Chào Luật sư, trước đây bố mẹ tôi có cho tôi mọt mảnh đất. Lúc đó cô tôi chưa có nhà ở nên tôi cho phép cô tôi tạm cất nhà để ở. Nay tôi thấy con của cô tôi cũng lớn, làm ăn có của cải nên tôi muốn lấy đất lại. Cô tôi nhất quyết không chịu, nói đây là đất của ba tôi đã cho cô. Tôi muốn hỏi tôi tố cáo việc chiếm đoạt đất có được không? Mẫu đơn tố cáo chiếm đoạt đất đai mới thế nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Mẫu đơn tố cáo chiếm đoạt đất đai áp dụng trong trường hợp nào? Người dân cần biết những quy định gì để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho bản thân? Mẫu đơn tố cáo chiếm đoạt đất đai mới thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề này nhé.
Tố cáo là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật tố cáo 2018: “Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân”.
Chiếm đoạt đất đai là gì?
Theo tinh thần của Luật Đất đai 2013, chiếm đoạt đất đai là một trong những hành vi vi phạm pháp luật, bị nghiêm cấm tại điều 12. Chiếm đoạt tài sản là hành vi cố ý chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản đang thuộc quản lý của người khác vào phạm vi sở hữu của mình.
Điều 3 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai nêu rõ, chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc trong các trường hợp sau đây:
- Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép;
- Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép;
- Sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp);
- Sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.
Như vậy, chiếm đoạt đất đai có thể hiểu là cách hành vi lấn đất, chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất, sử dụng đất thuộc quyền quản lý, sở hữu của người khác vào phạm vi sở hữu của mình, trái với quy định của pháp luật.
Mẫu đơn tố cáo chiếm đoạt đất đai mới
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…………., ngày … tháng… năm 20.…
ĐƠN TỐ CÁO
(Về hành vi lừa đảo chiếm đoạt đất đai của …… )
Kính gửi: – Công an Nhân dân Quận/Huyện […]
– Viện kiểm sát […]
Họ và tên tôi: […] Sinh ngày: […]
Chứng minh nhân dân số: […]
Ngày cấp: […] Nơi cấp: […]
Hộ khẩu thường trú: […]
Chỗ ở hiện tại: […]
Tôi làm đơn này tố cáo và đề nghị Quý cơ quan tiến hành điều tra, khởi tố hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật của:
Ông/bà: […] Sinh ngày: […]
Chứng minh nhân dân số: […]
Ngày cấp: […] Nơi cấp: […]
Hộ khẩu thường trú:[…]
Chỗ ở hiện tại:[…]
Vì ông/bà […] đã có hành vi lừa đảo, chiếm đoạt đất đai của tôi gồm: […]
Sự việc cụ thể như sau: […]
Từ những sự việc trên, có thể khẳng định ông/bà […] đã có hành vi gian dối lợi dụng niềm tin nhằm mục đích chiếm đoạt đất đai nói trên.
Qua thủ đoạn và hành vi như trên, ông/bà […] đã chiếm đoạt là có giá trị là […] triệu đồng của tôi.
Để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nay tôi viết đơn này tố cáo ông/bà […] Kính đề nghị Quý cơ quan giải quyết cho những yêu cầu sau đây:
– Xác minh và khởi tố vụ án hình sự để điều tra, đưa ra truy tố, xét xử ông/bà […] về hành vi lừa đảo chiếm đoạt đất đai.
– Buộc ông/bà […] phải trả lại tiền cho tôi.
Tôi cam kết toàn bộ nội dung đã trình bày trên là hoàn toàn đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều trình bày trên.
Kính mong được xem xét và giải quyết. Xin chân thành cảm ơn.
Người tố cáo
(ký và ghi rõ họ tên)
Nguyên tắc giải quyết tố cáo chiếm đoạt đất đai
Điều 4 Luật tố cáo quy định về các nguyên tắc chung khi giải quyết tố cáo
- Việc giải quyết tố cáo phải kịp thời, chính xác, khách quan, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và thời hạn theo quy định của pháp luật.
- Việc giải quyết tố cáo phải bảo đảm an toàn cho người tố cáo; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo trong quá trình giải quyết tố cáo.
Theo đó, mỗi cá nhân, tổ chức, cơ quan khi tham gia giải quyết tố cáo hoặc tố cáo phải thực hiện đúng theo quyền hạn, nghĩa vụ của mình, trên cơ sở tôn trọng tinh thần của luật pháp.
Người tố cáo có quyền và nghĩa vụ gì?
Người tố cáo cần biết rõ quyền, nghĩa vụ của mình để thực hiện, nhằm tự bảo vệ cho chính mình đồng thời tuân thủ đúng nguyên tắc về tố cáo.
Người tố cáo có các quyền sau đây:
- Thực hiện quyền tố cáo theo quy định
- Được bảo đảm bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác;
- Được thông báo về việc thụ lý hoặc không thụ lý tố cáo, chuyển tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết, gia hạn giải quyết tố cáo, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết tố cáo, kết luận nội dung tố cáo;
- Tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo chưa được giải quyết;
- Rút tố cáo;
- Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo;
- Được khen thưởng, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Người tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:
- Cung cấp thông tin cá nhân, gồm: ngày, tháng, năm tố cáo; họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo; hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo; người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan
- Trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo;
- Hợp tác với người giải quyết tố cáo khi có yêu cầu;
- Bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra.
Mời bạn xem thêm
- Lừa đảo vay tiền đóng phí bảo hiểm sẽ bị xử phạt như thế nào?
- Điều trị nội trú có được thông tuyến bảo hiểm ?
- Có giấy chuyển viện được hưởng bao nhiêu bảo hiểm?
- Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp mới năm 2022
- Thủ tục thuê đất 50 năm làm trang trại năm 2022
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Mẫu đơn tố cáo chiếm đoạt đất đai mới″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự; Xác nhận tình trạng hôn nhân; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, hồ sơ giải thể công ty; thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
1. Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo;
2. Xác minh nội dung tố cáo;
3. Kết luận nội dung tố cáo;
4. Xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo;
5. Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo.
Sổ hộ khẩu người tố cáo (bản sao y);
Chứng minh nhân dân người tố cáo (bản sao y);
Các bằng chứng về hành vi chiếm đoạt đất đai (video, tin nhắn đe dọa, hình ảnh kèm theo, người làm chứng,…);
Văn bản thể hiện tình trạng hiện tại của tài sản bị ảnh hưởng do hành vi chiếm đoạt đất đai gây ra (giá trị, mức độ tổn thất,…)
Chữ ký xác nhận của các hộ gia đình lân cận, hàng xóm láng giềng, cơ quan chức năng (UBND huyện/phường, xã,…) xác thực cho việc tồn tại hành vi chiếm đoạt đất đai.
Việc tố cáo có thể bằng đơn hoặc tố cáo trực tiếp