu ra ngoài trụ sở để sử dụng giải quyết công việc.
[…]”
Theo đó, con dấu phải được quản lý chặt chẽ tại trụ sở của cơ quan, tổ chức; chỉ chức danh nhà nước, người đứng đầu cơ quan, tổ chức mới được quyết định việc mang con dấu ra ngoài trụ sở để sử dụng giải quyết công việc.
Theo quy định tại điểm khoản 2 Điều 13 Nghị định 144/2021 quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội…..
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tự ý mang con dấu ra khỏi trụ sở cơ quan, tổ chức mà không được phép của chức danh nhà nước, người đứng đầu cơ quan, tổ chức;
b) Không đăng ký lại mẫu con dấu theo quy định của pháp luật;
c) Không chấp hành việc kiểm tra con dấu, không xuất trình con dấu, Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu khi có yêu cầu kiểm tra của cơ quan đăng ký mẫu con dấu;
d) Mất con dấu mà quá 02 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện mất con dấu, cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước không thông báo bằng văn bản cho cơ quan đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu trước đó và cơ quan Công an xã, phường, thị trấn nơi xảy ra mất con dấu.