Chào Luật sư, con tôi kể hôm qua đang ở nhà thì có người đột nhập vào nhà. Do con tôi la lên kịp thời nên hắn ta chạy ra ngoài. Đó là hàng xóm mới của tôi, thanh niên nhưng lại không lo làm ăn, tối ngày tụ tập ăn nhậu bê bết. Hắn ta thường xuyên ra trước cửa để nhìn sang nhà tôi. Tôi cảm thấy rất lo ngại về người này. Có thể tố cáo hành vi trên ra công an không? Mẫu đơn tố cáo xâm phạm chỗ ở được quy định ra sao? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Tố cáo khi bị xâm phạm chỗ ở là quyền của mỗi người để bảo vệ bản thân khi bị cá nhân, cơ quan, tổ chức khác xâm phạm chỗ ở, gây thiệt hại đến lợi ích của mình. Vậy quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở được quy định như thế nào, hình thức, trình tự, thủ tục tố cáo ra sao? Mẫu đơn tố cáo xâm phạm chỗ ở được quy định ra sao? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề này nhé.
Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
Theo quy định tại Điều 22 Hiến pháp 2013 quy định:
- Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp.
- Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.
- Việc khám xét chỗ ở do luật định.
Khoản 1 Điều 2 Luật cư trú 2020 quy định về chỗ ở hợp pháp của công dân như sau: Chỗ ở hợp pháp là nơi được sử dụng để sinh sống, thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của công dân, bao gồm nhà ở, tàu, thuyền, phương tiện khác có khả năng di chuyển hoặc ở khác theo quy định của pháp luật.
Việc khám chỗ ở chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong chỗ ở của một người có công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án (Khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng hình sự 2015).
Như vậy, bất khả xâm phạm về chỗ ở là quyền của mỗi công dân, không ai được tự ý vào chỗ ở người khác mà không được sự cho phép của họ trừ khi việc khám xét chỗ ở là do luật định.
Hướng dẫn tố cáo khi bị xâm phạm chỗ ở
Hình thức tố cáo
Điều 22 Luật Tố cáo 2018 quy định việc tố cáo được thực hiện bằng đơn hoặc được trình bày trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Trường hợp tố cáo được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo; hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo; người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì trong đơn tố cáo còn phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, các thức liên hệ với từng người tố cáo; họ tên của người đại diện cho những người tố cáo. Người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo.
Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo viết đơn tố cáo hoặc ghi lại nội dung tố cáo bằng văn bản và yêu cầu người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo cử đại diện viết đơn tố cáo hoặc ghi lại nội dung tố cáo bằng văn bản và yêu cầu những người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản.
Trình tự giải quyết tố cáo
Thụ lý tố cáo
Người giải quyết tố cáo ra quyết định thụ lý tố cáo khi có đủ các điều kiện:
- Tố cáo được thực hiện theo quy định về tiếp nhận tố cáo;
- Người tố cáo có đủ năng lực hành vi dân sự; trường hợp không có đủ năng lực hành vi dân sự thì phải có người đại diện theo quy định của pháp luật;
- Vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo;
- Nội dung tố cáo có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thụ lý tố cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm thông báo cho người tố cáo và thông báo về nội dung tố cáo cho người bị tố cáo biết.
Xác minh nội dung tố cáo
Người giải quyết tố cáo tiến hành xác minh hoặc giao cho cơ quan thanh tra cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác xác minh nội dung tố cáo (gọi chung là người xác minh nội dung tố cáo). Việc giao xác minh nội dung tố cáo phải thực hiện bằng văn bản.
Văn bản giao xác minh nội dung tố cáo có các nội dung chính quy định tại khoản 2 Điều 31 Luật Tố cáo 2018
Người xác minh nội dung tố cáo phải tiến hành thu thập thông tin, tài liệu, làm rõ nội dung tố cáo và ghi chép thành văn bản, khi cần thiết thì lập thành biên bản, được lưu giữ trong hồ sơ vụ việc tố cáo.
Kết luận nội dung tố cáo
Căn cứ vào nội dung tố cáo, văn bản giải trình của người bị tố cáo, kết quả xác minh nội dung tố cáo, tài liệu, chứng cứ có liên quan, người giải quyết tố cáo phải kết luận bằng văn bản về nội dung tố cáo.
Kết luận nội dung tố cáo phải có các nội dung theo quy định của pháp luật.
Mẫu đơn tố cáo xâm phạm chỗ ở được quy định ra sao?
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–
ĐƠN TỐ CÁO
Kính gửi (1): ……………………………………………………………………………..
Họ và tên tôi (2): ……………………………….…… Sinh ngày (3):……………………..
Chứng minh nhân dân số (4): ………………………
Ngày cấp (5): …./…/……. Nơi cấp (6): ………………………
Hộ khẩu thường trú (7): …………………………………………………………………..
Chỗ ở hiện tại (8):………………………………………………………………………….
Số điện thoại liên hệ (9): ………………………………………………
Tôi làm đơn này tố cáo và đề nghị Quý cơ quan tiến hành điều tra, xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật của:
Anh (10): …………………………………………………Sinh ngày (11):……………………..
Chứng minh nhân dân số (12): ………………………….
Ngày cấp (13):………………………………………Nơi cấp (14): ……………………………
Hộ khẩu thường trú (15): …………………………………………………………………..
Chỗ ở hiện tại (16): …………………………………………………………………………
Vì anh (10) ……………….. đã có hành vi (17)………………………………………………………
Sự việc cụ thể như sau: (18)
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Từ những sự việc trên, tôi cho rằng hành vi của anh ……………… (10) có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Tôi cam kết toàn bộ nội dung đã trình bày trên là hoàn toàn đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều trình bày trên. Kính mong Quý cơ quan xem xét và giải quyết theo đúng quy định pháp luật.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
….., ngày … tháng… năm 20…
Người tố cáo
(Ký và ghi rõ họ tên)
Cấu thành tội phạm tội xâm phạm nơi ở hợp pháp của công dân
Các yếu tố cấu thành tội phạm; nếu hành vi vi phạm có đầy đủ các yếu tố sau thì người vi phạm sẽ bị xử lý hình sự theo quy định.
Khách thể tội xâm phạm chỗ ở công dân
Hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
Mặt khách quan tội xâm phạm chỗ ở công dân
+Có hành vi khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác. Được thể hiện qua việc lục soát chỗ ở các người khác mà không được sự đồng ý của người đó và không có lệnh của người có thẩm quyền.
Việc thực hiện hành vi trên có thể do người không có thẩm quyền; nhưng cũng có thể là của người có thẩm quyển(VD: Đối với người không có thẩm quyền thì việc tự động vào khám xét chỗ ở của người khác là trái pháp luật. Đối với người có thẩm quyền thì hành vi lục soát nơi ở của người khác không đúng quy định của pháp luật như tiến hành lục soát nhưng không có lệnh trong khi không thuộc trường hợp khẩn cấp).
+Có hành vi đuổi trái pháp luật người khác khỏi nơi ở của họ. Được thể hiện qua hành vi dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác buộc người bị hại rời bỏ nơi ở của họ không đúng với quy định của pháp luật (VD: Chấp hành viên đã áp dụng biện pháp cưỡng chế một người rời khỏi nơi ở của họ mà nội dung đó không có trong bản án hoặc quyết định của Toà án).
+ Có hành vi trái pháp luật khác xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. Được hiểu là hành vi (ngoài hai hành vi nêu trên) làm cho người khác không thể thực hiện được việc sử dụng nơi ở (tức làm cho người khác không thể ở được tại nơi ở) của họ một cách trái pháp luật.
Mặt chủ quan tội xâm phạm chỗ ở công dân
Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.
Chủ thể tội xâm phạm chỗ ở công dân
Chủ thể của tội này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.
Mời bạn xem thêm
- Lừa đảo vay tiền đóng phí bảo hiểm sẽ bị xử phạt như thế nào?
- Điều trị nội trú có được thông tuyến bảo hiểm ?
- Có giấy chuyển viện được hưởng bao nhiêu bảo hiểm?
- Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp mới năm 2022
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Mẫu đơn tố cáo xâm phạm chỗ ở được quy định ra sao?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự; Xác nhận tình trạng hôn nhân; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định của Luật Tố cáo, trường hợp tố cáo được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ các nội dung sau:
– Ngày, tháng, năm tố cáo;
– Họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo;
– Hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo;
– Người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan;
– Người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo.
Theo điều 158, Bộ luật hình sự 2017 quy định về tội xâm phạm chỗ ở của người khác như sau:
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm chỗ ở của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác;
b) Đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ;
Đơn tố cáo thể hiện quyền của công dân trong việc tố giác hành vi vi phạm pháp luật của người khác xâm phạm trực tiếp quyền lợi hợp pháp của mình hoặc của cộng đồng đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết vấn đề.