Đơn tố cáo hành vi cố ý gây thương tích được thực hiện khi cá nhân, tổ chức khi có người muốn tố giác về người có hành động gây nguy hiểm đến cho xã hội, thể hiện bằng việc cố ý xâm phạm thân thể, gây tổn hại đến sức khỏe người khác. Tố giác, tố cáo tin báo về tội phạm có thể thực hiện bằng lời nói hoặc bằng văn bản (cụ thể là đơn tố cáo). Vậy khi viết đơn tố cáo tội cố ý gây thương tích sẽ cần phải có những nội dung gì và cần phải lưu ý những điều gì? Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Đơn tố cáo tội cố ý gây thương tích có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Cấu thành tội cố ý gây thương tích
Khách thể
- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về sức khỏe của con người. Quyền này được hiến pháp và pháp luật bảo vệ, đòi hỏi các cá nhân và các chủ thể khác trong xã hội phải tôn trọng.
- Đối tượng tác động là thân thể con người đang sống.
Mặt khách quan
- Người phạm tội tác động vào thân thể nạn nhân để gây thương tích hay gây tổn hại sức khỏe cho nạn nhân bằng các hành vi như đâm, chém, đấm đá, đốt cháy, đầu độc…
- Hậu quả: Dấu hiệu hậu quả của tội cố ý gây thương tích theo quy định tại điều luật này gồm một trong hai loại hậu quả:
- Thứ nhất: Tỷ lệ thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của nạn nhân từ 11% trở lên mà không có các tình tiết quy định từ Điểm a đến Điểm k Khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).
- Thứ hai: hậu quả tỷ lệ thương tích hoặc tổn hại sức khỏe dưới 11% nhưng có các tình tiết quy định tại các Điểm từ a đến k Khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).
Mặt chủ quan
Hành vi của người phạm tội được thực hiện do cố ý, tức là nhận thức rõ hành vi của mình có thể gây ra thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác và mong muốn hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra.
Chủ thể
Người từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự. Người từ đủ 14 đến chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Khoản 3 – 4 và Khoản 5 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).
Nơi nộp đơn tố cáo gây thương tích
Khi hành vi cố ý gây thương tích xảy ra có thể làm đơn trình báo ra cơ quan điều tra công an xã/phường hoặc công an quận/huyện nơi có hành vi vi phạm xảy ra.
Căn cứ theo Điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định trách nhiệm tiếp nhận tố giác về tội phạm thuộc về:
“Điều 145. Trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
1. Mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
2. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:
a) Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
b) Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.
3. Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố:
a) Cơ quan điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình;
b) Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình;
c) Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục.
4. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố có trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố.”
- Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
- Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.
Theo quy định tại khoản 4, Điều 163 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về thẩm quyền điều tra thì có thể gửi đơn tố giác hoặc trực tiếp đến cơ quan điều tra; viện kiểm sát; tòa án hoặc cơ quan khác nơi xảy ra tội phạm hoặc nơi phát hiện tội phạm hoặc nơi người có hành vi vi phạm cư trú để tố giác về hành vi cố ý gây thương tích.
Hướng dẫn cách viết đơn tố cáo đánh người gây thương tích
Khi viết đơn tố cáo đánh người cố ý gây thương tích, cần đảm bảo ghi đầy đủ, chi tiết các nội dung như sau:
- Đơn tố cáo phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người yêu cầu, thể hiện rõ ngày, tháng, năm làm đơn và các nội dung sau:
- Phần kính gửi:
- Ghi rõ tên cơ quan tiếp nhận đơn tố cáo hành vi cố ý gây thương tích.
- Thông tin người tố cáo và người bị tố cáo
- Họ và tên người tố cáo, người bị tố cáo;
- Năm sinh;
- Số chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân/ hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp;
- Địa chỉ đăng ký thường trú;
- Địa chỉ liên hệ;
- Số điện thoại liên lạc.
- Lý do tố cáo:
- Nguyên nhân dẫn đến sự việc,
- Diễn biến và địa điểm xảy ra sự việc,
- Thời điểm bắt đầu và kết thúc hành vi vi phạm,
- Quan hệ của người bị hại với đối tượng có hành vi cố ý gây thương tích (có mâu thuẫn, thù oán gì không?)
- Mô tả rõ đặc điểm về các đối tượng đó để công an truy tìm,
- Có hay không việc can ngăn, chống đỡ, cấp cứu,..
- Giám định của cơ sở y tế kết luận về thương tích và tình trạng sức khỏe của người bị hại
- Có nhân chứng không
- Yêu cầu giải quyết tố cáo
- Đưa ra căn cứ pháp lý chứng minh hành vi của người bị tố cáo đã vi phạm điều khoản nào theo quy định của pháp luật.
- Đề nghị Cơ quan Công an giải quyết, xem xét trưng cầu giám định tỷ lệ thương tật để có căn cứ xử lý đối tượng có hành vi đánh người gây thương tích theo quy định pháp luật.
Mẫu đơn tố cáo tội cố ý gây thương tích
Thủ tục, quy trình tiếp nhận xử lý đơn tố cáo
- Khi hành vi cố ý gây thương tích xảy ra, tùy theo mức độ của thương tật có thể làm đơn trình báo ra cơ quan điều tra công an quận/huyện nơi xảy ra vụ việc.
- Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, Cơ quan công an trong phạm vi trách nhiệm của mình phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự.
- Trong trường hợp sự việc bị tố giác có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn để giải quyết tố giác có thể dài hơn, nhưng không quá hai tháng theo Điều 147 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015.
- Nếu sau thời hạn hai tháng, Cơ quan công an không giải quyết trường hợp này của bạn hoặc giải quyết không thỏa đáng thì bạn có thể làm đơn khiếu nại gửi Thủ trưởng Cơ quan công an đó để yêu cầu giải quyết để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho bạn.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Mẫu đơn khởi tố cố ý gây thương tích mới 2022
- Giết người chưa đạt và cố ý gây thương tích bị xử lý như thế nào?
- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Đơn tố cáo tội cố ý gây thương tích”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả.
Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến ly hôn đơn phương, hồ sơ ly hôn, điều kiện đối với nghệ sĩ khi tham gia quảng cáo, quy định biên chế công chức nhà nước… của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Tại Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có quy định như sau:
“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;
b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;
c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
d) Phạm tội 02 lần trở lên;
đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên;
e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;
h) Có tổ chức;
i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê;
m) Có tính chất côn đồ;
n) Tái phạm nguy hiểm;
o) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
3. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt tù từ 04 năm đến 07 năm.
4. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.
5. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 6 Điều này hoặc dẫn đến chết người, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.
6. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Làm chết 02 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
c) Gây thương tích vào vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
7. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”
Theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 thì:
“Điều 105. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại
1. Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các Điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.
2. Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ.
Trong trường hợp có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
Người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.”
Theo đó, tại Điều 104 Bộ luật Hình sự quy định:
“Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người
d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
e) Có tổ chức;
g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.”
Như vậy, trong trường hợp của bạn, hành vi những người kia đã thực hiện nếu phạm tội vào khoản 1 Điêu luật này thì khi bạn rút đơn tố cáo, vụ án mới được đình chỉ. Còn nếu thuộc vào các khoản 2, khoản 3, khoản 4 theo quy định của Bộ luật hình sự thì các cơ quan có thẩm quyền vẫn tiếp tục giải quyết vụ án kể cả bạn có rút đơn hay không.
Bộ luật Tố tụng hình sự quy định: Người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức. Như vậy, nếu bạn tự nguyện rút đơn thì sau đó bạn không có quyền yêu cầu khởi tố lại.