Thưa Luật sư, Vợ chồng tôi kết hôn được 7 năm vì tình cảm vợ chồng không còn, mâu thuẫn không thể hàn gắn và không còn tiếng nói chung nên chúng tôi ly hôn. Trước khi gửi đơn ly hôn ra tòa tôi và chồng có thỏa thuận chia tài sản khi ly hôn. Nhưng vì chúng tôi không biết viết mẫu đơn thỏa thuận chia tài sản khi ly hôn như thế nào nên mong được Luật sư hướng dẫn. Qua đó cho tôi hỏi thêm về thủ tục và hồ sơ ly hôn được thực hiện như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Xin mời bạn cùng của Luật sư X tìm hiểu qua bài viết quy định về “Mẫu đơn thỏa thuận chia tài sản khi ly hôn” để hiểu và nắm rõ được những thông tin liên quan đến vấn đề trên cũng như cập nhật thêm kiến thức bổ ích.
Căn cứ pháp lý
Nguyên tắc phân chia tài sản khi ly hôn
Điều 23 Luật hôn nhân và gia đình 52/2014/QH13 có quy định cụ thể như sau:
“Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung”.
Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:
– Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
– Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;
– Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
– Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.
Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thỏa thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết…
Mẫu đơn thỏa thuận chia tài sản khi ly hôn có phải công chứng không?
Việc công chứng, chứng thực thỏa thuận phân chia tài sản sau ly hôn của hai vợ chồng: Vào thời điểm thỏa thuận, hai người nên thực hiện tại VPCC hoặc UBND cấp xã và đề nghị bên công chứng/UBND xác nhận việc thỏa thuận phân chia tài sản để đảm bảo tính thực thi hoặc thông qua việc lập vi bằng để tạo cơ sở thực hiện việc phân chia tài sản theo thỏa thuận.
Theo quy định tại Điều 38 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, việc thỏa thuận chia tài sản chung vợ chồng phải được lập thành văn bản. Nếu vợ chồng có yêu cầu thì đơn thỏa thuận tài sản chung có thể được công chứng theo quy định.
Theo đó, nếu muốn công chứng, hai vợ chồng phải chuẩn bị những giấy tờ sau:
– Phiếu yêu cầu công chứng
– Giấy tờ tùy thân:
+ Chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu
+ Sổ hộ khẩu
– Giấy tờ chứng minh tài sản chung vợ chồng:
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
+ Sổ tiết kiệm
+ Đăng ký xe
– Đăng ký kết hôn
– Dự thảo văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung vợ chồng
Nội dung mẫu đơn thỏa thuận chia tài sản khi ly hôn bao gồm những gì?
- Thông tin họ tên, ngày tháng năm sinh, chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, nơi thường trú (tạm trú nếu không có hộ khẩu thường trú)
- Lý do chia tài sản
- Điều khoản phân chia tài sản
- Phân chia tài sản là bất động sản
- Phâm chia động sản và các quyền về tài sản
- Phân chia tài sản còn lại không chia. Liệt kê các tài sản chung của vợ chồng còn lại không chia (nếu có) kèm giấy tờ chứng minh quyền sở hữu (nếu có).
- Các thỏa thuận khác.
- Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thì thuộc sở hữu riêng của mỗi người, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
- Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ phần tài sản chung còn lại vẫn thuộc sở hữu chung của vợ, chồng;
- Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
- Các tài sản chung còn lại không được thỏa thuận chia là tài sản chung của vợ, chồng;
- Các thỏa thuận khác …
- Cam đoan của các bên
Tải mẫu đơn thỏa thuận chia tài sản khi ly hôn dưới đây:
Chuẩn bị các loại giấy tờ gì để ly hôn?
Về cơ bản thì các loại giấy tờ dùng trong trường hợp đơn phương ly hôn hoặc thuận tình ly hôn đều giống nhau. Những giấy tờ cần thiết gồm:
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
- Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);
- Giấy khai sinh của các con (nếu có con chung, bản sao có chứng thực);
- Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);
- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung (nếu có tài sản chung, bản sao có chứng thực).
Trường hợp không giữ Giấy chứng nhận kết hôn thì có thể liên hệ với cơ quan hộ tịch nơi đã đăng ký kết hôn để xin cấp bản sao.
Trường hợp không có Chứng minh nhân dân của vợ/chồng thì theo hướng dẫn của Tòa án để nộp giấy tờ tùy thân khác thay thế.
Điểm khác biệt duy nhất giữa hai hình thức ly hôn này là ở nội dung của đơn ly hôn.
* Nếu đơn phương ly hôn thì sẽ dùng Mẫu đơn xin ly hôn đơn phương được ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP.
* Nếu thuận tình ly hôn sẽ dùng Mẫu đơn xin ly hôn thuận tình.
Mời bạn xem thêm
- Chồng thua cá cược bóng đá, vợ có phải trả tiền thay
- Thủ tục ly hôn đơn phương nhanh nhất
- Thủ tục ly hôn với người đang ở nước ngoài
- Dịch vụ tư vấn thủ tục gia hạn thời hạn sử dụng đất theo quy định 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Mẫu đơn thỏa thuận chia tài sản khi ly hôn” Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất… Nếu quy khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline dưới đây của chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc quý khách có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 59 Luật hôn nhân gia đình 2014 như sau:
2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
Hành vi vi phạm luật hôn nhân gia đình, hoặc vi phạm nghĩa vụ vợ chồng là căn cứ để giảm trừ tỷ lệ tài sản được hưởng của người vi phạm. Quy định này cũng được hướng dẫn thêm tại điểm d khoản 4 Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC, quy định về nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn
“4. Trường hợp áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây để xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được chia:
… d) “Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng” là lỗi của vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn.”
– Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản; nếu trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản.
– Trong trường hợp tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định.
– Trong trường hợp Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
– Quyền, nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng với người thứ ba phát sinh trước thời điểm việc chia tài sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.