Mẫu đơn trình báo công an về việc bị lừa đảo là một văn bản chính thức mà người bị hại sử dụng để thông báo cho cơ quan công an về việc mình trở thành nạn nhân của hành vi lừa đảo. Đơn này giúp cơ quan công an có cơ sở để điều tra, xử lý vụ việc và có thể giúp bạn lấy lại tài sản hoặc bảo vệ quyền lợi của mình. Việc nộp đơn trình báo kịp thời và đầy đủ thông tin sẽ giúp cơ quan công an nhanh chóng tiến hành điều tra và xử lý vụ việc một cách hiệu quả. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, Mẫu đơn trình báo công an về việc bị lừa đảo là mẫu nào? Quý độc giả hãy cùng Luật sư X làm rõ qua nội dung sau đây nhé.
Mẫu đơn trình báo công an về việc bị lừa đảo
Mẫu đơn trình báo công an về việc bị lừa đảo có vai trò rất quan trọng trong quá trình xử lý các vụ việc liên quan đến hành vi lừa đảo qua mạng hoặc các hình thức lừa đảo khác. Đơn trình báo là cách thức chính thức để người bị hại thông báo cho cơ quan công an về việc mình đã trở thành nạn nhân của hành vi lừa đảo. Đây là bước đầu tiên để ghi nhận khiếu nại và khởi động quy trình điều tra.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
….., ngày……, tháng……, năm 20…..
ĐƠN TỐ CÁO
(Về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của ông/bà ………..)
Kính gửi:
– Cơ quan cảnh sát điều tra – Công an quận/ huyện ……….
– Viện kiểm sát nhân dân quận/ huyện………..
Họ và tên:…………………………… Sinh ngày:……………
Chứng minh nhân dân số:…………………………………..
Ngày cấp: ………………. Nơi cấp:…………………………………….
Hộ khẩu thường trú:……………………………………………………..
Chỗ ở hiện tại:……………………………………………………………..
Tôi làm đơn này tố cáo và đề nghị Quý cơ quan tiến hành điều tra, khởi tố hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật của:
Ông/bà:…..(tên người có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản)…………………….. Sinh ngày:……………………………
Chứng minh nhân dân số:……………………………….
Ngày cấp: ………………………….. Nơi cấp:……………………
Hộ khẩu thường trú:…………………………….
Chỗ ở hiện tại:……………………………………
Vì ông/bà………………..đã có hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của tôi với số tiền là……(ghi tổng số tiền bị lừa đảo)…… Sự việc cụ thể như sau:
……………………………………………………………………………………..
Từ những sự việc trên, có thể khẳng định ông/bà ……………… đã dùng thủ đoạn gian dối để nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của tôi với số tiền là……………………
Qua thủ đoạn và hành vi như trên, tôi cho rằng hành vi của ông/bà ………………….. có dấu hiệu phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015:
‘Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm…’
Như vậy, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nay tôi viết đơn này tố cáo ông/bà………………………. Kính đề nghị Quý cơ quan giải quyết cho những yêu cầu sau đây:
– Xác minh và khởi tố vụ án hình sự để điều tra, đưa ra truy tố, xét xử ông/bà………….. về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
– Buộc ông/bà…………………… phải trả lại tiền cho tôi.
Tôi cam kết toàn bộ nội dung đã trình bày trên là hoàn toàn đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều đã trình bày ở trên.
Kính mong được Quý cơ quan xem xét và giải quyết. Xin chân thành cảm ơn.
Người tố cáo
(Ký và ghi rõ họ tên)
Tải về mẫu đơn trình báo công an về việc bị lừa đảo
Đơn trình báo công an về việc bị lừa đảo giúp cung cấp các thông tin chi tiết về vụ việc, bao gồm thời gian, địa điểm, phương thức lừa đảo, đối tượng lừa đảo, và số tiền bị thiệt hại. Những thông tin này là cơ sở để cơ quan công an tiến hành điều tra. Đơn trình báo thể hiện yêu cầu của người bị hại về việc xử lý các đối tượng lừa đảo và bảo vệ quyền lợi của mình. Điều này có thể bao gồm yêu cầu lấy lại tài sản bị mất hoặc ngăn chặn hành vi lừa đảo tiếp theo.
Tải về mẫu đơn trình báo công an về việc bị lừa đảo tại đây:
>> Xem thêm: giấy đăng ký lưu hành nguyên liệu làm thuốc
Lưu ý: Khi soạn đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cần lưu ý một số điều sau:
– Mô tả cụ thể vụ việc: Đưa ra các mô tả chi tiết về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra, cung cấp thông tin về người, tổ chức lừa đảo này và bất kỳ chi tiết nào khác để giúp cơ quan thẩm quyền nhận biết, điều tra về vụ việc.
– Cung cấp các bằng chứng chứng minh: Liệt kê tất cả bằng chứng nào mà bạn thu thập được để chứng minh hành vi lừa đảo đó, như: hoá đơn, hợp đồng, video, hình ảnh,…
– Nêu rõ thông tin cá nhân: Cung cấp thông tin cá nhân của bạn (tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc,…) để giúp cơ quan thẩm quyền nhận biết bạn là người gửi đơn tố cáo và liên hệ để yêu cầu cung cấp thêm thông tin, trao đổi trong quá trình giải quyết vụ việc.
– Sự chính xác, minh bạch: Cần đảm bảo rằng mọi thông tin bạn cung cấp trong đơn tố cáo là chính xác, minh bạch, tránh đưa các thông tin sai lệch và không chính xác làm ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vụ việc.
– Sử dụng ngôn ngữ lịch sự, chuyên nghiệp: Đơn tố cáo cần sử dụng những từ ngữ lịch sự, chuyên nghiệp, tránh sử dụng những từ ngữ không phù hợp, không đúng chuẩn mực làm giảm hiệu quả của việc tố cáo.
– Gửi đúng địa chỉ nhận đơn tố cáo: Bạn cần gửi đơn tố cáo đến địa chỉ của cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc, nếu không chắc chắn, có thể tham khảo các thông tin chính thức hoặc liên hệ cơ quan thẩm quyền để tìm hiểu.
Bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì trình báo ở đâu?
Trình báo lừa đảo chiếm đoạt tài sản là là cách để nạn nhân yêu cầu cơ quan chức năng can thiệp và xử lý hành vi vi phạm. Việc trình báo giúp cơ quan công an ghi nhận khiếu nại của nạn nhân, từ đó bắt đầu quy trình điều tra chính thức. Điều này giúp bảo vệ quyền lợi của người bị hại và yêu cầu các biện pháp khôi phục tài sản hoặc bồi thường thiệt hại.
Theo khoản 2 Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
– Trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố như sau:
+ Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:
+ Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
+ Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.
– Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố:
+ Cơ quan điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình;
+ Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình;
+ Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục.
Theo, Điều 5 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC quy định về trách nhiệm tiếp nhận, thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm như sau:
– Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm:
+ Cơ quan điều tra;
+ Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
+ Viện kiểm sát các cấp;
+ Các cơ quan, tổ chức quy định tại điểm b khoản 2 Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 gồm: Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.
– Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm:
Các cơ quan quy định tại trên, trừ Đội An ninh ở Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết gọn là Đội An ninh Công an cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình.
Đồng thời, khoản 4 Điều 163 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về thẩm quyền điều tra như sau:
Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt.
Như vậy, khi nhận thấy dấu hiệu bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người dân có thể làm đơn tố giác/trình báo đến các cơ quan điều tra nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú) cấp quận, huyện, thị xã, viện kiểm sát các cấp; Tòa án hoặc các cơ quan khác tại nơi phát hiện tội phạm, xảy ra tội phạm hoặc nơi cư trú của người có hành vi phạm tội.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn trình báo công an về việc bị lừa đảo”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác, hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Theo đó, trình tự giải quyết lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thực hiện qua 4 bước là:
Bước 1: Người giải quyết tố cáo ra quyết định thụ lý tố cáo.
Bước 2: Người giải quyết tố cáo tiền hành xác minh nội dung tố cáo hoặc giao cho cơ quan thanh tra cùng cấp/cơ quan, tổ chức, cá nhân khác xác minh nội dung tố cáo.
Người xác minh nội dung tố cáo phải tiến hành các biện pháp để thu thập tài liệu, thông tin làm rõ nội dung tố cáo, các thông tin, tài liệu được thu thập phải ghi chép thành văn bản, lưu giữ trong hồ sơ vụ việc.
Kết thúc việc xác minh, người được giao xác minh tố cáo phải có văn bản báo cáo người giải quyết tố cáo kết quả xác minh và kiến nghị xử lý.
Bước 3: Kết luận nội dung tố cáo: Dựa vào nội dung tố cáo, giải trình của người tố cáo và kết quả xác minh tố cáo,… người giải quyết tố cáo ban hành kết luận của nội dung tố cáo.
Bước 4: Xử lý kết luận nội dung tố cáo: Người giải quyết tố cáo dựa vào kết luận nội dung tố cáo để thực hiện:
heo quy định tại Điều 32 Bộ luật Tố tụng Hình sự số 101/2015/QH13, quy định về bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự, theo đó:
– Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại, cá nhân có quyền tố cáo hành vi vi phạm của cơ quan, người tiến hành tố tụng hoặc bất kỳ người nào thuộc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
– Cơ quan, người có thẩm quyền có trách nhiệm tiếp nhận, xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo kịp thời và đúng pháp luật.