Theo quy định của Hiến pháp nước ta thì đất đai là tài sản thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đứng ra đại diện sở hữu. Đối với quyền đại diện sở hữu này thì Nhà nước có quyền thực hiên các công việc như: giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất và thậm chí có quyền thu hồi đất. Việc thu hồi đất này sẽ được thực hiện trong một số trường hợp cụ thể theo luật định. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người dân cho rằng việc thu hồi đất này không phù hợp với quy định pháp luật và gây ảnh hưởng đến quyền lợi của mình thì có quyền khiếu nại về đất đai. Vậy khi muốn khiếu nại về việc bị thu hồi đất thì người dân cần viết “Mẫu đơn khiếu nại về việc thu hồi đất” như thế nào?. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu ngay nhé.
Khiếu nại về việc thu hồi đất là gì?
Thu hồi đất có thể được oi như một đặc quyền của Nhà nước khi hành động này có thể hu hồi lại đất của người dân và tiến hành bồi thường cho người sử dụng đất bị thu hồi. Việc thu hồi đất này sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành và cũng chỉ được phép thu hồi đất trong một số trường hợp nhất định.
Khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại 2011 quy định như sau:
“1. Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.”.
Theo đó, để hiểu rõ khiếu nại thu hồi đất là gì trước tiên cần làm rõ một số nội dung sau:
(1) Đối tượng khiếu nại thu hồi đất là quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước khi thu hồi đất (trên thực tế chủ yếu khiếu nại quyết định thu hồi đất), cụ thể:
– Quyết định thu hồi đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
– Quyết định thu hồi đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
– Quyết định thu hồi đất của Ủy ban nhân dân cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương) khi thu hồi đất trong các trường hợp sau:
+ Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;
+ Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Ngoài ra, khi thu hồi đất người có đất thu hồi có quyền khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền khi đo đạc thửa đất, thống kê, kiểm đếm nhà, tài sản gắn liền với đất,… nếu có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
(2) Người khiếu nại là người có đất thu hồi, gồm tổ chức, cơ sở tôn giáo, hộ gia đình, cá nhân,…
(3) Người bị khiếu nại là cơ quan ban hành quyết định thu hồi đất, gồm Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện.
(4) Bản chất của khiếu nại thu hồi đất là người khiếu nại đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định thu hồi đất khi có căn cứ cho rằng quyết định đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Từ những phân tích trên có thể hiểu khiếu nại thu hồi đất như sau:
Khiếu nại thu hồi đất là việc người có đất thu hồi theo trình tự, thủ tục của Luật Khiếu nại đề nghị cơ quan ban hành quyết định thu hồi đất xem lại quyết định thu hồi đất khi có căn cứ cho rằng quyết định đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Theo quy định tại Điều 7 Luật Khiếu nại 2011 đã nêu rất cụ thể về trình tự khiếu nại theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho người khiếu nại trong việc lựa chọn các hình thức giải quyết nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Công dân có quyền lựa chọn các hình thức khiếu kiện của mình theo trình tự hành chính hoặc trình tự tố tụng ở bất kỳ giai đoạn nào của quá trình khiếu nại; các quy định về hình thức khiếu nại, thời hiệu khiếu nại và thủ tục rút đơn khiếu nại cơ bản đồng bộ, thống nhất tạo điều kiện thuận lợi để người dân thực hiện quyền khiếu nại, vừa bảo đảm quyền tự sửa chữa sai sót của người đã ra quyết định hành chính, thực hiện hành vi hành chính bị khiếu nại.
Đồng thời, đơn giản hóa thủ tục giải quyết, giúp cho việc giải quyết khiếu nại đất đai theo dạng hành chính nhanh chóng, kịp thời, tăng cường tính dân chủ, công khai, minh bạch trong giải quyết khiếu nại hành chính đối với lĩnh bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Trình tự thủ tục khiếu nại quyết định thu hồi đất
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì công dân được pháp luật bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp và chính đáng của mình. Theo đó, khi công dân gặp phải các trường hợp gây tổn hại đến quyền và lợi ích của mình thì hoàn toàn co thể nhờ đến sự can thiệp của pháp luật, chẳng hạn như việc khiếu nại hoặc tố cáo. Vậy thủ tục khiếu nại quyết định thu hồi đất như thế nào?. Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé.
Khiếu nại quyết định thu hồi đất trái pháp luật lần đầu:
Theo quy định của pháp luật thì người khiếu nại gửi đơn khiếu nại lần đầu đến cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất là Uỷ ban nhân dân các cấp giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật.
Pháp luật khiếu nại quy định về thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày người khiếu nại nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính về quá trình thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định. Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.
Khi người có thẩm quyền thu hồi đất nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì người có thẩm quyền thu hồi đất giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý để giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp với cơ quan có thẩm quyền biết, Nếu thuộc các trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải trả lời văn bản và nêu rõ lý do.
Theo quy định của pháp luật thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu thông thường không quá ba mươi ngày, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất giải quyết khiếu nại, Còn đối với những vụ việc phức tạp thì thời gian giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn thời hạn thông thường nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền giải quyết thụ lý.
Khi nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp biết, trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do. Đối với những khu vực vùng sâu vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý, Tuy nhiên đối với những vụ việc phúc tạp thì có thể gia hạn kéo dài hơn về thời hạn giải quyết khiếu nại nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án theo quy định của pháp luật.
Khiếu nại quyết định thu hồi đất trái pháp luật lần hai:
Thông thường thì thủ tục khiếu nại lần hai được áp dụng trong trường hợp: Người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết; Người khiếu nại phải gửi đơn kèm theo quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, các tài liệu có liên quan cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai theo quy định của pháp luật.
Theo quy định của pháp luật thì các cơ quan giải quyết khiếu nại giải quyết trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và không thuộc một trong các trường hợp quy định của pháp luật, người giải quyết khiếu nại lần hai phải thụ lý giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đã chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp biết; trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do. Còn đối với vụ việc khiếu nại phức tạp, nếu thấy cần thiết, người giải quyết khiếu nại lần hai thành lập Hội đồng tư vấn để tham khảo ý kiến giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật
Theo quy định của pháp luật thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền thụ lý đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý. Ở những khu vực vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 70 ngày, kể từ ngày thụ lý.
Mẫu đơn khiếu nại về việc thu hồi đất
Đơn khiếu nại là một trong những hình thức khiếu nại được pháp luật hiện hành cho phép. Theo đó, ta có thể hiểu mẫu đơn khiếu nại về việc bị thu hồi đất là đơn do người bị thu hồi đất soạn thảo để trình bày về ý chí của cá nhân, cơ quan, tổ chức đã bị thu hồi đất để họ bảo vệ quyền và lợi ích của chính mình. Đây là căn cứ phát sinh nghĩa vụ giải quyết khiếu nại của cơ quan có thẩm quyền.
Mời bạn xem và tải về Mẫu đơn khiếu nại về việc thu hồi đất tại đây:
Hướng dẫn viết mẫu đơn khiếu nại về việc bị thu hồi đất
Bước 1: Ghi địa điểm và thời gian làm đơn khiếu nại
Phần này được ghi ở góc phải nằm ở phía trên cùng của đơn khiếu nại.
Bước 2: Phần kính gửi
Đây là phần ghi tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại quyết định thu hồi đất. Thẩm quyền ở đây được xác định là Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện/cấp tỉnh – người ban hành quyết định thu hồi đất (khiếu nại lần đầu) hoặc thủ trưởng cơ quan cấp trên (khiếu nại lần hai).
Bước 3: Thông tin người khiếu nại, người bị khiếu nại
– Người làm đơn phải ghi rõ họ tên, năm sinh, thông tin về chứng minh nhân dân/căn cước công dân, địa chỉ cư trú, số điện thoại,… để cơ quan có thẩm quyền giải quyết thuận tiện trong việc tiến hành tống đạt văn bản và triệu tập khi cần thiết.
– Về thông tin của người bị khiếu nại thì ghi đầy đủ và chính xác người ban hành quyết định thu hồi đất, cụ thể là Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện/tỉnh và địa chỉ làm việc của họ.
Bước 4: Đối tượng khiếu nại: là quyết định thu hồi đất số bao nhiêu, ban hành ngày bao nhiêu của chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện/cấp tỉnh.
Bước 5: Nội dung khiếu nại
– Tóm tắt nguồn gốc sử dụng đất, quá trình tạo lập và hiện trạng sử dụng đất
– Quyết định thu hồi đất được ban hành do ai ban hành? Ban hành khi nào? Phân tích và chỉ ra những điểm sai phạm trong quyết định xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người có đất bị thu hồi (diện tích đất, loại đất, vị trí đất, giá đất,… không phù hợp)
– Căn cứ chứng minh những sai phạm của cơ quan ban hành quyết định
– Hậu quả của quyết định thu hồi đất đối với người có đất bị thu hồi
Bước 6: Yêu cầu giải quyết khiếu nại
– Hủy bỏ quyết định thu hồi đất
– Bồi thường thiệt hại cho người có đất bị thu hồi theo quy định của pháp luật.
Bước 7: Ký tên hoặc điểm chỉ kèm theo tài liệu, chứng cứ liên quan.
Mời bạn xem thêm
- Khám bệnh trái tuyến có được hưởng bảo hiểm y tế không?
- Bảo hiểm y tế trái tuyến được hưởng bao nhiêu?
- Điều khoản phạt vi phạm hợp đồng quy định thế nào?
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật đất đai Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn khiếu nại về việc thu hồi đất” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tra cứu thông tin quy hoạch. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Thời hiệu khiếu nại lần đầu là 15 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định kỷ luật.
Thời hiệu khiếu nại lần hai là 10 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu;
Đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc thì thời hiệu khiếu nại lần hai là 30 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.
Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.
– Việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp.
– Trường hợp khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì trong đơn khiếu nại phải ghi rõ:
+ Ngày, tháng, năm khiếu nại;
+ Tên, địa chỉ của người khiếu nại;
+ Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại;
+ Nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại.
Lưu ý: Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ.
– Trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung vừa nêu trên.