Chào Luật sư, dạo này vợ chồng tôi không còn tiếng nói chung. Anh ấy thì lạnh nhạt và hay cáu gắt, khó chịu mỗi khi về nhà. Tôi cũng đã cố gắng nhưng anh ấy lại luôn bỏ mặc không quan tâm gì đến vợ con nữa. Nay tôi đã quyết định đi đến ly hôn. Tôi nghi ngờ anh ấy đã có người phụ nữ khác ở bên ngoài. Tôi đề cập đến việc ly hôn thì anh ấy cũng chịu chứ không có ý định níu kéo. Mẫu đơn khởi kiện thuận tình ly hôn mới quy định ra sao? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Khi vợ chồng đồng thuận về việc giải quyết ly hôn, vợ chồng sẽ làm hồ sơ gửi đến cơ quan có thẩm quyền để được công nhận thuận tình ly hôn. Mẫu đơn khởi kiện thuận tình ly hôn mới quy định ra sao? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề này nhé.
Căn cứ pháp lý
Ly hôn thuận tình là gì?
Trường hợp khi vợ chồng cùng nhau có ý chí yêu cầu để thực hiện việc ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện, mong muốn để ly hôn và đã thỏa thuận về việc phân chia tài sản chung của vợ chồng, việc trông nom con, nuôi dưỡng con, chăm sóc con và giáo dục con cái trên cơ sở làm sao để có thể bảo đảm quyền lợi hợp pháp, chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn.
Mẫu đơn khởi kiện thuận tình ly hôn mới quy định ra sao?
Hồ sơ xin ly hôn thuận tình gồm những giấy tờ nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn được xác định là việc dân sự. Do đó, để được Tòa án giải quyết thì hai vợ chồng phải chuẩn bị các loại giấy tờ, hồ sơ như sau:
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính). Nếu không giữ hoặc không còn thì có thể liên hệ với cơ quan hộ tịch nơi đã đăng ký kết hôn trước đó để cấp bản sao;
– Chứng minh nhân dân/ hộ chiếu/căn cước công dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);
– Giấy khai sinh của các con nếu có con chung (bản sao có chứng thực);
– Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);
– Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung (nếu có tài sản chung, bản sao có chứng thực).
Nộp đơn khởi kiện ly hôn thuận tình ở đâu?
Theo quy định tại Điểm h Khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015; thẩm quyền giải quyết ly hôn thuận tình được quy định như sau:
h) Tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn; thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn;
Thời gian giải quyết ly hôn thuận tình là bao lâu?
Thời gian giải quyết ly hôn thuận tình được tính từ thời điểm vợ hoặc chồng gửi yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn đến Toà án có thẩm quyền. Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, Tòa án tiến hành thụ lý và thông báo để đương sự nộp tiền tạm ứng án phí.
Sau khi nộp án phí, người nộp đơn nộp cho Tòa biên lai tạm ứng án phí để Tòa án tiến hành tiếp các thủ tục tiếp theo. Trong thời hạn 15 ngày, nếu thủ tục hoà giải diễn ra không thành và xét thấy các bên thực sự thuận tình và tự nguyện ly hôn.
Đồng thời vợ, chồng cũng đã thỏa thuận được về việc phân chia tài sản, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con trên cơ sở đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn và công nhận những thỏa thuận đó.
Nếu không thỏa thuận hoặc thỏa thuận nhưng không đảm bảo quyền và lợi ích của vợ và con thì Tòa án quyết định. Thực tế thông thường chúng tôi thấy, một vụ thuận tình ly hôn thì thời gian giải quyết tầm khoảng từ 02 – 03 tháng, thậm chí có những trường hợp chỉ sau 01 tháng đã được giải quyết.
Ly hôn thuận tình vợ hoặc chồng không cần ra tòa được không?
Theo quy định của pháp luật, khi giải quyết ly hôn đồng thuận, tòa án vẫn tiến hành hòa giải đoàn tụ. Nếu hòa giải đoàn tụ không thành, tòa án lập biên bản về việc đồng thuận ly hôn và hòa giải không thành.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày lập biên bản, nếu vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng không thay đổi ý kiến và Viện kiểm sát không phản đối thì Tòa án ra quyết định công nhận ly hôn mà không phải mở phiên tòa khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:
– Hai bên đã tự thoả thuận được với nhau về việc phân chia hoặc không chia tài sản;
– Hai bên đã tự thoả thuận được với nhau về việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con;
– Sự thỏa thuận của hai bên về tài sản và con trong từng trường hợp cụ thể này là bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con.
Quyết định công nhận đồng thuận ly hôn có hiệu lực pháp luật ngay, các bên không có quyền kháng cáo,Viện Kiểm sát không có quyền kháng nghị theo trình tự phúc thẩm.
Như vậy, theo quy định trên thì Tòa án nơi cư trú của một trong các bên sẽ có thẩm quyền giải quyết ly hôn thuận tình. Bên cạnh đó, Điều 11 Luật Cư trú năm 2020 quy định về nơi cư trú như sau:
1.Nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú, nơi tạm trú.
2.Trường hợp không xác định được nơi thường trú, nơi tạm trú thì nơi cư trú của công dân là nơi ở hiện tại được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Mẫu đơn khởi kiện thuận tình ly hôn mới quy định ra sao?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin và nhận được tư vấn về các vấn đề về tạm ngừng doanh nghiệp; cấp phép bay flycam; thành lập công ty; bảo hộ logo công ty…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook : www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtobe: https://www.youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm
- Nộp đơn ly hôn online ở đâu theo quy định mới
- Nộp đơn ly hôn ở xã hay huyện
- Xây nhà trên đất bố mẹ cho, ly hôn có chia tài sản
- Khi ly hôn cả cha và mẹ đều không muốn nuôi con thì sao?
Câu hỏi thường gặp
Ly hôn thuận tình được xác định là việc dân sự, không tranh chấp về tài sản. Căn cứ Danh mục án phí, lệ phí Tòa án Ban hành kèm theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án thì phí thuận tình ly hôn là 300.000 đồng.
Người yêu cầu ly hôn, vợ/chồng của người đó có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt;
Vợ, chồng vắng mặt nhưng có người đại diện tham gia phiên tòa;
Nếu vợ, chồng vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ cần thiết liên quan
Bước 2: Nộp hồ sơ
Bước 3: Tòa án xem xét và giải quyết
Bước 4: Ra bản án ly hôn