Xin chào Luật sư. Tôi là H. sống tại hưng Yên. Tôi phát hiện một số cán bộ tại một cơ quan nhà nước có hành vi nhận hối lộ. Tôi cũng có thu thập được các bằng chừng về hành vi vi phạm pháp luật. Do vậy để đảm bảo lợi ích của Nhà nước lẫn người dân, tôi muốn tố giác tội phạm. Hiện nay, tôi cần mẫu đơn tố giác tội phạm tham nhũng. Vì vậy tôi rất cần sự tư vấn, giúp đỡ nhiệt tình từ phía luật sư giải đáp, cung cấp cho tôi mẫu văn bản này và các thông tin, quy định của pháp luật về vấn đề này. Rất mong nhận được câu phản hồi sớm nhất từ phía luật sư. Tôi xin trân trọng cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật sư X chúng tôi. Dưới đây là bài viết tư vấn về Mẫu đơn tố giác tội phạm tham nhũng. Mời bạn cùng đón đọc.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Tố giác tội phạm là gì?
Theo khoản 1 Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì tố giác tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.
Tham nhũng là gì?
Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi. Trong đó:
- Cán bộ, công chức, viên chức là một trong những đối tượng của người có chức vụ, quyền hạn. Đối tượng này là người được bổ nhiệm, bầu cử, tuyển dụng, ký hợp đồng… có hoặc không có hưởng lương, có quyền hạn nhất định trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định được giao.
- Vụ lợi là việc người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để đạt được lợi ích vật chất hoặc phi vật chất không chính đáng.
Như vậy, theo định nghĩa này, đối tượng tham nhũng phải là người có chức vụ, quyền hạn và người này phải lợi dụng chính chức vụ, quyền hạn của mình để đạt được một lợi ích nào đó không chính đáng.
Các hành vi tham nhũng của cán bộ, công chức, viên chức được nêu tại Điều 2 của Luật Phòng, chống tham nhũng gồm: Tham ô tài sản; nhận hối lộ; đưa hối lộ; nhũng nhiễu vì vụ lợi; lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi.
Cơ quan nào có thẩm quyền tiếp nhận Mẫu đơn tố giác tội phạm tham nhũng?
Người dân có quyền được tố giác tội phạm, ngoài ra đây cũng là trách nhiệm khi thấy tội phạm cần phải báo cáo tới chính quyền địa phương nơi có hành vi vi phạm xảy ra hoặc nơi phát hiện ra tội phạm. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp tội phạm diễn biến phức tạp và xảy ra không chỉ 1 địa điểm mà các địa điểm khác nhau.
Căn cứ theo Khoản 4 Điều 163 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định:
“Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt.”
Như vậy, người dân có thể nộp đơn tố giác tới cơ quan điều tra nơi mà tội phạm xảy ra nơi mình cư trú. Trường hợp tội phạm xảy ra ở nhiều nơi thì người dân có thể tố giác tới Cơ quan điều ra nơi phát hiện tội phạm hoặc nơi bị can cư trú, bị bắt.
Mẫu đơn tố giác tội phạm tham nhũng
Dưới đây là Mẫu đơn tố giác tội phạm tham nhũng do Luật sư X chúng tôi biên tập. Mời bạn đọc xem trước và tải xuống:
Hướng dẫn cách viết Mẫu đơn tố giác tội phạm tham nhũng
Đơn tố giác tội phạm đều phải có đầy đủ các nội dung bao gồm nơi gửi đơn, gửi tới người nào, cơ quan nào, thông tin đầy đủ của người tố giác, người bị tố giác, ghi rõ nội dung tố giác là gì và không thể thiếu phần nội dung yêu cầu giải quyết. Cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ trên nội dung yêu cầu của đơn tố giác kết hợp với việc điều tra, chuyên môn nghiệp vụ và quy định của pháp luật để giải quyết.
Đơn tố giác tội phạm thể hiện quyền của công dân trong việc tố giác hành vi vi phạm pháp luật của người khác xâm phạm trực tiếp quyền lợi hợp pháp của mình hoặc của cộng đồng đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết vấn đề.
Trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác tội phạm
Trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác tội phạm theo Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:
– Mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
– Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:
- Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
- Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.
– Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố:
- Cơ quan điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình;
- Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình;
- Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục.
– Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố có trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
Thông tin liên hệ luật sư
Trên đây là bài viết tư vấn về Mẫu đơn tố giác tội phạm tham nhũng. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới tư vấn pháp lý về vấn đề hồ sơ tạm ngừng kinh doanh thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư X qua số hotline 0833102102 để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 1 Điều 484 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định những người được bảo vệ như sau:
– Người tố giác tội phạm;
– Người làm chứng;
– Bị hại;
– Người thân thích của người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại.
Như vậy, người tố giác tội phạm thuộc đối tượng được bảo vệ theo quy định.
Các biện pháp bảo vệ người tố giác tội phạm theo Điều 486 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:
– Khi có căn cứ xác định tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại do việc cung cấp chứng cứ, tài liệu, thông tin liên quan đến tội phạm thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng quyết định áp dụng những biện pháp sau đây để bảo vệ họ:
+ Bố trí lực lượng, tiến hành các biện pháp nghiệp vụ, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và các phương tiện khác để canh gác, bảo vệ;
+ Hạn chế việc đi lại, tiếp xúc của người được bảo vệ để bảo đảm an toàn cho họ;
+ Giữ bí mật và yêu cầu người khác giữ bí mật các thông tin liên quan đến người được bảo vệ;
+ Di chuyển, giữ bí mật chỗ ở, nơi làm việc, học tập; thay đổi tung tích, lý lịch, đặc điểm nhân dạng của người được bảo vệ, nếu được họ đồng ý;
+ Răn đe, cảnh cáo, vô hiệu hóa các hành vi xâm hại người được bảo vệ; ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi xâm hại theo quy định của pháp luật;
+ Các biện pháp bảo vệ khác theo quy định của pháp luật.
– Việc áp dụng, thay đổi các biện pháp bảo vệ quy định tại (1) mục này không được làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được bảo vệ.
Theo quy định tại Điều 18 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017:
– Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật hình sự quy định.
– Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Bộ luật hình sự, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật hình sự.