Kháng cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân khi cho rằng bản án, quyết định của tòa án không đúng quy định pháp luật. Vậy khi có yêu cầu kháng cáo người có quyền yêu cầu sẽ phải soạn thảo đơn kháng cáo. Đơn kháng cáo được viết như thế nào? Thẩm quyền tiếp nhận đơn thuộc về cơ quan nào? Mời bạn xem trước và tải xuống mẫu đơn kháng cáo tòa án cấp cao tại bài viết dưới đây của Luật sư X. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.
Căn cứ pháp lý
Bọ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Đơn kháng cáo được hiểu là như thế nào?
Đơn kháng cáo là văn bản, trong đó, người có quyền kháng cáo thể hiện sự không đồng tình của mình về các quyết định của Tòa án trong bản án hoặc quyết định sơ thẩm và đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xem xét lại bản án hoặc quyết định đó.
Quy định pháp luật về đơn kháng cáo:
– Đơn kháng cáo còn là một cách thức để các đương sự thực hiện quyền tố tụng quan trọng của mình – quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm.
– Trong tố tụng hình sự, những người có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm là bị cáo, người bào chữa; người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án và người đại diện hợp pháp của những người đó.
– Trong tố tụng dân sự, người có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm là đương sự, người đại diện của đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện.
Các chủ thể thực hiện quyền kháng cáo thông qua Đơn kháng cáo gồm các nội dung cơ bản dưới đây:
- Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo;
- Thông tin của người kháng cáo: Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có);
- Kháng cáo toàn bộ hoặc một phần của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật;
- Lý do của việc kháng cáo và yêu cầu của người kháng cáo;
- Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.
– Đơn kháng cáo phải được gửi đến cơ quan có thẩm quyền trong hạn luật định. Theo quy định của pháp luật hiện hành, đơn kháng cáo bản án sơ thẩm phải được gửi đến Tòa án đã xử sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm trong hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án hoặc kể từ ngày bản sao bản án được giao hoặc được niêm yết (đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa)
Ai có quyền kháng cáo bản án, quyết định hình sự?
Theo Điều 331 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, người có quyền kháng cáo là:
– Bị cáo, bị hại, người đại diện của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm.
– Người bào chữa có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích của người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà mình bào chữa.
– Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại.
– Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.
– Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người dưới 18 tuổi hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ.
– Người được Tòa án tuyên không có tội có quyền kháng cáo về các căn cứ mà bản án sơ thẩm đã xác định là họ không có tội.
Mẫu đơn kháng cáo tòa án cấp cao.
Đơn kháng cáo vụ án dân sự.
Hướng dẫn chi tiết điền Đơn kháng cáo vụ án dân sự.
(1) Ghi tên Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án. Nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân huyện nào, thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào
Ví dụ: Toà án nhân dân huyện X, tỉnh H;
Nếu là Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào
Ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố Vinh
Cần ghi địa chỉ cụ thể của Tòa án (nếu đơn kháng cáo được gửi qua bưu điện).
(2) Nếu người kháng cáo là cá nhân thì ghi họ tên của cá nhân đó; nếu người kháng cáo ủy quyền cho người khác thì ghi họ, tên của người đại diện theo ủy quyền của người kháng cáo, của người kháng cáo ủy quyền kháng cáo
Nếu người kháng cáo là cơ quan, tổ chức thì ghi tên của cơ quan, tổ chức đó (ghi như đơn kháng cáo) và ghi họ tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó
Nếu người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức ủy quyền cho người khác kháng cáo thì ghi họ tên của người đại diện theo ủy quyền, của đương sự là cơ quan, tổ chức ủy quyền
Ví dụ: Người kháng cáo: Tổng công ty N do ông Nguyễn Văn A, Tổng giám đốc làm đại diện.
(3) Nếu người kháng cáo là cá nhân thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú
Ví dụ: Địa chỉ: trú tại thôn B, xã C, huyện H, tỉnh T
Nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó
Ví dụ: Địa chỉ: có trụ sở tại số 30 phố TT, quận Đ, thành phố H
(4) Ghi tư cách tham giá tố tụng của người kháng cáo
Ví dụ: Là nguyên đơn (bị đơn) trong vụ án về tranh chấp hợp đồng vay tài sản;
Là người đại diện theo uỷ quyền của nguyên đơn Trần Văn T trú tại nhà số 34 phố B, quận H, thành phố Y theo uỷ quyền ngày…tháng…năm…;
Là người đại diện theo uỷ quyền của Công ty XNK A do ông Nguyễn Văn A – Tổng Giám đốc đại diện theo giấy uỷ quyền ngày…tháng…năm….
(5) Ghi cụ thể kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm hoặc phần nào của bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật đó
Ví dụ: kháng cáo toàn bộ bản án dân sự sơ thẩm số ……… ngày ………….. của Tòa án nhân dân tỉnh H
(6) Ghi lý do cụ thể của việc kháng cáo.
(7) Nêu cụ thể từng vấn đề mà người kháng cáo yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết.
(8) Trường hợp có các tài liệu, chứng cứ bổ sung thì phải ghi đầy đủ tên các tài liệu, chứng cứ bổ sung kèm theo đơn kháng cáo để chứng minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp
Ví dụ: các tài liệu kèm theo đơn gồm có:
– Bản sao Giấy xác nhận nợ
– Bản sao Giấy đòi nợ…
(9) Nếu người kháng cáo là cá nhân thì phải ký tên hoặc điểm chỉ và ghi rõ họ tên của người kháng cáo đó
Nếu là cơ quan, tổ chức kháng cáo thì người đại điện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức kháng cáo ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó, trường hợp doanh nghiệp kháng cáo thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp.
Đơn kháng cáo vụ án hình sự.
Thời hạn kháng cáo bản án, quyết định hình sự là bao lâu?
Căn cứ theo Điều 333 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, thời hạn kháng cáo được quy định như sau:
– Đối với bản án sơ thẩm: 15 ngày kể từ ngày tuyên án.
Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc ngày bản án được niêm yết theo quy định của pháp luật.
– Đối với quyết định sơ thẩm là 07 ngày kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định.
* Ngày kháng cáo được xác định như sau:
– Đơn kháng cáo gửi qua dịch vụ bưu chính thì ngày kháng cáo là ngày theo dấu bưu chính nơi gửi;
– Đơn kháng cáo gửi qua Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ thì ngày kháng cáo là ngày Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ nhận được đơn. Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ phải ghi rõ ngày nhận đơn và ký xác nhận vào đơn;
– Nộp đơn kháng cáo trực tiếp tại Tòa án thì ngày kháng cáo là ngày Tòa án nhận đơn.
– Người kháng cáo trình bày trực tiếp với Tòa án thì ngày kháng cáo là ngày Tòa án lập biên bản về việc kháng cáo.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Quy định lao động làm bao nhiêu ngày trong tháng thì được tính phép?
- Làm kế toán bao lâu thì được làm kiểm toán nội bộ?
- Giá, phí công chứng các văn phòng công chứng có bằng nhau không?
- Có được đặt tên văn phòng luật sư bằng tiếng anh không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Mẫu đơn kháng cáo tòa án cấp cao mới năm 2022”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở Việt Nam, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
-Bản án hoặc quyết định sơ thẩm
– Phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại.
– Phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.
– Phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ.
– Về các căn cứ mà bản án sơ thẩm đã xác định là họ không có tội.
-Thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc ngày bản án được niêm yết theo quy định của pháp luật.
– Thời hạn kháng cáo đối với quyết định sơ thẩm là 07 ngày kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định.
– Trường hợp quá hạn thì phải do Hội đồng 3 thẩm phán xem xét
Bản án, quyết định và những phần của bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.