Trên thực tế khi thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai hay tranh chấp đất đai thì nguồn gốc của đất đai là một trong những căn cứ pháp lý quan trọng để cơ quan có thẩm quyền dựa vào để giải quyết. Chình vì vậy, khi người sử dụng đất có nhu cầu xác nhận nguồn gốc đất có thể gửi đơn xác nhận nguồn gốc đất lên cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xác nhận cho mình. Để tránh yêu cầu bị từ chối thì đơn cần trình bày được rõ ràng, cụ thể các ý kiến của bản thân. Nếu bạn đang tìm kiếm Mẫu đơn xác nhận nguồn gốc đất chuẩn quy định, hãy tham khảo qua bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.
Căn cứ pháp lý
Thẩm quyền xác nhận nguồn gốc đất?
Tại điểm a khoản 2 Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định trường hợp hộ gia đình, cá nhân đề nghị đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì UBND cấp xã có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, xác nhận hiện trạng sử dụng đất so với nội dung kê khai đăng ký.
Trường hợp không có giấy tờ quy định thì UBND cấp xã xác nhận nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp sử dụng đất, sự phù hợp với quy hoạch.
Như vậy, theo quy định trên, UBND cấp xã sẽ có thẩm quyền xác nhận nguồn gốc đất đai.
Thẩm quyền xác nhận nguồn gốc sử dụng đất khi cấp Giấy chứng nhận lần đầu là của UBND cấp xã nơi có đất. Việc xác nhận nguồn gốc đất của UBND cấp xã nơi có đất được thực hiện khi:
+ Đối tượng sử dụng đất đề nghị, xin cấp Giấy chứng nhận lần đầu hoặc đăng ký tài sản gắn liền với đất là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam;
+ Và những đối tượng này không có một trong những giấy tờ về đất đai được quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013, Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
Ngoài ra, những trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc đã có một trong những giấy tờ được quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013, Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì nguồn gốc đất được xác định theo các giấy tờ đó.
Ý nghĩa của nguồn gốc sử dụng đất
Nguồn gốc sử dụng đất là thông tin quan trọng bắt buộc phải được ghi nhận chi tiết, rõ ràng trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đây là căn cứ để chủ sở hữu quyền sử dụng đất cũng như các cơ quan có thẩm quyền có thể xác minh thời điểm, nguyên nhân hình thành mảnh đất, ranh giới, đặc điểm,…
Bên cạnh đó, những thông tin này cũng giúp người dân đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong trường hợp xảy ra tranh chấp với chủ sở hữu mảnh đất liền kề.
Tuy nhiên, cần lưu ý hai vấn đề sau để tránh nhầm lẫn về nguồn gốc sử dụng đất trong sổ đỏ:
- Thửa đất gồm nhiều phần diện tích có nguồn gốc sử dụng đất khác nhau thì lần lượt ghi từng loại nguồn gốc và diện tích có nguồn gốc đó kèm theo.
- Trường hợp được miễn, giảm nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật thì ghi miễn, giảm vào Giấy chứng nhận theo quy định.
Các giấy tờ chứng minh nguồn gốc đất
Căn cứ theo Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 quy định về Các giấy tờ chứng minh nguồn gốc đất như sau:
“Điều 100. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất
1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:
a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;
e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;
g) Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ.“
Hồ sơ xin xác nhận nguồn gốc đất đai
Hồ sơ xin xác nhận nguồn gốc đất đai bao gồm:
– Đơn xin xác nhận nguồn gốc đất;
– Các tài liệu chứng minh quá trình sử dụng, nguồn gốc của thửa đất, vị trí thửa đất;
– Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân của người làm Đơn xin xác nhận;
– Các văn bản khác có liên quan.
Thủ tục xin xác nhận nguồn gốc đất đai
Bước 1: Hộ gia đình, cá nhân có yêu cầu xác nhận nguồn gốc đất đai nộp hồ sơ tại Uỷ bân nhân dân cấp xã, phường, thị trấn;
Bước 2: Cán bộ địa chính kiểm tra hồ sơ, phồi hợp với ban địa chính kiểm tra thửa đất, đo đạc, vẽ sơ đồ, sau đó cán bộ địa chính xác nhận đơn xin và trình lên Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã xác nhận.
Bước 3: Nếu hồ sơ hợp lệ thì Ủy ban nhân dân xã sẽ cấp giấy xác nhận nguồn gốc đất đai là 07 ngày từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Mẫu đơn xác nhận nguồn gốc đất
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Mẫu đơn xác nhận nguồn gốc đất chuẩn quy định năm 2023” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới download mẫu đơn xin ly hôn thuận tình Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định của pháp luật đất đai khi thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu (cấp Sổ đỏ lần đầu) nếu không có một trong những loại giấy tờ theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hoặc trên giấy tờ đó không ghi rõ thời điểm xác lập giấy tờ và mục đích sử dụng đất thì phải lấy ý kiến khu dân cư về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất.
Nội dung này được quy định rõ tại khoản 4 Điều 21 Nghị định 43/2014/NĐ-CP như sau:
“4. Trường hợp không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Khoản 2 Điều này hoặc trên giấy tờ đó không ghi rõ thời điểm xác lập giấy tờ và mục đích sử dụng đất thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về thời điểm bắt đầu sử dụng đất và mục đích sử dụng đất trên cơ sở thu thập ý kiến của những người đã từng cư trú cùng thời điểm bắt đầu sử dụng đất của người có yêu cầu xác nhận trong khu dân cư (thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố) nơi có đất”.
* Thành phần cuộc họp lấy ý kiến
– Chủ trì cuộc họp: Trưởng (hoặc Phó) thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố.
– Đại diện Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất.
– Những người đã từng cư trú cùng thời điểm bắt đầu sử dụng đất của người có yêu cầu xác nhận trong khu dân cư (thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố) nơi có đất.
* Nội dung cuộc họp
Cuộc họp thống nhất xác định các vấn đề sau:
– Nguồn gốc sử dụng thửa đất (ghi cụ thể: tự khai phá, bao chiếm hoặc nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho, … từ người sử dụng đất nào, vào thời gian nào)
– Thời điểm bắt đầu sử dụng vào mục đích đăng ký, đề nghị cấp Giấy chứng nhận từ ngày … tháng …. năm…
– Tình trạng tranh chấp đất đai (ghi rõ không tranh chấp hay đang tranh chấp sử dụng đất với người sử dụng đất nào).
Sau khi lấy ý kiến những người tham gia cuộc họp cùng thống nhất ký tên vào Mẫu số 05/ĐK; sau đó chủ trì cuộc họp ký, ghi rõ họ tên và chức danh và cuối cung là xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn (ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu).