Khi tiến hành thủ tục ly hôn, bên cạnh vấn đề giải quyết việc phân chia tài sản thì một trong hai người có thể thoả thuận vấn đề ai là người trực tiếp nuôi con nếu như con dưới 18 tuổi và yêu cầu toà án công nhận sự thoả thuận đó hoặc trong trường hợp không thoả thuận hay không thể thoả thuận được vấn đề ai là người trực tiếp nuôi con thì toà án sẽ căn cứ theo điều kiện của các bên để giao quyền trực tiếp nuôi. Tuy nhiên, trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nếu như ben đang trực tiếp nuôi con không đủ các điều kiện để nuôi con nữa thì hoàn toàn có thể nhường quyền nuôi con và yêu cầu toà án công nhận thoả thuận này. Tại nội dung bài viết dưới đây, Luật sư X sẽ chia sẻ đến bạn đọc quy định xoay quanh vấn đề nhường quyền nuôi con và hướng dẫn việc soạn thảo mẫu đơn nhường quyền nuôi con, xin nhượng quyền nuôi con hiện nay. Hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích đến bạn.
Căn cứ pháp lý
Có được nhường lại quyền nuôi con khi không còn đủ điều kiện kinh tế không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
…
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Như vậy, khi người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì được thay đổi người nuôi con sau ly hôn.
Theo đó, có thể hiêu việc người trực tiếp nuôi con đang gặp khó khăn về kinh tế là một trong những yếu tố không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng con.
Do đó, trường hợp này có thể thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Điều kiện cần đáp ứng của người được nhường quyền nuôi con
Khi được nhường lại quyền nuôi con thì người trực tiếp nuôi con sau này cũng phải phân phối vừa đủ những điều kiện kèm theo nuôi dưỡng con, để bảo vệ con được tăng trưởng tốt nhất:
Điều kiện về vật chất
Điều kiện vật chất là một trong những bằng chứng để giành quyền nuôi con, chứng minh khả năng tài chính và thu nhập hàng tháng. Nếu không đưa ra chứng minh được điều này sẽ gặp nhiều bất lợi trong quá trình giải quyết.
Điều kiện về tinh thần
Bố, mẹ phải bảo vệ nuôi dưỡng con trong môi trường tự nhiên tốt nhất để con tăng trưởng tổng lực cả về sức khỏe thể chất lẫn ý thức. Ngoài ra, cả hai bên phải bảo vệ được quỹ thời hạn để nuôi dưỡng và giáo dục con.
Sức khỏe của cha, mẹ
Theo đó, người trực tiếp chăm nom con phải có sức khỏe thể chất không thay đổi, bảo vệ để chăm soc, nuôi dạy con được tốt nhất.
Thủ tục giành lại quyền nuôi con sau ly hôn theo quy định hiện nay?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 và Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định như sau:
Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
…
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Như vậy, cha, mẹ có thể thoả thuận với nhau về việc muốn giành lại quyền nuôi con. Nếu không thỏa thuận thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Cụ thể, quy định tại Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì có quyền yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn, khi người con đủ 07 tuổi thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Nếu thỏa thuận được với người trực tiếp nuôi con thì có thể yêu cầu Tòa nơi một trong các bên thoả thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn cư trú công nhận sự thỏa thuận đó để giành lại việc trực tiếp nuôi con.
Trong trường hợp không thỏa thuận được thì phải khởi kiện tại Tòa án và phải có căn cứ cho việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Tải xuống mẫu đơn nhường quyền nuôi con
Hướng dẫn cách viết mẫu đơn nhường quyền nuôi con
Người viết đơn nhường quyền nuôi con khi soạn thảo đơn cần soạn thảo những nội dung sau:
– Quốc hiệu, tiêu ngữ;
– Tên của đơn (Đơn đề nghị thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn)
– Phần kính gửi: người viết đơn phải ghi rõ thông tin của Tòa án nhân dân nơi có thẩm quyền giải quyết. Ví dụ Kính gửi: Tòa án nhân dân Huyện Y, tỉnh Z. Do cả hai bên đã thoả thuận được việc thay đổi quyền nuôi con thì nơi nộp hồ sơ chính là toà án nhân dân cấp huyện nơi một trong hai bên cư trú, làm việc
– Thông tin của người mà có yêu cầu thay đổi quyền trực tiếp nuôi con và người đang trực tiếp nuôi con. Ở phần này, người làm đơn cần trình bày rõ các thông tin cơ bản sau đây:
+ Ghi đầy đủ họ và tên (phần này này được viết bằng chữ in hoa, có dấu)
+ Thông tin về ngày tháng năm sinh;
+ Thông tin về số chứng minh nhân dân hoặc là căn cước công dân hoặc là số hộ chiếu (ghi rõ ngày cấp và nơi cấp);
+ Thông tin về nơi đăng ký hộ khẩu thường trú;
+ Thông tin về nơi ở hiện tại;
+ Số điện thoại liên hệ.
– Thông tin về bản án hoặc quyết định của Tòa án đã giải quyết về vấn đề quyền nuôi con sau ly hôn. Cụ thể là những thông tin sau đây:
+ Số bản án, quyết định. Ví dụ là Bản án số 09/2019/HNGĐ-ST ngày 09/09/2019 về Ly hôn của Tòa án nhân dân huyện Y
+ Nội dung phần giải quyết về quyền trực tiếp nuôi con khi ly hôn. Ví dụ là về phần con chung của anh……….và chị………. theo bản án này thì cháu A là con chung của hai vợ chồng và được giao cho mẹ là chị ……… trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng.
– Thông tin về việc hiện tại con đang được ai trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng
+ Ở phần này cần cung cấp các thông tin hiện con đang ở với ai. Ví dụ là hiện cháu A đang ở cùng với mẹ của cháu là chị Nguyễn Thị B – là người đang trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng.
– Các thông tin về yêu cầu thay đổi quyền nuôi con
+ Lý do vì sao lại muốn thay đổi quyền nuôi con. Ví dụ như Nay bố/mẹ của cháu… là người đang trực tiếp nuôi cháu đã không còn đủ điều kiện về mặt kinh tế cũng như về mặt thời gian để chăm sóc tốt cho cháu. Để đảm bảo cho cháu có được một môi trường sống tốt thế nên hai chúng tôi là cha/mẹ của cháu đã thoả thuận được vấn đề thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn đó là từ cha/mẹ đang là người trực tiếp nuôi cháu sang cho mẹ/cha của cháu trực tiếp nuôi dưỡng và bảo ban cháu.
+ Người có yêu cầu cần phải ghi cụ thể về yêu cầu và các nguyện vọng của mình.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau ly hôn phải thực hiện những nghĩa vụ như thế nào?
Căn cứ theo Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:
Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Ngoài ra, tại Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về mức cấp dưỡng như sau:
Mức cấp dưỡng
1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Như vậy, hiện nay pháp luật hôn nhân và gia đình không quy định mức cấp dưỡng cụ thể, không có giới hạn của số tiền phải cấp dưỡng.
Mức cấp dưỡng tùy thuộc vào thu nhập, khả năng thực tế của người phải cấp dưỡng và cả nhu cầu thiết yếu của con.
Có thể hiểu rằng khi thu nhập của người phải cấp dưỡng tăng hoặc nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng tăng thì mức cấp dưỡng có thể được điều chỉnh tăng theo.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Mẫu đơn kháng cáo giành quyền nuôi con mới năm 2022
- Quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn sẽ thuộc về ai theo quy định?
- Thủ tục giành lại quyền nuôi con sau ly hôn như thế nào?
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Mẫu đơn nhường quyền nuôi con, xin nhượng quyền nuôi con mới năm 2023” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như Đổi tên khai sinh Tp Hồ Chí Minh, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp:
Hiện nay, trên mạng có nhiều trang web, văn phòng luật sư chuyên về các vấn đề liên quan ly hôn cung cấp đường link và hướng dẫn cách tải mẫu đơn nhường quyền nuôi con. Tuy nhiên, nhiều đơn nhường quyền nuôi con không đáp ứng điều kiện về nội dung và hình thức được Tòa án chấp nhận. Vì vậy để hạn chế xảy ra sai sót, Công ty Luật sư X có cung cấp mẫu đơn nhường quyền nuôi con và hướng dẫn tận tình đến khách hàng
Mẫu đơn nhường quyền nuôi con là hình thức văn bản được pháp lý pháp luật để trường hợp vợ chồng khi ly hôn sử dụng đơn này để biểu lộ mong ước nhường quyền nuôi con cho người kia.
Trong trường hợp là có căn cứ người trực tiếp nuôi con mà không còn đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc và nuôi dưỡng, giáo dục con thì ngoài đối tượng là cha hoặc mẹ – người mà không trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu toà án thay đổi người trực tiếp nuôi con thì trên cơ sở lợi ích của con, những cá nhân, cơ quan, tổ chức sau cũng sẽ có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
– Người thân thích;
– Các cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
– Các cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
– Hội liên hiệp phụ nữ.