Hiện nay, vấn đề tranh chấp đất đai diễn ra khá thường xuyên. Được biết là loại tranh chấp này có thủ tục rắc rối và kéo dài, có nhiều trường hợp người dân không thể tự mình viết đơn, thu thập chứng cứ, chứng minh và tranh tụng tại tòa để có cơ sở thắng kiện. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cho bạn đọc các soạn mẫu đơn khởi kiện tranh chấp ranh giới đất đai. Mời bạn đọc quan tâm theo dõi bài viết.
Thế nào là ranh giới đất đai, tranh chấp đất đai?
Ranh giới đất đai được xác định bởi mốc giới cụ thể do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao đất hoặc cho thuê thực hiện trên thực địa; được ghi trong quyết định cho thuê đất, giao đất và được mô tả trong hồ sơ địa chính. Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đai giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.
Theo quy định tại khoản 16 điều 3 của Luật đất đai năm 2013: “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất và các tài sản khác gắn liền với đất đai là chứng từ pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất đai, quyền sở hữu nhà ở và sở hữu tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của chủ thể có quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”
Điều kiện khởi kiện tranh chấp đất đai
Pháp luật không có quy định riêng về điều kiện khởi kiện tranh chấp đất đai, tuy nhiên, căn cứ theo Bộ luật Tố tụng dân sự, người khởi kiện cần đáp ứng các điều kiện sau để thực hiện khởi kiện vụ án tranh chấp:
Thứ nhất, người khởi kiện có quyền khởi kiện:
Pháp luật Tố tụng dân sự có quy định về quyền khởi kiện vụ án như sau: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Vì thế, việc khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai do người khởi kiện tự thực hiện hoặc thông qua người đại diện hợp pháp.
Thứ hai, thuộc thẩm quyền của Toà án theo loại việc:
Tranh chấp đất đai theo quy định pháp luật đất đai là một trong những tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền của Toà án. Các tranh chấp liên quan đến đất đai bao gồm: Tranh chấp về giao dịch liên quan tới quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất,…thì áp dụng quy định của pháp luật Dân sự để giải quyết.
Thứ ba, tranh chấp chưa được giải quyết:
Pháp luật về Tố tụng dân sự quy định Toà án chỉ thụ lý đơn khởi kiện tranh chấp đất đai nếu tranh chấp đó chưa được giải quyết, cụ thể như sau:
- Tranh chấp đất đai chưa được giải quyết bằng bản án đã có hiệu lực của Tòa án.
- Chưa được giải quyết bằng quyết định đã có hiệu lực của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền: Tranh chấp đất đai mà chưa được giải quyết bằng quyết định đã có hiệu lực của Ủy ban nhân dân (UBND) cấp huyện, cấp tỉnh.
Thứ tư, phải được hoà giải tại UBND cấp xã:
Tranh chấp về việc xác định người có quyền sử dụng đất do đó các bên phải thông qua thủ tục hòa giải tại UBND cấp xã. Trường hợp hòa giải tại UBND cấp xã mà không thành thì mới có thể lựa chọn khởi kiện tại Tòa án hoặc yêu cầu UBND cấp huyện giải quyết.
Tải xuống Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp ranh giới đất đai
Mời bạn xem thêm bài viết
- GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN
- THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
- THỦ TỤC ĐỂ TIẾN HÀNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp ranh giới đất đai“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu xin cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; mẫu trích lục quyết định ly hôn; giải thể công ty; tạm ngừng kinh doanh; Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; Đăng ký hộ kinh doanh; Bảo hộ quyền tác giả;… của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Đối với trường hợp các bên tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai (Tranh chấp về quyền sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật về đất là tranh chấp ai sẽ có quyền sử dụng đất đó theo điểm C khoản 2 điều 23 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012) thì thời hiệu khởi kiện không được áp dụng theo điều 155 Bộ Luật Dân sự năm 2015.
Sau khi hòa giải không thành tại UBND cấp xã, nếu đất không có Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng) hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP các bên được lựa chọn một trong hai cách giải quyết sau:
– Khởi kiện tại Tòa án nhân dân.
– Đề nghị UBND cấp tỉnh, cấp huyện giải quyết (tùy từng trường hợp cụ thể).